Tối ưu Quảng cáo Google Shopping Ads và Tăng trưởng lợi nhuận

Tối ưu Quảng cáo Google Shopping Ads và Tăng trưởng lợi nhuận

Tối ưu quảng cáo Google Shopping Ads giúp tăng tỷ lệ truy cập gian hàng trực tuyến và đem lại tiềm năng cải thiện doanh thu. Cùng CleverAds tìm hiểu ngay những mẹo tối ưu quảng cáo Google Shopping Ads hiệu quả!

1. Google Shopping Ads là gì?

Quảng cáo Google Shopping Ads là một trong những định dạng chiến dịch quảng cáo phổ biến của Google Ads.

Google Shopping Ads gồm: thông tin, hình ảnh sản phẩm, nguồn gốc, nhà cung cấp, mức giá, v.v. Thông tin được gửi lên nguồn dữ liệu được sử dụng cho nội dung mẫu quảng cáo khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google.

Chiến dịch quảng cáo Google Shopping cung cấp thông tin sản phẩm trước khi người dùng truy cập qua quảng cáo. Đồng thời, có thể theo dõi hiệu suất thông qua công cụ báo cáo để đưa ra điều chỉnh chiến lược và ngân sách phù hợp.

2. Lợi ích của Google Shopping Ads

2.1. Tăng lưu lượng truy cập với chiến thuật target cao

Google Shopping Ads được tạo để target vào nhóm đối tượng tìm kiếm sản phẩm bạn đang bán. Khách hàng tiềm năng là người mua tiếp cận sản phẩm của bạn với ý định mua hàng cao.

Tận dụng ý định này nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho shop và tăng hiệu quả quảng cáo Google Shopping Ads, bạn có thể đăng hình ảnh sản phẩm rõ ràng và quảng cáo giàu thông tin để giúp khách hàng tiềm năng có đủ căn cứ và cơ sở ra quyết định nhanh hơn.

2.2. Google Shopping Ads có quy mô tiếp cận lớn

Sử dụng quảng cáo Google Shopping Ads là hình thức để sản phẩm bạn đang bán hiện lên hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá bán ngay đầu trang khi người dùng search về từ khoá của sản phẩm.

Thay vì phải đấu thầu như quảng cáo hiển thị thông thường của Google Ads, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận lượng lớn đối tượng tiềm năng thông qua Google Shopping Ads.

2.3. Tỉ lệ ROA cao

ROAS là tỷ lệ hoàn vốn cho chi phí marketing. Khi nói đến quảng cáo trên Google, quảng cáo Google Shopping Ads sẽ hoạt động tốt hơn so với quảng cáo hiển thị thông thường.

Việc tối ưu các chiến dịch quảng cáo Google Shopping Ads có thể giúp chi phí cho mỗi lượt click (CPC) thấp hơn, kết hợp với phạm vi tiếp cận và chuyển đổi rộng có thể dẫn đến tối ưu ROAS.

2.4. Quản lý và tối ưu chiến dịch với Google Shopping Ads

Tìm từ khoá phù hợp cho chiến dịch Google có thể khó nhưng Google Shopping Ads sử dụng nguồn cấp dữ liệu sản phẩm để quyết định sản phẩm nào sẽ hiển thị thay vì chỉ hiển thị từ khoá.

Quảng cáo Google Shopping Ads sẽ sử dụng các thuộc tính sản phẩm để đối sánh quảng cáo với những người dùng đang tìm kiếm; vì vậy, việc quản lý và tối ưu hoá những quảng cáo này trở nên dễ dàng hơn.

2.5. Tổng hợp và phân tích dữ liệu trọn vẹn 

Google Shopping Ads cung cấp công cụ báo cáo dữ liệu và đề xuất một số hiểu biết sâu sắc về cách sản phẩm đang hoạt động.

Google Shopping Ads

Bạn có thể xem số lần nhấp vào sản phẩm và lọc lượt xem sản phẩm, xem công cụ trình mô phỏng đấu giá và chia sẻ dữ liệu để phát hiện nhiều cơ hội phát triển. Nhờ vậy, bạn có thể so sánh nhiều đầu mục dữ liệu khác nhau trên Google Shopping Ads để đánh giá bối cảnh cạnh tranh.

3. Nguyên nhân phổ biến khiến chiến dịch Google Shopping Ads không hiển thị

3.1. Vi phạm chính sách Google Shopping Ads

Hãy đảm bảo các mặt hàng của bạn không bị liệt kê là “Bị cấm” hoặc “Bị hạn chế”. Dưới đây là liệt kê một số mặt hàng sẽ khiến sản phẩm của bạn không được hiển thị:

  • Hàng hóa nguy hiểm: Chất kích thích thần kinh, vũ khí, pháo hoa, thuốc lá, v.v.
  • Nội dung không phù hợp: Bắt nạt hoặc đe dọa một cá nhân hoặc tổ chức, đồ hoạ hiện trường vụ án hoặc hình ảnh tai nạn, tự làm hại bản thân, v.v.
  • Phi đạo đức: gian lận, tài liệu giả mạo, v.v.
  • Một số sản phẩm hạn chế (được phép với số lượng hạn chế), bao gồm: Chủ đề người lớn, đồ uống có cồn, nội dung về cá cược, chủ đề sức khoẻ, thực phẩm không tốt cho sức khoẻ (nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường).

3.2. Vi phạm quy định của Google

Tài khoản Merchant Center có thể bị tạm ngưng nếu bị phát hiện vi phạm các quy định của Google. Tất cả các sản phẩm được liên kết với tài khoản sẽ không còn xuất hiện trong quảng cáo Google Shopping Ads vì chúng đã bị xoá.

Các vi phạm khác có thể đến từ các vấn đề thanh toán của bạn.

>> Đọc thêm: Tại sao quảng cáo Google không hiển thị? Cập nhật năm 2023

Để tránh bị tạm ngưng tài khoản, các nhà bán lẻ phải tuân thủ các quy định của Google và đảm bảo dữ liệu sản phẩm của họ là chính xác và hiện hành.

Google Shopping Ads

3.3. Vấn đề về nguồn cấp dữ liệu sản phẩm

Lỗi nguồn cung cấp dữ liệu sản phẩm là nhóm vấn đề quan trọng. Bạn cần tìm mọi vấn đề và giải quyết chúng trong phần Chẩn đoán và Xử lý nguồn cấp dữ liệu của Google Merchant Center.

Cách khắc phục

Có 2 phương pháp để bạn sử dụng và xác minh lỗi nguồn cấp dữ liệu của mình.

  • Điều hướng đến Sản phẩm -> Nguồn cấp dữ liệu trên tài khoản Google Merchant Center của bạn. Chọn nguồn, sau đó nhấp Đang xử lý.
  • Điều hướng đến Sản phẩm trong Google Merchant Center và nhấp vào Chẩn đoán sẽ liệt kê một danh sách bất kỳ lỗi nào hệ thống phát hiện.

3.4. Nguồn cấp dữ liệu không hoạt động

Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn phải được cung cấp ít nhất một lần trong 30 ngày. Nếu không cập nhập, các sản phẩm sẽ hết hạn sau 30 ngày và quảng cáo của bạn sẽ không còn xuất hiện. Do đó, bạn nên gửi lại thông tin cập nhập về sản phẩm hàng ngày hoặc vài ngày một lần.

Cách khắc phục

Truy cập Google Merchant Center, chọn Sản phẩm -> Nguồn cấp dữ liệu -> Cài đặt -> kích hoạt Tìm nạp hàng ngày. Nhấp vào Tìm nạp ngay nếu nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn đã hết hạn.

3.5. Nguồn cấp chưa được tối ưu

Quảng cáo Google Shopping Ads không giống như quảng cáo Google Ads thông thường – sử dụng từ khoá. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải tối ưu thông tin nguồn cấp dữ liệu của bạn.

Google Shopping Ads sử dụng tiêu đề và mô tả sản phẩm của bạn để xác định xem mặt hàng đó có phù hợp với truy vấn tìm kiếm hay không. Thông tin bạn cung cấp càng phù hợp thì càng có nhiều khả năng khách hàng tiềm năng sẽ thấy quảng cáo của bạn.

Điều này ngụ ý rằng

Nếu không tối ưu nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo Google Shopping Ads có thể không xuất hiện. Do đó, cần tối ưu tiêu đề và mô tả sản phẩm.

  • Cung cấp chi tiết: màu sắc, thuộc tính, kích thước, model.
  • Sử dụng từ khoá phù hợp trong mô tả.
  • Đặt thông tin quan trọng lên nội dung chính.
  • Đảm bảo hạn chế về ký tự: Tiêu đề < 150 ký tự; mô tả < 5.000 ký tự.

3.6. Vi phạm quy định về hình ảnh

Nếu hình ảnh chính cho sản phẩm của bạn có chất lượng thấp, thì hình ảnh đó có thể bị cấm xuất hiện trong quảng cáo và các trang thông tin miễn phí.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng logo và biểu tượng.
  • Không sử dụng biểu trưng, hình mờ hoặc watermark, đường viền trên hình ảnh.
  • Không sử dụng nền tối, sặc sỡ hoặc có hoa văn.
  • Ảnh ít nhất 100×100 px và độ phân giải tối đa 64 megapixel.
  • Ảnh thời trang, quần áo có ít nhất 250×250 px. Các tệp hình ảnh không vượt quá 16MB.

Google khuyến nghị sử dụng hình ảnh kích thước tối thiểu 800×800 px. Sản phẩm chiếm từ 75% đến 90% toàn không gian.  Ngoài ra, cần hiển thị khớp với sản phẩm được bán. Tránh sử dụng hiển thị biến thể khác nhau cùng lúc.

Tìm hiểu thêm: Chi tiết: Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads 2023

4. Phương pháp tối ưu chiến dịch Google Shopping Ads hiệu quả

Sau khi tìm hiểu về quảng cáo Google Shopping Ads và một vài lý do khiến quảng cáo của bạn không xuất hiện, đã đến lúc tìm hiểu các chiến lược giúp thúc đẩy doanh số bán hàng nhiều hơn và tăng ROI.

4.1. Sử dụng chiến thuật giá thầu tự động

Lựa chọn này cho phép bạn đặt giá CPC, mục tiêu và yêu cầu Google điều chỉnh giá thầu của bạn để đạt mục tiêu đó. 

Bạn có thể giới hạn giá thầu trong phạm vi ngân sách. Đặt giá thầu tự động giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong khi vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Thử nghiệm A/B Google Shopping Ads

Thử nghiệm A/B là cách tuyệt vời để thử nghiệm các chiến lược khác nhau và xác định những chiến lược hiệu quả nhất. Bạn có thể thử các nội dung quảng cáo, hình ảnh, từ khoá để xem lựa chọn nào có kết quả tốt nhất.

 

A/B Testing tối ưu các chiến dịch để đạt hiệu quả tối đa

Khi doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển, cần xem xét các chiến thuật để đánh giá mức độ cần thiết trong điều chỉnh hoặc thay thế chiến lược mới.

4.3. Tối ưu trang hiển thị sản phẩm

Trang sản phẩm của bạn là một trong những khía cạnh quan trọng của chiến dịch quảng cáo Google Shopping Ads của bạn. Chúng cần phải được tối ưu hóa để thành công.

Hãy đảm bảo trang sản phẩm của bạn chứa tất cả thông tin liên quan, bao gồm cả hình ảnh và mô tả sản phẩm. Bạn cũng nên bao gồm các đánh giá của khách hàng để giúp xây dựng lòng tin và khuyến khích mọi người mua hàng.

Các chiến lược hiệu quả khác bao gồm sử dụng từ khóa trên trang sản phẩm của bạn liên quan đến sản phẩm bạn đang bán. Chúng sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về sản phẩm, dẫn đến các chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn.

4.4. Nhóm chiến dịch quảng cáo theo loại sản phẩm

Nhóm quảng cáo là một cách tuyệt vời để tổ chức các chiến dịch quảng cáo Google Shopping Ads.

Chia nhóm quảng cáo của mình theo loại sản phẩm hoặc phạm vi giá, tùy thuộc vào mục tiêu của mình. Bằng cách tạo nhóm, bạn có thể nhắm mục tiêu phù hợp hơn và đảm bảo họ thấy những sản phẩm thu hút họ nhất.

Dựa trên các mức quan trọng để đặt giá thầu từng nhóm quảng cáo. Điều này tối ưu chiến dịch và đảm bảo hiệu quả chi phí nhất có thể.

4.5. Remarketing trong Google Shopping Ads

Remarketing là luôn ghi nhớ khách hàng, ngay cả sau khi họ rời khỏi trang web; vì vậy, phương pháp này giúp giữ chân họ và tăng khả năng mua.

Thiết lập chiến dịch remarketing hiển thị cho đối tượng đã truy cập trang web hoặc tương tác với sản phẩm. Bạn cũng có thể hiển thị cho các sản phẩm khách hàng đã xem nhưng không mua trong quá khứ.

4.6. Xây dựng hồ sơ và danh sách đối tượng tương tự

Đối tượng tương tự là hình thức tiếp cận những khách hàng mới có thói quen và hành vi mua sắm tương tự với những khách hàng đã chuyển đổi thành công.

Có thể tạo danh sách bằng cách lấy dữ liệu từ các khách hàng hiện tại của mình và sử dụng dữ liệu đó để tìm những khách hàng tiềm năng khác có đặc điểm tương tự. Google Ads sử dụng danh sách này để hiển thị quảng cáo cho đối tượng tương tự.

4.7. Giới thiệu chương trình ưu đãi

Bạn có thể sử dụng ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt trong quảng cáo Google Shopping Ads để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Điều cần thiết là đảm bảo ưu đãi liên quan đến sản phẩm của bạn mang lại giá trị tốt cho khách hàng của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng các ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt để khuyến khích khách hàng mua hàng.

Ưu đãi và giảm giá hoàn toàn có khả năng thu hút khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc để không ảnh hưởng đến lợi nhuận thương hiệu.

4.8. Xem xét và điều chỉnh chiến lược định giá

Chiến lược giá của bạn là một phần thiết yếu trong chiến dịch quảng cáo Google Shopping Ads. Đảm bảo rằng giá của bạn cạnh tranh và bạn nhận được giá trị cao nhất.

Sử dụng Dynamic Pricing để điều chỉnh giá của mình dựa trên điều kiện thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp bạn duy trì tính cạnh tranh và đảm bảo giá của bạn hấp dẫn khách hàng.

5. Lời kết

Google Shopping Ads có thể gây bỡ ngỡ với chính sách, tuy nhiên mục đích để mang đến phương pháp tối ưu với mức lợi nhuận cao nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trong vận hành chiến dịch của doanh nghiệp!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất

    Connect With CleverAds