5 bước quản lý chi phí marketing hiệu quả

Hầu hết các nhà quản trị marketing đều không có hoặc rất ít kinh nghiệm về tài chính. Trong khi đó, lợi ích của việc cân đối ngân sách tốt là không thể phủ nhận đối với sự thành công của các doanh nghiệp. Tăng trưởng và xây dựng thương hiệu vững mạnh là mục tiêu mà tất cả các nhà quản trị đều hướng đến. Vậy làm thế nào để có thể quản lý được chi phí marketing một cách hiệu quả? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Chi phí marketing là gì?
Chi phí marketing thường bao gồm các chi phí cho quảng cáo, khuyến mại và quan hệ công chúng. Dựa trên quy mô doanh nghiệp mà chi phí marketing của mỗi chủ thể là khác nhau, điều này phụ thuộc rất nhiều vào doanh số hàng năm của công ty và mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà ngân sách marketing có thể dao động từ 1% doanh thu đến hơn 30%. Các công ty mới gia nhập thị trường có thể chi tới 50% doanh thu cho các chương trình marketing giới thiệu trong năm đầu tiên. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thì cố gắng nỗ lực cân đối ngân sách để có thể phù hợp với chi tiêu của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể phải tốn rất nhiều ngân sách cho chi phí quảng cáo cộng với chi phí quảng cáo kỹ thuật số ngày càng tăng. Các công ty thường không ngần ngại chi một khoản tiền lớn cho hoạt động marketing của Facebook và Google.
Đọc thêm: Hành trình khách hàng là gì? Cách vẽ bản đồ hành trình khách hàng tối ưu
2. Các yếu tố cơ bản trong chi phí marketing
Chiến lược marketing mix đang không ngừng phát triển khi các công cụ digital marketing và growth hacking đang dần trở thành tiêu chuẩn trong thế giới hiện đại ngày nay. Bởi vậy, chi phí marketing bao gồm rất nhiều các yếu tố, có thể kể đến các chi phí tiêu biểu như:
- Xây dựng thương hiệu: tạo dựng visual identity, thiết kế logo và giọng điệu cho thương hiệu
- Chi phí thiết lập và bảo trì trang web
- Chiến dịch PR & quản trị khủng hoảng
- Các công cụ marketing automation
- Chi phí đi lại
- Webinar và các hội nghị video
- Chi phí thiết kế và phát triển
- Quảng cáo kỹ thuật số (quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo tìm kiếm)
- Sản xuất video
- Quà tặng công ty và hàng mẫu
- Danh thiếp
- Marketing qua sản phẩm in ấn
- Quản lý chữ ký email
- Ngân sách cho agency và dịch vụ tư vấn
- Tham dự các triển lãm và sự kiện thương mại
- Quảng cáo và tổ chức các sự kiện của công ty
- Dịch vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Thách thức lớn nhất đối với các nhà quản trị marketing là phải luôn cập nhật tất cả các khoản chi phí khác nhau này. Việc bỏ lỡ một số các ngân sách nào đó là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Nhà quản trị có thể quên mất sự tồn tại một gói đăng ký đang được gia hạn hoặc sử dụng quá ngân sách cho một chiến dịch lớn của công ty.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sai sót này được chấp nhận. Một doanh nghiệp đang hoạt động tốt sẽ không thể mắc những lỗi cơ bản như vậy.
Đọc thêm: Các chiến lược Marketing điển hình cho người mới bắt đầu
3. Cách quản lý chi phí marketing hiệu quả
Nhà quản trị cần biết chính xác chi phí marketing của doanh nghiệp đang có bao nhiêu và sẽ được sử dụng bao nhiêu. Quan trọng hơn, những chi phí này cần được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Sau đây là một số những cách nhà quản trị có thể áp dụng để quản lý chi phí marketing hiệu quả.
Đặt mục tiêu marketing rõ ràng
Lập kế hoạch luôn là bước khởi đầu quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược nào. Và để có thể lập kế hoạch tốt, nhà quản trị cần xác định rõ mục tiêu và các chỉ tiêu đo lường tương ứng.
Một trong những phương pháp phổ biến và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp mô hình SMART. Mô hình này cung cấp cho chúng ta 5 yếu tố để có thể đặt ra được 1 mục tiêu đo lường hiệu quả, bao gồm:
- Specific: cụ thể
- Measurable: có thể đo lường
- Actionable: tính khả thi
- Relevant: sự liên quan
- Time Bound: thời hạn đạt được mục tiêu
Đặt mục tiêu là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và kế hoạch marketing sẽ bị ảnh hưởng nếu không có mục tiêu rõ ràng.
Khi doanh nghiệp đã xác định chính xác những gì họ muốn đạt được, các nhà quản trị marketing sẽ có ý tưởng tốt hơn về việc làm thế nào để có thể phân bổ tốt chi phí marketing về các nguồn hợp lý. Một hoạt động hoặc công cụ cụ thể có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu như đã đề ra thì hoạt động ấy nên được phân bổ chi phí phù hợp. Ngược lại, doanh nghiệp không nên tốn quá nhiều chi phí cho các công cụ không mang lại hiệu quả cao.
Lựa chọn chiến lược marketing phù hợp
Chiến lược marketing cung cấp lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện các dự án đã được lên kế hoạch cụ thể. Những chiến lược này sẽ được đo lường dựa trên một mục tiêu được xác định rõ ràng.
Quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng đối tượng mục tiêu phù hợp với nội dung dự định cung cấp mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về tác động của các dự án marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Để có thể lập kế hoạch dự tính phân bổ ngân sách cho năm sắp tới, doanh nghiệp cần xác định chính xác mức độ tin cậy của mỗi công cụ là bao nhiêu.
Đọc thêm: Chiến lược Marketing Mix và cách áp dụng trong doanh nghiệp
Tham khảo các bản chi phí marketing mẫu hiệu quả
Để có thể luôn kiểm soát được các chi phí đang được triển khai, doanh nghiệp cần quy chúng về một mối và kiểm soát chúng trong một chương trình cụ thể. Một trong số những cách đơn giản nhất đó là sử dụng mẫu ngân sách marketing mà tại đây, doanh nghiệp có thể cập nhật và tham khảo thường xuyên để đảm bảo các chỉ tiêu chi phí đang đi đúng hướng.
Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiêu đề xuất của mình vào đầu quý hoặc đầu năm và sắp xếp từng khoản chi tiêu có thể có phù hợp với các mục tiêu đã được đặt ra. Và điều quan trọng là các nhà quản trị có thể cập nhật tình hình ngay trong thời gian thực mỗi khi có sự biến đổi nhất định.
Đối với hầu hết công ty, các chi phí quan trọng sẽ bao gồm:
- Phần mềm marketing (bao gồm các công cụ tự động hóa và CRM)
- Thiết kế và phát triển các tài sản vật lý và kỹ thuật số
- Tham gia các sự kiện
- Quảng cáo kỹ thuật số cho các công cụ tìm kiếm và truyền thông xã hội
- Các chiến dịch one-off nhằm tạo khách hàng tiềm năng hoặc xây dựng nhận thức thương hiệu
Đặt ra ngân sách của bạn
Khi đã có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, đây là thời điểm thích hợp nhất để các nhà quản trị marketing đưa ra đề xuất về chi tiêu ngân sách phù hợp.
Với tư cách là giám đốc marketing, nhà quản trị có thể không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về ngân sách của công ty. Họ được cấp một khoản tiền ứng với mỗi chiến lược cụ thể và nhiệm vụ quan trọng nhất đó làm thế nào để có thể phân bổ chúng một cách hiệu quả.
Lợi ích lớn nhất của việc xây dựng chi phí marketing rõ ràng ngay từ đầu đó là thể hiện cho ban giám đốc thấy rằng mình là người dẫn đầu mọi thứ. Quan trọng hơn, sau khi các chi phí được xác nhận bởi Giám đốc điều hành hoặc Giám đốc tài chính, số tiền đó sẽ thực sự thuộc về chi phí marketing và sẽ được toàn quyền quyết định bởi nhà quản trị.
Tuy nhiên, một số founder và giám đốc điều hành quản lý chi tiêu chặt chẽ hơn so với những nhà quản trị khác. Họ mong đợi những lợi ích cụ thể và rõ ràng cho mỗi chi phí được đưa ra và luôn yêu cầu mức chi tiêu nhỏ nhất có thể. Trong trường hợp này, nhà quản trị marketing cần giải thích rõ cho họ hiểu lý do vì sao nên chi tiêu cho khoản này.
Luôn cập nhật các chi phí
Mục đích của việc lập kế hoạch là để nhà quản trị có thể theo dõi và tham chiếu các hạng mục theo từng thời điểm. Vì vậy, mỗi tuần (hoặc có thể mỗi tháng), họ cần quay lại mẫu ngân sách đó và viết ra những gì họ thực sự đã chi tiêu.
Một điều quan trọng cần nhớ đối với các doanh nghiệp đó là: các khoản chi tiêu càng được cập nhật chi tiết thì hiệu quả đem lại càng cao. Nếu nhà quản trị luôn phải liên tục nhắc nhở các thành viên báo cáo chi phí và kiểm tra email để tìm các hóa đơn liên quan, theo thời gian các khoản chi phí này sẽ bị cộng dồn lại.
Đọc thêm: Chạy quảng cáo trên Google với 5 mấu chốt giúp tiết kiệm chi phí
4. Các nguyên tắc quan trọng cần ghi nhớ khi quản lý chi phí marketing
Luôn kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu
Nếu các khoản chi tiêu không được thể hiện rõ ràng và cụ thể, việc kiểm soát chi phí marketing sẽ rất khó khăn. Điều đó có nghĩa là các nhà quản trị marketing cần đảm bảo các khoản chi phí luôn được cập nhật theo thời gian thực đối để có thể dễ dàng đối chiếu và kiểm soát.
Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ
Một chiến lược marketing với chi phí hoàn hảo không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp những cách khác nhau để tìm kiếm khách hàng mới mà còn giúp họ giảm thiểu rủi ro. Nhà quản trị khi ấy cần phân bổ ngân sách cho một loạt các nền tảng chiến dịch khác nhau và xem xét kỹ lưỡng lợi nhuận dự kiến của từng nền tảng.
Ngoài các chi phí cụ thể của một số công cụ – như chi phí PPC ước tính – doanh nghiệp cũng sẽ muốn tìm kiếm các chi phí “ẩn” sẽ ảnh hưởng đến ROI của các nền tảng và số tiền cần chi để tối ưu hóa chúng. Tuy nhiên, các chi phí này cần được phân bổ hợp lý với ngân sách cân bằng, phù hợp.
Sẵn sàng thay đổi
Khi doanh nghiệp đã tìm thấy một chiến lược phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình, họ có thể sẽ rất ngại khi phải thay đổi. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các agency hoặc freelancer.
Mục tiêu của các doanh nghiệp đó là phải có các quy trình rõ ràng để nhà quản trị có thể linh hoạt bất cứ lúc nào khi cần. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể làm việc với các đối tác mới và các nền tảng hiện đại mà không cần phải thiết kế lại kế hoạch và chi phí mỗi khi áp dụng chiến lược mới.
LỜI KẾT
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc tích cực quản lý chi phí marketing. Như đã nêu trong bài viết, cách tốt nhất để quản lý tốt các khoản chi phí marketing đó là sử dụng nền tảng quản lý chi tiêu. Điều này mang lại cho mọi phòng ban – không chỉ marketing – toàn quyền kiểm soát chi tiêu của họ và khả năng đưa ra quyết định thông minh hơn.
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
One thought on “5 bước quản lý chi phí marketing hiệu quả”
Comments are closed.