Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor mà doanh nghiệp nên biết

Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor mà doanh nghiệp nên biết

Vendor là gì? Họ có vai trò gì trong chuỗi cung ứng? Phân loại Vendor như thế nào? CleverAds sẽ giải đáp chi tiết ngay trong bài viết này!

1. Vendor là gì?

“Vendor” là nhà cung cấp. Về bản chất Vendor là cá nhân hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vendor đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nó kết nối sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp tới người dùng cuối cùng.

Nhiệm vụ của Vendor:

  • Nhập hàng từ nhà phân phối cấp 1, cấp 2 hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất với giá sỉ.
  • Sau đó, bán lại cho tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu với giá bán lẻ.

Vendor là gìTrong chuỗi cung ứng, Vendor có thể đồng thời là bên mua và bên bán

Thực tế, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa là một loại Vendor. Họ cung cấp trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng. Ví dụ điển hình là siêu thị BigC và Vinmart.

Nơi bày bán sản phẩm như nước rửa bát, nước giặt được gắn nhãn 2 thương hiệu này. Đây là sản phẩm chính Vendor sản xuất và phân phối. Do đó, họ có quyền quyết định giá sỉ hoặc giá lẻ.

Đọc thêm: Tất tần tật về Tư vấn Truyền thông Marketing tích hợp IMC

2. Sơ đồ quy trình cung ứng – Vendor là gì?

Trong chuỗi cung ứng, cần nắm rõ sơ đồ quy trình hoạt động chuỗi cung ứng, vị trí và sự tương quan giữa các yếu tố. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan để phân biệt vai trò từng thành phần của hệ thống.

 

  • Supplier: Cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất.
  • Manufacturer: Sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất thành phẩm.
  • Distributor: Đưa sản phẩm hoàn thiện đến điểm phân phối khu vực.
  • Vendor và Seller: Hai yếu tố cùng cấp. Trực tiếp mua sản phẩm từ điểm phân phối để bán tiếp.
  • Customer: Là người tiêu dùng cuối cùng. Mua và sử dụng sản phẩm.

3. Doanh nghiệp nên phân loại Vendor theo phương pháp nào? – Vendor là gì?

Như đã đề cập trong khái niệm của Vendor, ta thấy rằng Vendor có thể được phân loại dựa trên hai tiêu chí: nguồn hàng và khách hàng cuối cùng. Hãy cùng CleverAds khám phá sâu hơn ngay trong phần dưới đây.

3.1. Theo nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá – Vendor là gì?

Sản xuất

Hiện nay, không ít Vendor đảm nhận cả hai vai trò cung cấp và sản xuất. Khi đó, Vendor có thể tối ưu hóa chi phí vận chuyển, lưu kho và tránh mất chi phí chiết khấu. Ví dụ: Hộ kinh doanh hoặc siêu thị có nhà máy sản xuất. Đặc điểm chung là họ có quyền tự quyết định giá bán sỉ hoặc lẻ.

Vendor là gì

Nhà phân phối

Loại Vendor này chiếm số lượng đông đảo. Họ là trung gian phân phối từ các nhà sản xuất độc lập hoặc các đại lý, nơi khách hàng có thể mua hàng trực tiếp. Giá bán sản phẩm dựa hoàn toàn vào giá của nhà sản xuất cộng với các chi phí khác để tạo ra giá niêm yết, và Vendor không được phép bán phá giá.

3.2. Phân loại theo đối tượng khách hàng

B2C

B2C là viết tắt của “Business-to-Consumer” và ám chỉ các hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Vendor B2C thường bán trực tiếp cho người dùng cuối cùng. Thông qua bán lẻ hoặc trực tuyến. Ví dụ: tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, shop online.

B2B

B2B là viết tắt của “Business-to-Business”. Dùng để chỉ hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp. Vendor B2B bán hàng cho các doanh nghiệp khác. Chẳng hạn: công ty sản xuất, nhà phân phối,v.v. Ví dụ: Các công ty cung cấp linh kiện điện tử, phụ tùng xe máy,v.v

B2G

B2G, “Business-to-Government” là mô hình kinh doanh trong đó: người bán là doanh nghiệp, người mua là tổ chức chính phủ thuộc quốc gia. Ví dụ: các công ty cung cấp thiết bị y tế, vật tư xây dựng,..

Đọc thêm: Phương pháp tăng Page Likes hiệu quả cùng CleverAds

4. Phân biệt Vendor và Supplier

Supplier và Vendor là hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn nhất. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng, hãy cùng CleverAds so sánh chúng về một số yếu tố ngay trong phần dưới đây.

4.1. Bản chất 

Vendor là một người hoặc tổ chức bán hàng hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối. Supplier là một người hoặc tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một công ty hoặc tổ chức khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

4.2. Tầm quan trọng

Bán và cung cấp trực tiếp cho người dùng cuối là nhiệm vụ của Vendor. Supplier là nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong chuỗi cung ứng.

4.3. Quan hệ

Mối quan hệ giữa Vendor và khách hàng thường tập trung vào việc bán và mua hàng. Còn Supplier và khách hàng thường tập trung vào việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và quản lý chuỗi cung ứng.

4.4. Phạm vi

Vendor thường cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối cùng, ví dụ như cửa hàng bán lẻ. Supplier có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp và tổ chức.

Đọc thêm: Thuật toán TikTok 2023: Cập nhật mới nhất cho doanh nghiệp

5. Kết luận

Tóm lại, Vendor và Supplier là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, cả hai đều là các thành phần quan trọng và không thể thiếu để tạo ra và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với CleverAds tại đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

    Connect With CleverAds