Chạy quảng cáo Google Ads: Hướng dẫn quy trình chi tiết

Chạy quảng cáo Google Ads: Hướng dẫn quy trình chi tiết

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads mới nhất năm 2023 cho cá nhân và tổ chức. Google Ads là dịch vụ quảng cáo do Google cung cấp cho người dùng đã có tài khoản Google. Tìm hiểu ngay!

1. Chạy quảng cáo Google Ads là gì?

Chạy quảng cáo Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến được phát hành bởi Google. Bạn có thể sử dụng Google Ads để tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận những người quan tâm đến hàng hóa và dịch vụ của mình.

Google Ads cho phép bạn quảng bá doanh nghiệp, bán hàng hóa và dịch vụ, tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình.

Bởi vì tài khoản Google Ads được quản lý trực tuyến, bạn có thể tạo và thay đổi chiến dịch quảng cáo của mình bất cứ khi nào bạn muốn, bao gồm cả văn bản quảng cáo, các tùy chọn cài đặt và ngân sách.

2. Lợi ích khởi chạy quảng cáo Google Ads 2023

Chạy quảng cáo Google Ads là một hình thức chạy quảng cáo trực tuyến. 

Quảng cáo trực tuyến cho phép hiển thị quảng cáo trên nền tảng Internet để tiếp cận với đối tượng tiềm năng – những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, và vẫn có thể lọc ra những người không quan tâm.

Công cụ chạy quảng cáo Google Ads cho phép theo dõi hiệu quả chiến dịch

Cụ thể: số truy cập nhấp vào quảng cáo hiển thị, tạo cơ hội để bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng sử dụng nhiều thiết bị (máy tính, điện thoại, máy tính bảng). Google trao quyền cho người dùng khai thác lợi ích của quảng cáo trực tuyến: hiển thị quảng cáo với đúng người, đúng vị trí, đúng thời điểm.

2.1. Lựa chọn mục tiêu khi chạy quảng cáo Google Ads

Trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo, bạn luôn phải đặt mục tiêu SMART để chiến dịch của bạn thực hiện theo kế hoạch được đề ra và có tỷ lệ thành công cao.

Lập mục tiêu chạy quảng cáo Google Ads giúp khả năng hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng tiềm năng (target audience) – những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và có tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao.

Từ khoá (Keywords)

Sử dụng các từ và cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và có khả năng lên top xu hướng trong quảng cáo của doanh nghiệp.

Điều này giúp tăng khả năng hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp bạn lên khi khách hàng tìm kiếm thông tin với từ khoá liên quan tại thanh công cụ tìm kiếm (search).

Vị trí quảng cáo

Hiển thị quảng cáo trên các trang web thuộc Mạng tìm kiếm và hiển thị của Google và trang kết quả tìm kiếm của Google khi chạy quảng cáo Google Ads. 

Vị trí, độ tuổi, ngôn ngữ

Trước khi chạy quảng cáo Google Ads cần lựa chọn tệp khách hàng của bạn theo độ tuổi, vị trí và ngôn ngữ.

Thời gian, tần suất hiển thị

Quyết định tần suất xuất hiện của quảng cáo bằng cách hiển thị chúng vào các giờ hoặc ngày nhất định trong tuần.

Hiển thị cho thiết bị

Quyết định quảng cáo sẽ được xuất hiện trên loại thiết bị nào và lựa chọn thay đổi cách quảng cáo của mình xuất hiện trên các thiết bị nào và khi nào.

2.2. Kiểm soát ngân sách chiến dịch

Google Ads cho phép bạn kiểm soát cách bạn chi tiền cho chiến dịch quảng cáo. Chạy quảng cáo Google Ads không đề ra mức tối thiểu bạn phải trả. Bạn cũng có thể chọn số tiền bạn chi tiêu cho mỗi quảng cáo, mỗi ngày hoặc hàng tháng. Đặc biệt, bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.

2.3. Đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo Google Ads

Với chạy quảng cáo Google Ads, bạn có thể biết ai đã nhấp vào quảng cáo của bạn và khi nào họ nhấp. Theo dõi hành động của khách hàng tiềm năng có tương tác với quảng cáo, chẳng hạn: mua hàng, tải ứng dụng, đặt trước,v.v.

Bằng cách đánh giá xem quảng cáo nào nhận được nhiều nhấp chuột và quảng cáo nào không, bạn có thể nhanh chóng xác định chiến dịch của mình nên được đầu tư vào đâu. 

Điều này nhanh chóng cải thiện chỉ số ROI của hoạt động quảng cáo

Bạn có thể thu thập thêm nhiều dữ liệu có giá trị, như tổng chi phí trung bình phải trả cho quảng cáo dẫn đến mua hàng trực tuyến hoặc cuộc gọi điện thoại của khách hàng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích để khám phá thói quen mua sắm của khách hàng của mình. Ví dụ, thời gian trung bình họ dành ra suy nghĩ về sản phẩm của bạn trước khi mua nó.

2.4. Quản lý nhiều chiến dịch trong một tài khoản duy nhất

Google Ads cung cấp cho bạn các công cụ đơn giản để quản lý và theo dõi tài khoản chạy quảng cáo.

Tài khoản người quản lý Trung tâm khách hàng (MCC) là một công cụ mạnh có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian nếu bạn phải quản lý nhiều tài khoản Google Ads. Google Ads Editor là ứng dụng trên máy tính để bàn miễn phí để quản lý tài khoản Google Ads ngoại tuyến. Ứng dụng này cho phép bạn nhanh chóng và dễ dàng sửa đổi tài khoản của mình:

  • Tải xuống báo cáo.
  • Thay đổi trạng thái ngoại tuyến.
  • Tải thông tin lên Google Ads.
  • Quản lý, chỉnh sửa, sao chép, di chuyển các nhóm quảng cáo.

3. Đối tượng phù hợp chạy quảng cáo Google Ads?

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể chạy quảng cáo Google Ads. Họ muốn sản phẩm, dịch vụ hiển thị trên top công cụ tìm kiếm của Google. Chỉ cần có mục tiêu tăng doanh thu thông qua:

  • Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng
  • Tăng độ bao phủ của sản phẩm, dịch vụ trên Internet.

4. Cập nhật: Chi phí chạy quảng cáo Google Ads 2023

Chi phí hoặc ngân sách luôn là mối bận tâm hàng đầu trong mọi chiến dịch, không chỉ trong công tác chạy quảng cáo Google Ads. Vì vậy, để tránh những trường hợp xấu trong chi tiêu chạy quảng cáo Google Ads, CleverAds sẽ chỉ cho bạn đọc những thuật ngữ cần biết, kinh nghiệm cũng như mẹo bổ ích ngay sau đây.

4.1. Ngân sách trung bình ngày

Đó là mức có thể tiêu trong một ngày của tháng. Có thể thay đổi ngân sách trung bình hằng ngày bất cứ khi nào. Khi quảng cáo mang lại ROI cao hơn – Google sẽ tối ưu ngân sách chiến dịch.

Vì vậy, bạn có thể không đáp ứng ngân sách trung bình hằng ngày vào một số ngày nhưng lại có thể chi tiêu vượt quá ngân sách trung bình hằng ngày vào một số ngày khác. Ví dụ: Ngân sách trung bình hàng ngày là 10.000 VND.

4.2. Hạn mức chi tiêu được quy định trong ngày

Hạn mức chi tiêu hàng ngày là số tiền tối đa mà bạn có thể chi cho một chiến dịch trong một ngày. Đối với phần lớn các chiến dịch, hạn mức chi tiêu hàng ngày được tính bằng cách lấy ngân sách trung bình hàng ngày nhân với 2. 

Chiến dịch của bạn có thể chi tiêu gấp đôi ngân sách trung bình hàng ngày vào một ngày cụ thể để tận dụng lưu lượng truy cập thay đổi. Tuy nhiên, khi tháng kết thúc, số tiền trung bình mà bạn chi tiêu hàng ngày sẽ tương đương với ngân sách trung bình hàng ngày của bạn.

Ví dụ:

Đối với ngân sách trung bình hàng ngày là 10.000 VND thì hạn mức chi tiêu hàng ngày là 20.000 VND.

4.3. Hạn mức chi tiêu tháng

Hạn mức chi tiêu hàng tháng là số tiền tối đa mà bạn có thể chi cho một chiến dịch trong một tháng.

Ngân sách trung bình hàng ngày của bạn nhân với số ngày trung bình trong một tháng là 30,4 – tức 365 ngày trong một năm chia cho 12 tháng – để tính hạn mức chi tiêu hàng tháng của bạn. Google Ads sẽ chỉ tính những ngày mà chiến dịch đó được thực hiện nếu nó không hoạt động trong đủ một tháng.

Ví dụ:

Đối với ngân sách trung bình hàng ngày là 10.000 VND thì hạn mức chi tiêu hàng tháng là 10.000 VND * 30,4 = 304.000 VND.

4.4. Điều gì xảy ra khi chi phí phân phát vượt quá chi phí hàng ngày hoặc hàng tháng?

Chi phí phân phát bao gồm tổng số lượt nhấp hoặc lượt hiển thị mà chiến dịch nhận được. Chi phí lập hóa đơn là số tiền mà bạn phải trả sau khi hệ thống thực hiện các điều chỉnh dựa trên các mục trong tài khoản của bạn, chẳng hạn như hoạt động không hợp lệ.

Mức chi phí phân phát có thể vượt quá chi tiêu hàng ngày hoặc hàng tháng của bạn, nhưng bạn sẽ không bao giờ phải trả nhiều hơn hai mức chi tiêu này. Google sẽ chịu trách nhiệm trả phần tiền chênh lệch khi điều này xảy ra.

Ví dụ: Hạn mức hàng ngày của bạn là 20.000 VND.

Giả sử, nhu cầu của khách hàng tăng cao vào một ngày cụ thể, điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn nhận được nhiều lượt nhấp không giống nhau. Chi phí phân phát có thể tăng đến 23.000 – giá trị của tất cả các lượt nhấp mà chiến dịch của bạn nhận được vào ngày đó.

Ngay cả khi chi phí phân phát của bạn là 23.000 VND thì chi phí lập hoá đơn vẫn ở hạn mức 20.000 VND. Bạn sẽ trả 20.000 VND và Google Ads trả 3.000 VND.

5. Hướng dẫn: Chạy quảng cáo Google Ads 2023

5.1. Truy cập tài khoản chạy quảng cáo Google Ads

Đầu tiên bạn truy cập vào trang chủ Google Ads và tiến hành đăng nhập tài khoản Google bạn sẽ dùng để chạy quảng cáo (lập mới hoặc dùng tài khoản sẵn có).

5.2. Tạo mục tiêu

Tiếp, lựa chọn mục tiêu quảng cáo của bạn. Dù là mục tiêu nào, Google Ads cũng sẽ hỗ trợ bạn đạt được thành công. Một số mục tiêu nổi bật mà Google Ads sẽ hiển thị để bạn lựa chọn như:

hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads

Những mục tiêu này sẽ giúp Google Ads định hướng về đích đến cuối cùng của doanh nghiệp bạn. Liệu bạn sẽ muốn tăng doanh thu, tăng leads hay tăng lượng truy cập vào website và tăng độ nhận diện.

*Lời khuyên:

Ở bước này CleverAds khuyên bạn lựa chọn mục “Website traffic” vì hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện chiến dịch trên website và sử dụng website như kênh truyền thông chính thức để thông báo mọi hoạt động.

Vì vậy, tăng lưu lượng truy cập vào website, landing page giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu về nhiều khía cạnh liên quan hơn nữa.

5.3. Lựa chọn loại hình chiến dịch

Dưới đây là những loại hình quảng cáo trên Google Ads mà bạn có thể lựa chọn.

hướng dẫn chạy quảng cáo Google Ads

Bạn sẽ thấy một danh sách các loại chiến dịch được đề xuất mà bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu mà bạn đã chọn. Quảng cáo của bạn xuất hiện ở đâu và được hiển thị như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại chiến dịch mà bạn chọn.

Với công cụ tối đa hoá hiệu suất, bạn có thể sử dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tốt nhất của Google để nâng cao hiệu suất, thích ứng với sự thay đổi của người tiêu dùng trong thời gian thực và tăng số lượng khách hàng chuyển đổi trên các kênh

Ví dụ:

Chiến dịch Video hoặc Khám phá sẽ trình bày quảng cáo dưới dạng video trên YouTube, trong khi một chiến dịch Hiển thị sẽ trình bày quảng cáo dưới dạng hình ảnh trên trang web.

5.5. Thêm thành phần vào quảng cáo

Bạn có thể thêm thông tin khác vào quảng cáo của mình, chẳng hạn như đường liên kết đến trang web khác, thông tin đường đi hoặc số điện thoại để gọi. Các thành phần này sẽ thu hút khách hàng chọn công ty của bạn và thường tăng tỷ lệ nhấp của quảng cáo vài phần trăm. 

Khi đi đến bước cuối của Thiết lập chế độ chiến dịch:

Bạn có thể đặt tên cho chiến dịch (“Campaign name”), lựa chọn network giữa các công cụ Google khác để tăng hiệu quả quảng cáo Google Ads. Chọn đối tượng mục tiêu (“Targeting and audience segments”) theo vị trí, ngôn ngữ, tệp khán giả. Lựa chọn thông tin càng chắt lọc và rõ ràng giúp chiến dịch của bạn đạt tỷ lệ thành công cao hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí. 

Bởi vì, nếu bạn không thu hẹp lại phạm vi hoạt động của quảng cáo, Google Ads sẽ tự phân bổ ra nhiều miền khác nhau và có thể, các miền đó không chứa đối tượng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, hoặc việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới các miền đó không đem lại lợi ích lớn cho khách hàng và doanh nghiệp.

Điều này kéo theo sự giảm về tỷ lệ nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi sau khi chạy quảng cáo Google Ads.

5.5. Thiết lập ngân sách và đấu thầu

Như đã nói phía trên, ngân sách để chạy quảng cáo Google Ads là tuỳ thuộc vào bạn, không có mức bắt buộc phải đặt theo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn đầu tư nhiều tiền sẽ nhận được giá trị chuyển đổi tương ứng và ngược lại.

Bạn nên đặt ngân sách trung bình hàng ngày để biết số tiền bạn chi tiêu cho chiến lược đặt giá thầu quảng cáo của mình. Bất cứ khi nào, bạn có thể thay đổi ngân sách trung bình hàng ngày của mình.

Chiến lược về giá thầu giúp đảm bảo rằng bạn sẵn sàng chi bao nhiêu để đạt được mục tiêu đã lựa chọn của mình.

Ví dụ:

Bạn sẵn sàng đặt giá thầu 300.000 VND trong một tháng, để quảng cáo trên Google duy trì thứ hạng cũng như tất cả định dạng hiển thị quảng cáo là thống nhất và bạn sẽ thu được 100 khách hàng chuyển đổi.

Nếu bạn không muốn sử dụng chiến lược đặt giá thầu đề xuất, bạn có thể sử dụng một chiến lược đặt giá thầu tự động, chẳng hạn như chiến lược Chi phí mục tiêu cho mỗi lượt thu nạp khách hàng (CPA mục tiêu) hoặc chiến lược Lợi tức mục tiêu trên chi (ROAS mục tiêu)

*Lời khuyên:

Đối với người mới bắt đầu chạy quảng cáo Google Ads, CleverAds khuyên bạn không nên dành quá nhiều tiền từ lúc mới bắt đầu vì bạn chưa xác định được loại hình chiến dịch nào là phù hợp và đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho bạn.

Vì vậy, hãy chi tiêu có tính toán và tiết kiệm để thử nghiệm mức độ phù hợp từng loại hình chiến dịch với doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch đầu tư sinh lời hơn.

5.6. Thiết lập nhóm quảng cáo (ad group)

Tạo quảng cáo vào một nhóm sẽ tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Vì ví dụ, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin theo từ khoá và nếu bạn đặt sản phẩm của mình là “dịch vụ digital marketing tổng thể” vào nhóm “quảng cáo số” thì khi họ nhấp tìm kiếm “quảng cáo số”, quảng cáo Google Ads của bạn sẽ được hiển thị trên top.

Ngoại trừ các chiến dịch Tối đa hóa hiệu suất và Muya sắm, bạn nên kết hợp các quảng cáo liên quan và sử dụng cùng một tiêu chí nhắm mục tiêu. Ví dụ: kết hợp các quảng cáo và thiết lập nhắm đến người đang tìm kiếm nội dung tương tự.

5.7. Lựa chọn tiêu chí nhắm mục tiêu

Tiêu chí nhắm mục tiêu giúp bạn quyết định phạm vi mục tiêu theo đối tượng của mình rộng hoặc hẹp.

Trong quảng cáo, việc nhắm mục tiêu cho phép bạn tập trung vào các nhóm khách hàng cụ thể quan tâm đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Các loại nhắm mục tiêu phổ biến bao gồm danh sách tái tiếp thị, nhắm mục tiêu theo từ khoá, đối tượng, vị trí, chủ đề và thiết bị. 

5.8. Thiết lập chuyển đổi

Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi có thể giúp bạn theo dõi những gì người dùng muốn làm trên trang web của bạn. Lượt chuyển đổi giúp đánh giá mức độ hiệu quả của quảng cáo, phương pháp nhắm mục tiêu và chiến dịch tổng thể.

5.7. Tạo quảng cáo

Sau các bước trên bạn có thể lên kế hoạch và viết ra headlines (đầu mục) và description (mô tả) của quảng cáo Google Ads được hiển thị và điền thông tin thanh toán.

Lời kết

Như vậy, CleverAds đã giúp bạn có kiến thức tổng quan nhất về Google Ads và hướng dẫn chi tiết chạy quảng cáo Google Ads được cập nhập năm 2023. Hy vọng bạn thấy bài viết bổ ích!

Doanh nghiệp cần các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds