Khách hàng mục tiêu & Các cách xác định hiệu quả nhất

Khách hàng mục tiêu & Các cách xác định hiệu quả nhất

Bạn đang tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình? Bạn muốn biết cách xác định và tìm kiếm những khách hàng có tiềm năng để tăng doanh số và lợi nhuận? 

Qua bài viết dưới đây, CleverAds sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về khách hàng mục tiêu và các cách xác định hiệu quả nhất.

1. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm người mà doanh nghiệp muốn hướng đến để tiếp cận và bán hàng. Đây là những người mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết những vấn đề hoặc nhu cầu của họ.

Ví dụ về khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính có thể chọn các khách hàng mục tiêu như: những người đang tìm kiếm cách quản lý và đầu tư tài sản của mình, những người muốn giảm thiểu rủi ro đầu tư hoặc những người có nhu cầu vay vốn.

2. Tại sao doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu?

Xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò đầu tàu, vô cùng quan trọng với doanh nghiệp vì nó giúp định hướng và tập trung nỗ lực bán hàng vào những khách hàng có tiềm năng cao. 

Tăng tỉ lệ chuyển đổi

Khi doanh nghiệp hiểu rõ về đặc điểm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu, họ có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Từ đó, khách hàng nhận thấy sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế cũng sẽ tăng.

Giảm thiểu chi phí tiếp cận khách hàng không đúng mục tiêu

Doanh nghiệp cần biết rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, nhằm tập trung tiếp cận và quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho những khách hàng có khả năng mua hàng cao hơn. 

Điều này sẽ giảm thiểu chi phí tiếp cận những khách hàng không phù hợp, nhằm tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo tính hiệu quả của chiến dịch marketing.

Hạn chế spam vào những đối tượng không phải khách hàng mục tiêu, gây ảnh hưởng xấu lên danh tiếng doanh nghiệp.

Danh tiếng thương hiệu là khía cạnh luôn được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. 

Nếu doanh nghiệp tiếp cận những đối tượng không phải khách hàng mục tiêu của mình, họ có thể gửi những thông tin không phù hợp hoặc gây phiền toái cho những người không quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của doanh nghiệp và làm giảm khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng thực sự.

Một ví dụ điển hình từ sự thành công của Louis Vuitton trong việc xác định khách hàng mục tiêu.

khách hàng mục tiêu

Louis Vuitton xây dựng thương hiệu và tập trung kinh doanh tại thị trường Châu Á, nhắm vào các đối tượng khách hàng với thu nhập cao ở độ tuổi trung bình 20 – 50 tuổi. 

Họ thường là những người tiêu dùng với nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm, hình dáng sang trọng. Đồng thời, họ thường có mong muốn thể hiện giá trị bản thân, nâng cao địa vị trong cuộc sống. 

Nắm bắt được tâm lý khách hàng cũng như nhu cầu cần thiết của họ, Louis Vuitton đã rất thành công xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và mang đến cho họ trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. 

Đọc thêm: Quản trị thương hiệu và tất tần tật những gì bạn cần biết (cleverads.vn)

3. Top 5 cách xác định khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu thị trường

Điều tra thị trường là chiến thuật không thể thiếu nếu doanh nghiệp đang cần xác định khách hàng mục tiêu. 

Cách thức này được sử dụng nhằm tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu, sở thích và đặc tính của tệp khách hàng mục tiêu.

Đọc thêm: Nghiên cứu thị trường – Tổng quan & hướng dẫn cho Marketer (cleverads.vn)

Phân tích đối tượng khách hàng hiện tại

Các đối tượng khách hàng hiện tại cũng là một nguồn thông tin tuyệt vời để doanh nghiệp khai thác, nhằm tìm ra khách hàng mục tiêu.

Hãy xem xét các đặc điểm của khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn để xác định điểm tương đồng giữa họ và khách hàng mục tiêu.

Sử dụng dữ liệu khách hàng

Sử dụng các dữ liệu khách hàng có sẵn của doanh nghiệp để nhận biết và phân tích đặc điểm, hành vi của tệp khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Sử dụng công cụ Google Analytics, giúp cung cấp đa dạng thông tin về đối tượng khách hàng: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích, thời gian biểu hàng ngày trên mạng xã hội…

khách hàng mục tiêu

Tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội

Mạng xã hội lưu lại vô số thông tin, dấu chân điện tử của người dùng. Từ đó, marketer có thể tìm thấy những người thể hiện sự quan tâm, thích thú đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và những đối tượng khách hàng mà họ đang hướng đến cũng là một phương pháp được trọng dụng bởi marketer. 

Sử dụng những hiểu biết về đối thủ cạnh tranh nói chung, cũng như khách hàng mục tiêu của họ nói riêng, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu của riêng mình.

4. Những sai lầm phổ biến khi xác định khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, việc xác định khách hàng mục tiêu cũng có thể gặp phải những sai lầm như sau, ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của chiến dịch marketing và kinh doanh. 

Không nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về đối tượng khách hàng

Sai lầm trên bắt đầu từ sự chủ quan nhỏ bé của marketer, nhưng có thể dẫn đến hiểu nhầm hoặc định hướng sai nghiêm trọng về đối tượng khách hàng.

Không cập nhật thông tin về đối tượng khách hàng

Thị trường luôn thay đổi mỗi ngày.

Để có thể nổi bật trong thị trường cạnh tranh tấp nập, doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về đối tượng khách hàng liên tục để đưa ra chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả nhất. 

Xác định quá nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu cùng lúc

Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp phải tập trung tài nguyên vào quá nhiều đối tượng cùng lúc, mà nhiều khả năng sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Không định hướng rõ ràng cho chiến dịch marketing và kinh doanh

Việc xác định khách hàng mục tiêu là để giúp tập trung tài nguyên và chiến lược marketing vào đúng đối tượng. 

Vì thế, nếu không được định hướng rõ ràng, doanh nghiệp sẽ khó có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và tiếp cận họ đúng cách. 

Không xác định được điểm khác biệt (Unique Selling Point) của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều cần một nét đặc biệt của riêng mình. Với các doanh nghiệp không xác định được cho mình điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, họ cũng sẽ không thể tìm thấy đối tượng khách hàng mục tiêu của riêng mình.

Sai lầm này sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể sống sót trước sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ. 

khách hàng mục tiêu

CleverAds có thể giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm không đáng có trên chỉ với 1 phương pháp: One Stop Digital!

CleverAds sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch cho chiến dịch tiếp thị, đồng thời xác định điểm đặc biệt của doanh nghiệp, xác định khách hàng mục tiêu chính xác và thực hiện chiến dịch marketing vô cùng hiệu quả.

Kết luận

Việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng trong chiến dịch marketing và kinh doanh của một doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, việc xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc không định hướng rõ ràng đến chiến dịch tiếp thị và kinh doanh có thể gây ra tác động tiêu cực. 

Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu và định hướng của mỗi chiến dịch marketing, nhằm tránh khỏi những rủi ro không đáng có, ảnh hưởng nặng nề lên doanh thu và danh tiếng của thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds