PR Agency: Khái niệm, công việc và cách lựa chọn phù hợp

PR Agency: Khái niệm, công việc và cách lựa chọn phù hợp

PR Agency, đối với nhiều người, vẫn còn là một khái niệm mơ hồ. Cùng CleverAds tìm hiểu tất tần tật về khái niệm cũng như công việc của một PR Agency nhé.

1. PR Agency là gì?

PR (viết tắt của Public Relations) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình.

PR Agency là các doanh nghiệp sẽ quảng bá các công ty hoặc cá nhân bằng cách biên tập những câu chuyện xuất hiện trên: các trang web, báo, tạp chí và chương trình truyền hình. Đây là tổ chức chuyên về truyền thông; có sẵn nguồn nhân lực và miễn phí.

2. Chức năng của PR Agency

pr agency
Chức năng chính của PR Agency

Xác định các phương tiện truyền thông để tiếp cận thị trường

PR Agency sẽ phỏng vấn về doanh nghiệp và mục tiêu của khách hàng. Sau đó, họ sẽ tiến hành nghiên cứu các phương tiện truyền thông, bài báo và podcast để tiếp cận khán giả. Khi chọn được phương tiện phù hợp, các PR Agency có thể tối đa hóa khoản đầu tư với các chiến dịch nhắm tới mục tiêu.

Social Media Marketing

Thuê một PR Agency để quản lí hoạt động truyền thông trên Social Media của bạn là một ý tưởng tuyệt vời. Một PR Agency chất lượng sẽ sử dụng chiến lược và chiến thuật nhắm đối tượng mục tiêu để xác định các nền tảng truyền thông xã hội phù hợp cho tiến trình tiếp cận và tương tác với khán giả mục tiêu.

Vì các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau thu hút các đối tượng có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau. Do đó việc có một PR Agency xác định được được các thay đổi có thể cải thiện chỉ số ROI tiếp thị truyền thông xã hội của bạn vô cùng cần thiết.

Tạo ra các quảng cáo mang tính độc nhất

Mục đích để thu hút sự chú ý của các nhóm nhà báo hay các hãng truyền thông cụ thể tiếp cận thị trường mục tiêu của khách hàng. Quảng cáo càng có tính sáng tạo và không bị trùng lặp ý tưởng thì càng nhiều cơ hội để các cơ quan truyền thông quan tâm đến việc quảng bá doanh nghiệp.

PR Agency chịu trách nhiệm phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh

Tất cả các PR Agency đều bắt đầu bằng chức năng phát triển chiến lược. Đây là nơi họ tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bạn với tư cách là một thương hiệu, điều gì khiến bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đối tượng mà bạn nên nhắm mục tiêu là ai và thành công sẽ như thế nào đối với doanh nghiệp của bạn.

Đây là điểm khởi đầu để phát triển một kế hoạch truyền thông nhằm thúc đẩy kết quả.

Hoạt động này sẽ bao gồm: các mục tiêu PR, lịch biên tập quảng cáo các ngày đặc biệt như ngày ra mắt sản phẩm hoặc các dịp theo mùa. Hầu hết các Agency sẽ lên chiến lược kế hoạch chi tiết về cách họ sẽ thực hiện. Khi được phê duyệt kế hoạch chiến lược, PR Agency sẽ đưa nó vào hoạt động.

Content Marketing

Việc lập Content Marketing – chiến lược nội dung giúp doanh nghiệp: thu hút khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm dịch vụ và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Khi các phát ngôn của thương hiệu đem về sự đáng tin cậy với người tiêu dùng, các PR Agency sẽ biến thông điệp thương hiệu của bạn thành nội dung thương hiệu sẽ sử dụng trên các kênh earned media như: website hoặc blog, social media, v.v.

pr agency
Quy trình làm việc của PR Agency

Mạng lưới cộng đồng Influencers (người có sức ảnh hưởng)

Influencer Marketing hiện nay có sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Người tiêu dùng tin tưởng họ hơn là tin tưởng thương hiệu. Việc sử dụng những người có ảnh hưởng làm việc với thương hiệu sẽ hữu ích trong việc xây dựng tính cách thương hiệu và niềm tin với tệp khách hàng mục tiêu.

Tuy nhiên, nếu bạn đang làm việc với một số người có ảnh hưởng, khâu quản lý và quy trình có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. PR Agency sẽ là giải pháp của bạn, họ sẽ đảm nhận quản lý các mối quan hệ với người có ảnh hưởng cho thương hiệu.

3. Lưu ý khi lựa chọn PR Agency cho doanh nghiệp

Để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau để lựa chọn PR Agency phù hợp; tránh những rắc rối không đáng có.

pr agency
Lưu ý khi lựa chọn PR Agency cho Doanh nghiệp

3.1. Sự uy tín

Doanh nghiệp cần lên danh sách, loại bỏ các PR Agency: thiếu chuyên môn, quy trình chuyên nghiệp. Thậm chí có trường hợp nảy sinh ý định lợi dụng doanh nghiệp.

3.2. Sự cạnh tranh

Doanh nghiệp cần đảm bảo PR Agency mà mình lựa chọn có sức cạnh tranh cao trên thị trường hiện nay. Cân nhắc về các khía cạnh như: chiến lược của họ đề ra có hiệu quả, phù hợp và mang lại lợi thế cạnh tranh với tình hình hiện tại? Chiến lược đó mới mẻ và nổi bật hơn đối thủ ở điểm nào?…

3.3. Bắt kịp xu hướng

Trong thời đại bùng nổ công nghệ khi mọi thứ đều có thể xoay chuyển nhanh chóng, các PR Agency cần có những hiểu biết rộng về các xu hướng hiện nay để phù hợp với lĩnh vực mà công ty bạn đề cập và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Bạn hãy yêu cầu PR Agency đó chứng minh khả năng của mình bằng cách để họ chỉ ra những hiểu biết của họ về khách hàng.

3.4. Sự kết nối

Có thể nói rằng, các PR Agency đều có những mạng lưới mối quan hệ rộng rãi phải kể đến như nhà báo, những người có sức ảnh hưởng lớn trong ngành, các nhà lãnh đạo với chức vụ cao,.. Bạn có thể mở rộng kết nối với các doanh nghiệp đó thông qua PR Agency

4. Kết luận

Các doanh nghiệp tìm đến PR Agency thường có mong muốn bảo vệ, nâng cao hoặc xây dựng danh tiếng của mình thông qua các phương tiện truyền thông.

Một Agency hoặc một người làm PR giỏi có thể phân tích tổ chức, tìm ra những thông điệp tích cực và chuyển những thông điệp đó thành những câu chuyện truyền thông tích cực. Khi có những trường hợp xấu xảy ra, PR Agency có thể đưa ra phương án giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds