Bounce rate là gì? Khái niệm và cách tính chỉ số

Bounce rate là gì? Khái niệm và cách tính chỉ số

Nhiều doanh nghiệp có thể đang thắc mắc Bounce rate là gì và mang vai trò gì. Đây là một chỉ số để đánh giá trải nghiệm người dùng trên website một cách khách quan. 

Việc đánh giá trải nghiệm người dùng sẽ cho doanh nghiệp biết website đang hoạt động tốt hay không tốt và khi nào cần cải thiện để đạt vị trí cao trên bảng xếp hạng.

Bounce rate sẽ cho thấy cả chất lượng và uy tín của trang web. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu về chỉ số Bounce rate và cách tính cũng như cách tối ưu hoá chỉ số này.

1. Bounce rate là gì?

Bounce rate là gì

1.1. Bounce rate là gì?

Bounce rate là thuật ngữ dùng để phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của website. Nó đại diện cho tỷ lệ lượt truy cập vào một trang duy nhất khi người dùng click vào trang web rồi thoát ra mà không xem thêm trang nào khác. Khi đó, người dùng sẽ thoát khỏi trang qua những hành động sau:

  • Nhấn vào nút quay lại (Phổ biến nhất).
  • Đóng trình duyệt.
  • Nhập URL của trang khác lên thanh địa chỉ.
  • Không thực hiện bất cứ hành động nào trong 30 phút.
  • Nhấp vào một đường liên kết dẫn ra ngoài.

Tỷ lệ này được xem như là một chiếc thước đo hiệu quả của website. Doanh nghiệp có thể dựa vào đây để lên chiến lược khuyến khích người dùng xem nhiều trang trong website.

1.2. Bounce rate Google Analytics là gì

Theo Google Analytics thì có 2 khái niệm quan trọng cần nắm được để hiểu chính xác về Bounce rate. Đó chính là Visit (Lượt truy cập) và Session (Phiên truy cập). Visit đơn giản là lượt truy cập còn Session là một nhóm các tương tác từ người dùng với website.

Những tương tác này sẽ được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Một người dùng có thể thực hiện một hoặc nhiều Session như page view, screen view, giao dịch,…

Đọc thêm: Google Analytics & Các chỉ số quan trọng

2. Cách tính Bounce rate

Bounce rate là gì

2.1. Công thức tính tỷ lệ Bounce rate từ Google Analytics

Bounce là số lượng truy cập trang duy nhất một lần và mỗi truy cập chỉ có duy nhất một GIF request được gửi về cho Google Analytics.

Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trong trang.

Chỉ số Bounce rate quá cao nghĩa là trang web đó đã không còn phù hợp với người dùng nữa. Doanh nghiệp cần cải thiện nhanh chóng vì điều này ảnh hưởng đến lượng khách hàng tiềm năng.

Mức đánh giá Bounce rate:

  • 26-40%: Tỷ lệ thoát “rất tốt”
  • 41-55%: Tỷ lệ thoát “tốt” (mức trung bình)
  • 56-70% Tỷ lệ thoát “khá tốt”
  • Trên 70%: Khá tệ, cần chú ý tìm cách làm giảm con số này xuống

Tuy nhiên, những con số trên chỉ mang tính tham khảo vì không phải trường hợp nào cũng đúng.

Ví dụ như một trang web thông tin giải đáp một câu hỏi cụ thể và nguồn truy cập chính là từ tìm kiếm miễn phí thì Bounce rate có thể lên đến 90%. Điều này không có nghĩa là trang web này kém mà chỉ là người đọc đã tìm thấy chính xác những gì họ cần và không còn nhu cầu xem các trang khác.

2.2. Những trường hợp không tính là Bounce rate

Khi có nhiều hơn 1 GIF request được tạo ra trong cùng 1 Session thì đó sẽ không được coi là một lần thoát trang dù không truy cập thêm bất cứ trang nào trên website. Việc này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của những số liệu và gây khó khăn. Vậy những trường hợp không được tính Bounce rate là gì?

Event tracking

Lấy ví dụ khi người dùng vào một trang trong website, ấn nút chạy video (được theo dõi qua mã theo dõi sự kiện tính số lần nhấn vào nút chạy video) rồi thoát ra mà không vào thêm một trang nào thì Google vẫn sẽ không coi đây là Bounce rate. Nguyên nhân là vì đã có 2 GIF request được đề xuất trong một Session.

Social Interactions Tracking

Trường hợp người dùng truy cập website của doanh nghiệp và khởi động một sự kiện xã hội nào đó được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội rồi rời khỏi website ngay sau đó sẽ không được tính là Bounce rate. 

Tương tự khi người dùng đọc và chia sẻ bài trên website qua nút share mà không đi tới trang nào khác. Những lượt truy cập này sẽ không được Google coi như một lần thoát trang vì cũng có 2 GIF request được đề xuất cho một Session.

Event tracking tự động

Đây là trường hợp sự kiện được theo dõi sẽ tự động thực hiện trong những lượt truy cập. Ví dụ khi truy cập trang web thì video trên đó tự động chạy và nút chạy video được gắn mã theo dõi. Mỗi khi trang được tải lại thì lượt truy cập đó sẽ không được tính vào Bounce rate vì có nhiều hơn 1 GIF request.

Trùng nhiều Google Analytics Tracking Code trên website

Nếu trang web có nhiều GATC y hệt nhau (1 mã ở header 1 mã ở footer) thì chỉ cần người dùng kéo xuống mà không cần ấn vào trang khác hoặc tương tác cũng sẽ được tính thành 2 GIF request. Vậy nên lượt truy cập này sẽ không thể tính vào Bounce rate. Hãy đảm bảo trang web của doanh nghiệp không mắc phải lỗi này và chỉ có 1 GATC ở trong trang.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Bounce rate là gì?

Bounce rate là gì

3.1. Loại hình website

Có rất nhiều loại hình website và tỷ lệ Bounce rate của mỗi loại đều sẽ có sự khác biệt. Sau đây là chỉ số Bounce rate tham khảo từ một số loại website:

  • Website thương mại điện tử và bán lẻ: 20 – 45% 
  • Website B2B: 25 – 55%. 
  • Trang thông tin: 65 – 90% 
  • Landing page: 35 – 60% 
  • Blog, portals: 65 – 90%

Như đã thấy thì blog và landing page có tỷ lệ thoát trang cao nhất. Nguyên nhân do những trang này được thiết kế để cung cấp thông tin khiến người đọc xem rồi thoát ra luôn và không có ý định tương tác.

3.2. Mục đích và hành vi khách hàng

Khi trang web của doanh nghiệp không cung cấp được những thông tin thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng thì họ sẽ thoát ra ngay lập tức. Cũng có trường hợp thông tin đầy đủ nhưng lại không thu hút khiến người dùng chán nản thoát ra và truy cập website khác.

Ngoài ra, nhóm khách hàng mới sẽ dễ bỏ trang hơn những khách hàng quen thuộc. Họ cảm thấy xa lạ và không quen thuộc với thương hiệu nên sẽ thoát ra nhanh chóng.

3.3. Loại hình nội dung

Nội dung trên trang web được chia thành rất nhiều loại hình với tỷ lệ Bounce rate chênh lệch nhau. Những nội dung ngắn gọn và có phần thú vị sẽ có chỉ số Bounce rate thấp hơn những bài viết dài chuyên sâu về vấn đề nào đó vì đôi khi người dùng phải đánh dấu trang và quay lại đọc tiếp sau để có thể nghiền ngẫm và hiểu rõ hơn.

3.4. Chất lượng thiết kế đồ hoạ

Ấn tượng ban đầu của người dùng về trang web là màu sắc và cách sắp xếp bố cục. Nếu trang được thiết kế lộn xộn với quá nhiều quảng cáo sẽ gây khó chịu cho khách hàng. Mọi thứ từ phông chữ, kích thước chữ đến nút kêu gọi hành động đều sẽ được khách hàng đánh giá trong vô thức.

3.5. Loại hình thiết bị 

Tỷ lệ Bounce rate có thể khác nhau giữa các thiết bị như điện thoại di động và máy tính. Chỉ số này có thể phụ thuộc vào sự tương thích của nội dung trên từng thiết bị. 

Nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng vào giao diện của 1 thiết bị (phần lớn là máy tính) mà quên tối ưu cả những thiết bị khác khiến trải nghiệm của người dùng kém và thể hiện sự thiếu linh hoạt.

3.6. Lỗi kỹ thuật

Đôi khi những mã theo dõi bị lỗi có thể khiến tỷ lệ Bounce rate tăng giảm đột ngột. Điều này dẫn đến đánh giá không chuẩn xác về mức độ thể hiện của website.

4. Làm gì để tối ưu hoá Bounce rate?

Bounce rate là gì

4.1. Nguyên nhân khiến Bounce rate tăng cao là gì?

Tốc độ tải trang chậm

Khi ấn vào một trang web mà không thấy tải ngay thì khả năng rất cao khách hàng sẽ thoát ra và chọn một liên kết khác. Theo thống kê, khoảng 50% người dùng sẽ rời đi nếu trang web tải chậm hơn 3 giây. Chỉ 1-2 giây thôi cũng sẽ tạo nên sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ Bounce rate của các website.

Nội dung không chất lượng

Khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm, rất nhiều kết quả sẽ hiện ra và họ ấn chọn ngẫu nhiên một đường link. 

Nếu may mắn được chọn nhưng bài viết trên trang web đó lại chỉ mang tính liệt kê chung chung, không giải đáp được gì với những hình ảnh không bắt mắt thì chắc chắn sẽ có rất ít người muốn tiếp tục hành trình trên website đó. Họ sẽ ngay lập tức quay lại những kết quả tìm kiếm và chọn website khác.

Trải nghiệm người dùng kém

Không nên đặt tất cả mọi thứ vào cùng một nơi tạo cảm giác ngột ngạt. Những chi tiết trong trang đôi khi có thể làm rối mắt khiến người dùng không muốn ở lại.

Tiêu đề và mô tả khác xa nội dung

Nhiều website đặt tiêu đề và mô tả rất hấp dẫn nhưng nội dung lại hoàn toàn không liên quan. Điều này có thể thu hút được lượng truy cập lúc đầu nhưng người dùng sẽ bỏ đi ngay lập tức nếu không được thoả mãn nhu cầu tìm kiếm.

Trang web không có liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ có thể dẫn người dùng đi từ bài viết này qua bài viết khác và cải thiện đáng kể chỉ số Bounce rate. Vì thế nên việc không gắn link liên kết nội bộ là một sai lầm lớn và khách hàng có thể phải đi qua những website khác để tiếp tục tìm kiếm thông tin.

Đọc thêm: Tại sao trang web của bạn lại có tỉ lệ Bounce Rate cao?

4.2. Những cách tối ưu hoá Bounce rate là gì?

Cải thiện nội dung

Thay vì tập trung vào số lượng và viết những bài nhạt nhoà, không có chiều sâu thì nên chú ý vào chất lượng và tạo điểm nhấn. Doanh nghiệp cần hiểu được ý muốn của người dùng, chọn lọc nội dung thỏa mãn yêu cầu tìm kiếm của họ rồi sau đó mới điều hướng họ qua những nội dung liên quan bằng đường link liên kết nội bộ.

Cải thiện cách trình bày

Một bài viết cần được kèm theo ít nhất 1-2 ảnh minh hoạ và phân thành nhiều đoạn cho người dùng dễ đọc và dễ tạo thiện cảm. Bố cục trang web nên được trình bày hợp lý với nhiều yếu tố hình ảnh và video. 

Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh có thể làm giảm tốc độ tải trang. Vậy nên những hình ảnh được sử dụng cần ở trong khoảng 500-700 pixels và dưới 100KB.

Cải thiện tốc độ tải trang

Google luôn ưu tiên những gì đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và tốc độ tải trang cũng là một thuật toán để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm. Do đó, việc theo dõi và cải thiện tốc độ tải trang thường xuyên sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đến SEO và tỷ lệ Bounce rate.

Đọc thêm: Google analytics – Cách sử dụng Google Analytics để tăng rank cho website

5. Lời kết

Bài viết trên từ CleverAds hy vọng mang lại những thông tin hữu ích để doanh nghiệp có thể hiểu rõ Bounce rate là gì và cách cải thiện chỉ số này để phát triển website. Việc này sẽ góp phần mở rộng doanh nghiệp và tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Chúc doanh nghiệp thành công!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds