Báo cáo Thị trường Gạo: Tổng quan và Xu hướng 2024

Báo cáo Thị trường Gạo: Tổng quan và Xu hướng 2024

Thị trường Gạo Việt là một trong những thị trường được đánh giá cao. Giá trị của hạt gạo Việt ngày càng được nâng tầm. Bởi xu hướng xuất nhập khẩu (XNK) và những tín hiệu tích cực trong cuộc thi gạo quốc tế. Dưới đây là báo cáo về thị trường gạo Việt Nam 2023.

1. Thị trường gạo là gì? Vai trò của thị trường gạo

1.1. Thị trường gạo là gì?

Thị trường gạo là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi gạo, dịch vụ cung cấp gạo, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác để đưa gạo từ tay người bán đến người mua và đến người tiêu dùng.

>> Đọc thêm: Chiến dịch Tết là gì? Đặc điểm và Xu hướng trên Thị trường

1.2. Vai trò thị trường gạo

Gạo là một nguồn thực phẩm quan trọng cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Thị trường gạo đảm bảo cung cấp lượng gạo đủ để đáp ứng nhu cầu ăn uống của các quốc gia. Đặc biệt là các quốc gia châu Á – nơi gạo là nguồn thức ăn chính.

Thị trường gạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Nhu cầu gạo cao tạo động lực cho nông dân tăng sản lượng, cải tiến kỹ thuật canh tác. Đẩy mạnh sử dụng các công nghệ hiện đại hơn trong sản xuất lúa gạo. Điều này góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân.

Thị trường gạo có thể có ảnh hưởng lớn đến giá cả và ổn định kinh tế. Các biến động trong nguồn cung và cầu gạo có thể gây ra sự biến động giá cả. Ảnh hưởng đến đời sống người tiêu dùng và các ngành công nghiệp liên quan.

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia. Thị trường gạo đóng vai trò trong thúc đẩy thương mại quốc tế. Tạo ra cơ hội kinh doanh và hợp tác giữa các quốc gia.

Phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo hướng:

  • Đa dạng hóa thị trường.
  • Giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế.
  • Hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo.
  • Khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Xuất khẩu gạo gắn với phát triển gạo có thương hiệu, nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice trên thị trường thế giới.

  • Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
  • Phù hợp với xu hướng nhu cầu, yêu cầu, thị hiếu tiêu thụ của từng thị trường.
  • Thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam.
  • Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
  • Xuất khẩu và xây dựng ngành sản xuất gạo của đất nước theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
  • Lấy năng suất, chất lượng là tiêu chí hàng đầu.

báo cáo thị trường gạo

2. Tình hình chung thị trường gạo hiện nay

2.1. Thị trường gạo toàn thế giới

Phân tích của Ngân hàng Fitch Solutions cho thấy:

“Nguồn cung gạo toàn cầu đang cực kỳ căng thẳng. Do tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Cũng như việc thời tiết hủy hoại mùa màng ở các nền kinh tế sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới”

Thiếu hụt gạo khiến giá gạo đang ở mức cao nhất 10 năm qua. Có thể thiếu hụt 8,7 triệu tấn trong niên vụ 2022 – 2023. Được dự đoán sẽ ở quanh mức này cho đến năm 2024. 

Đây được coi là yếu tố chính quyết định đến lạm phát và an ninh lương thực của thế giới.

2.2. Thị trường gạo Việt Nam năm 2023

Ngành lúa gạo Việt Nam đang từng bước chuyển sang giảm số lượng, tăng chất lượng và tăng giá bán sau nhiều năm liên tục giữ vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Theo đó, chủng loại gạo xuất khẩu đã thay đổi. Họ dần chuyển sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao. Như gạo thơm, gạo đặc sản, gạo hữu cơ, gạo Japonica và các loại gạo khác. 

Mục tiêu là nâng cao đời sống của nông dân trồng lúa cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến tháng 4/2023, ngành xuất khẩu gạo ước đạt 1,1 triệu tấn.

Với giá trị 573,9 triệu USD tạo ra tổng khối lượng. Và giá trị xuất khẩu 2,95 triệu tấn với giá trị 1,56 tỷ USD. Tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2022. 

Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các nhóm sản phẩm nông sản chính của Việt Nam.

Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam.

Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt 292,5 triệu USD, tăng 88,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Đồng thời, sản lượng xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng đột biến. Với giá gạo xuất khẩu bình quân từ Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua, ước đạt 526 USD/tấn.

báo cáo thị trường gạo

Quý I 2023, hầu hết chủng loại gạo được xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái ngoại trừ gạo thơm.

Gạo trắng vẫn là chủng loại xuất khẩu gạo lớn nhất, chiếm gần hơn 57% khối lượng xuất khẩu gạo. Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là Philippines và Indonesia. 

Khối lượng gạo nếp xuất khẩu của Việt Nam tăng 84,6% (hơn 368 nghìn tấn). Do nhu cầu của thị trường Trung Quốc phục hồi. 

Ngoài ra, số lượng gạo Nhật tăng 28,3%, gạo tăng cường vi chất tăng 67,7%. 

báo cáo thị trường gạo

=> Đây là cơ hội lớn để Việt Nam nâng cấp, chuẩn hóa ngành lúa gạo.

3. Quan điểm tiêu dùng về thị trường gạo: Trong nước và quốc tế

3.1. Quan điểm về gạo Việt Nam

Những năm qua, với việc tập trung mạnh cho thị trường xuất khẩu, ngành lúa gạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu.

Thị trường trong nước với hơn 100 triệu dân, mức độ tiêu thụ gạo khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bỏ lỡ, ít đầu tư, quan tâm cho đến những năm gần đây. Trong khi đây là thị trường tiêu thụ ổn định và giàu tiềm năng.

Người tiêu dùng trong nước vẫn thường mua gạo xát ở các đại lý, cửa hàng bán lẻ, tiệm gạo ở các chợ truyền thống. Hoặc đặt hàng qua mối quen lâu năm để được giao tận nhà mà ít ăn gạo đóng gói. 

Chất lượng và chất dinh dưỡng của gạo thường không được quan tâm. Họ chủ yếu dựa trên cảm tính, ăn ngon miệng, ăn quen hoặc giá cả phù hợp.

Do đó, thị trường gạo trong nước có tới hàng trăm tên gọi, giá cả và đặc tính khác nhau mà không cần chứng nhận.

Nhiều người tiêu dùng đã tìm đến gạo Việt được bày bán trong hệ thống siêu thị. Chúng có đầy đủ các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, thành phần dinh dưỡng, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, bao bì, mẫu mã thua kém hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng lựa chọn hạt gạo dẻo, thơm, nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí đắt tiền hơn từ Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào.

3.2. Sự chuyển dịch trong quan điểm về gạo Việt

Năm 2020, gạo hữu cơ ST25 của Việt Nam từ tỉnh Sóc Trăng đồng bằng sông Cửu Long nhận giải nhì tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới 2020. 

Năm 2022, tại cuộc thi Gạo ngon nhất Thế giới, gạo thơm ST24, ST25 đến từ Việt Nam nằm trong Top 4.

Giải Nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần thứ III năm 2022 thuộc về gạo TBR39 của Tập đoàn ThaiBinhSeed (tỉnh Thái Bình). 

Cùng với sự đầu tư công nghệ, kỹ thuật và điều kiện lai tạo, sản xuất, trên thị trường hiện nay nhiều giống gạo lâu đời của các vùng miền Việt Nam được khẳng định vị trí.

Ví dụ: Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu, gạo Tám xoan Hải Hậu của tỉnh Nam Định, gạo hữu cơ QTOrganic của tỉnh Quảng Trị. 

Nhờ những thành tựu đột phá này, người Việt Nam và các đối tác mua hàng từ nước ngoài dần xoay chuyển định kiến về gạo Việt. Bằng chứng ở sản lượng gạo được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 

Trong nước

Xu hướng “Ăn sạch – Uống xanh” đang ngày càng được ưa chuộng trong xã hội hiện nay. Nó giúp bản thân và gia đình nâng cao sức khỏe. Các gia đình đang quan tâm nhiều hơn đến việc tin dùng gạo sạch từ thiên nhiên, được trồng theo hướng hữu cơ. Vì gạo là thành phần chính trong mọi bữa ăn mỗi ngày. 

Họ bắt đầu chú ý đến nguồn gốc sản xuất và thương hiệu gạo Việt sạch uy tín. Người tiêu dùng đặt ra nhiều yêu cầu hơn về chất lượng gạo, quy trình trồng và mức độ dinh dưỡng.

>> Đọc thêm: Marketing thực phẩm: Những thay đổi nào nhà tiếp thị cần biết?

Xuất khẩu

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Hồ Quang Trí và EUTEK Group đã ký kết phân phối độc quyền gạo Ông Cua ST25 tại thị trường Anh. 

Sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu “Cơm Vietnam” của Tập đoàn Lộc Trời cũng vừa được quảng bá tại đại siêu thị Carrefour Ormesson và E.Leclerc Viry Chatillon ở thị trường Pháp. 

Tại Nhật Bản, lô hàng gạo ST25 với thương hiệu A An vượt qua hơn 450 chỉ tiêu kiểm nghiệm khắt khe, để có mặt trên kệ hàng siêu thị của Nhật Bản.

4. Xu hướng thị trường gạo: Cơ hội và thách thức

4.1. Cơ hội

Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt có đất đai màu mỡ, trù phú. Người nông dân chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

Nhờ những định hướng của thủ tướng Chính phủ*, nhiều doanh nghiệp, khu vực trồng trọt đã tăng cường hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuẩn hoá chất lượng gạo Việt.

* Tham khảo: “QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030” số 583/QĐ-TTg

Sau dịch bệnh Covid-19, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. 

Họ đang dần dịch chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt, gạo đỏ với phương pháp chà dối để giữ nhiều dưỡng chất. 

=> Cơ hội để các DNTN phát triển gạo lứt và lai tạo để ra giống gạo lứt dẻo và mềm như gạo trắng. 

Đặc biệt, học tập phương pháp canh tác phù hợp để tăng năng suất giống gạo đặc sản như ‘Gạo Một Bụi Đỏ Hồng Dân’ để thúc đẩy sản lượng xuất khẩu và đạt mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu chủng loại xuất khẩu.

báo cáo thị trường gạo

Do tình hình thế giới về thiếu hụt gạo, Việt Nam cũng tìm thấy tiềm năng để gia tăng sản xuất trong nước. Họ huy động nhiều nguồn lực khác nhau để tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu (XNK) gạo.

=> Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường FTA dành ưu đãi cho mặt hàng gạo. Giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng và giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng thật tốt thị trường ngách phù hợp.

4.2. Thách thức

Tăng cường XNK tạo áp lực lên dây chuyền sản xuất và khả năng đáp ứng cho thị trường.

Thúc đẩy việc tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp. 

=> Tình hình tạo thách thức để tái cơ cấu ngành lúa gạo. Nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ khép kín.

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng khi chuyển hướng sang tiêu thụ gạo có thương hiệu. Chúng được bán bởi các cơ sở gạo uy tín.  Điều đó tạo cơ hội để hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mạo danh thương hiệu.

báo cáo thị trường gạo

=> Thách thức cho quản lý thị trường và các DNTN trong việc phòng, chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi thương hiệu.

4.3. Phương án Marketing gạo

Ở Việt Nam, gạo thường được marketing bằng word-of-mouth. Vì vậy không đo đếm được mà chỉ biết gạo ngon sẽ được ăn nhiều.

Trên thế giới, họ có sức mua mạnh hơn về tài chính. Họ chuộng gạo Japonica và gạo thơm Jasmine. Phương án là theo đường lối của Thủ tướng Chính phủ. Thâm nhập vào thị trường ngách hoặc thị trường thuộc các hiệp định thương mại để hưởng lợi. 

=> Các doanh nghiệp gạo có thể đưa nhân viên khảo sát xuống các cửa hàng, đại lý gạo. Họ có thể trực tiếp bán và tư vấn, hỗ trợ cửa hàng chính. Mục đích để thăm dò ý kiến khách hàng trong khoảng 1-3 tháng. Sau đó kết luận về xu hướng marketing gạo để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Thị trường gạo đang có những bước đi tiềm năng lớn tại Việt Nam. Do chúng ta có nguồn tài nguyên có sẵn cùng thế mạnh trong nghiên cứu, sản xuất.

Tuy vậy, thị trường gạo cần sự “chuyển mình” liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bài viết đã chỉ ra cơ hội và thách thức trong xu hướng thị trường gạo để tham khảo và vận dụng. 

DOANH NGHIỆP CÓ NHU CẦU VỀ CÁC GIẢI PHÁP DIGITAL MARKETING HIỆU QUẢ, VUI LÒNG LIÊN HỆ CLEVERADS ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHANH NHẤT!

    Connect With CleverAds