KOC là gì? Mách bạn tips lựa chọn KOC cho doanh nghiệp

KOC là gì? Mách bạn tips lựa chọn KOC cho doanh nghiệp

KOC là gì? Vì sao doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng KOC trong chiến dịch quảng cáo và chiến lược marketing? Tổng hợp tips lựa chọn KOC dành cho doanh nghiệp. 

1. KOC là gì?

Trong lĩnh vực marketing, KOC là viết tắt của “Key Opinion Consumers”.

Đây là những người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của những người khác. 

KOC thường là những người tiêu dùng trung thành. Họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của thương hiệu trong thời gian dài. Và có những trải nghiệm tích cực về sản phẩm dịch vụ đó.

Họ tạo sự ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của những người tiêu dùng khác thông qua: chia sẻ trải nghiệm với sản phẩm dịch vụ đó trên các kênh: truyền thông xã hội, diễn đàn trực tuyến, nhóm chat, cuộc trò chuyện với bạn bè, người thân.

Vì vậy, trong chiến lược marketing, việc tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với KOC là yếu tố rất quan trọng để: xây dựng uy tín và độ tin cậy cho thương hiệu.

koc là gì

2. Ưu điểm của KOC là gì trong quy trình Marketing?

Tăng độ tin cậy và uy tín của sản phẩm – KOC là gì

KOC sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Họ có trải nghiệm tích cực và tin tưởng vào sản phẩm. Vì vậy, khi chia sẻ đánh giá tích cực về sản phẩm, có thể tăng độ tin cậy và uy tín thương hiệu với khách hàng tiềm năng khác.

Tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng

KOC có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm thông qua chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá. Vì vậy, khi xây dựng mối quan hệ với KOC, thương hiệu có thể tận dụng những lợi ích này để tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tiềm năng.

Tiết kiệm chi phí marketing – KOC là gì

KOC thường không đòi hỏi chi phí marketing cao như các chiến dịch quảng cáo truyền thống. Việc tạo ra mối quan hệ và đối tác với KOC có thể giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí quảng cáo và marketing, đồng thời vẫn duy trì tốt hiệu quả marketing.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Việc xây dựng mối quan hệ với KOC không chỉ giúp thương hiệu tăng hiệu quả marketing ngắn hạn, mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vì sao? Vì KOC thường là những khách hàng trung thành, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trong thời gian dài. 

Đồng thời, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng sẽ giúp thương hiệu phát triển và cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình theo ý kiến đóng góp từ KOC.

3. Điểm khác biệt giữa KOL và KOC là gì?

koc là gì

KOC và KOL là hai thuật ngữ khác nhau trong lĩnh vực marketing. Dưới đây là một số điểm khác biệt giúp doanh nghiệp phân biệt 2 khái niệm trên:

Ý nghĩa

KOC là viết tắt của Key Opinion Consumers, trong khi KOL là viết tắt của Key Opinion Leaders. 

KOC tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người khác. 

KOL là người có tầm ảnh hưởng, địa vị, chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm dịch vụ của thương hiệu. Họ cũng có khả năng tác động đến quyết định mua sắm nhưng với độ phủ lớn hơn.

Số lượng

Số lượng KOC thường nhiều hơn KOL. Do KOL cần thời gian và nguồn lực lẫn năng lực để xây dựng hình ảnh và giá trị truyền thông.

Có thể bạn quan tâm: Việt Nam KOL & Sự phát triển vượt bậc ngày nay

Sức ảnh hưởng – KOC là gì

KOC có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người khác thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá tích cực về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội, diễn đàn trực tuyến hay trong cuộc trò chuyện với bạn bè, người thân.

Còn KOL có khả năng tác động đến quyết định mua sắm của người khác thông qua việc truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, giúp thương hiệu được nhiều người biết đến và tăng doanh số.

Hình thức hợp tác

Khi thương hiệu muốn hợp tác với KOL, thường sẽ có sự trao đổi, đàm phán giữa hai bên và kí hợp đồng với điều khoản thỏa thuận rõ ràng. 

Mặt khác, khi xây dựng mối quan hệ với KOC, thương hiệu có thể thông qua platform để: tìm kiếm, liên hệ, chia sẻ thông tin, tạo động lực cho KOC đóng góp với cộng đồng.

4. Tips lựa chọn KOC phù hợp cho doanh nghiệp

Việc lựa chọn KOC phù hợp là yếu tố quan trọng giúp: triển khai chiến lược marketing thuận lợi. CleverAds đã tổng hợp một số tips giúp lựa chọn KOC phù hợp nhất cho doanh nghiệp như sau:

Xác định đối tượng khách hàng của doanh nghiệp – KOC là gì

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng khách hàng muốn tiếp cận. Sau đó, DN tìm kiếm và lựa chọn KOC có cùng đối tượng khách hàng.

Chọn KOC đồng cảm với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

KOC đồng cảm với sản phẩm dịch vụ của DN. Chắc chắn sẽ đưa ra những đánh giá chân thành. Vì thế, hãy xây dựng mối quan hệ với KOC.

Liên hệ và giao tiếp trực tiếp với KOC

Sau khi xác định KOC tiềm năng, bạn cần liên hệ và trao đổi để hiểu rõ hơn về họ. DN có thể: cùng chia sẻ thông tin, tạo niềm tin và động lực cho họ. Để họ: đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, để tận dụng tiềm năng của KOC, bạn nên: xây dựng mối quan hệ lâu dài và thúc đẩy họ đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, KOC có thể giúp doanh nghiệp cải thiện và phát triển hơn.

Kết luận – KOC là gì

Qua bài viết trên, CleverAds mong rằng đã giúp bạn hiểu thêm về KOC – Key Opinion Customers và cách tối ưu hóa chiến lược KOC. 

Nếu doanh nghiệp cần các dịch vụ về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds