Xu hướng Beauty Marketing & lưu ý triển khai chiến dịch

Xu hướng Beauty Marketing & lưu ý triển khai chiến dịch

Thuật ngữ ‘beauty marketing’ xuất hiện như thổi một làn gió mới vào việc định vị và khai thác tiềm năng truyền thông với các sản phẩm làm đẹp để tăng trưởng doanh thu cho ngành hàng. Bài viết sau sẽ phân tích về xu hướng ngành, các kênh truyền thông và lưu ý để có một campaign về beauty marketing thành công.

1. Beauty marketing là gì?

Beauty Marketing là công việc của marketer để quảng bá một sản phẩm hoặc thương hiệu làm đẹp tới công chúng. Công việc này nhằm tạo nhận thức của khách hàng với thương hiệu. Đồng thời thôi thúc họ thực hiện hoạt động mua bán với sản phẩm ngành làm đẹp.

Ngành công nghiệp làm đẹp luôn thu hút sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. 

Những marketer ở lĩnh vực này phải có kỹ năng, sự nhạy bén trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Đồng thời, họ cần có tư duy về chiến lược tiếp thị để đánh vào tâm lý muốn chăm sóc và làm đẹp của người tiêu dùng.

>> Xem thêm: Đánh giá sản phẩm: Hướng đi tiềm năng cho thương hiệu

2. Cập nhật: Xu hướng Beauty Marketing

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Khi các cửa hàng truyền thống đóng cửa và giảm doanh số theo cách ly xã hội. Đây là thời điểm vàng để sàn thương mại điện tử lên ngôi. Họ hướng khách hàng vào hoạt động mua bán, trao đổi bằng phương thức trực tuyến.

Tiếp thị kỹ thuật số đang là xu hướng phát triển tiềm năng lớn của ngành chăm sóc sắc đẹp.

Tham gia và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tích cực trên nền tảng digital nhằm đảm bảo thu hút đối tượng mới và tăng lòng trung thành với thương hiệu.

Không giống như marketing truyền thống, digital marketing cho phép thu thập và phân tích các chỉ số thành công và dữ liệu về kết quả quảng cáo để điều chỉnh chiến lược marketing.

Dưới đây là các dự đoán về xu hướng beauty marketing trong thời gian sắp tới.

2.1. Xu hướng Beauty Marketing: Omni channel

Omni channel marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng thông qua trải nghiệm mua sắm hợp nhất giữa các kênh, trợ giúp chăm sóc khách hàng chất lượng cao, liền mạch và thuận tiện khi các kênh có sự kết nối với nhau.

Đọc thêm: Omni channel là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Omni channel

Tiếp thị đa kênh được thực hiện thông qua nhiều kênh điện tử khác nhau. Bao gồm website, ứng dụng, cửa hàng offline, quảng cáo điện tử, mạng xã hội, mua hàng trực tuyến, v.v.

beauty marketing

Do sự đa dạng của dịch vụ và sản phẩm, các thương hiệu làm đẹp và mỹ phẩm phải phát triển nhiều kênh. Họ cung cấp trải nghiệm mua sắm chất lượng và toàn diện. Cho dù đó là ứng dụng dành cho thiết bị di động, bán lẻ ngoại tuyến hay mạng xã hội.

Người tiêu dùng trở nên kén chọn và khắt khe hơn. Họ nâng cao kì vọng vào trải nghiệm mua sắm thuận tiện, dễ dàng hơn.

Các thương hiệu làm đẹp kết hợp marketing truyền thống và digital marketing để truyền bá cùng một ưu đãi và định vị thông qua ba kênh trở lên. Số lượt mua hàng của họ có xu hướng tăng lên gần 290%. Mức độ tương tác của khách hàng đạt 18%. So với 5% đối với các chiến dịch tiếp thị đơn phương.

2.2. Micro-Influencer

Vào năm 2023, xu hướng mở rộng cho micro-influencer – những người có thể mang lại nhiều tiềm năng hơn cho các doanh nghiệp.

Micro-Influencer là những người có sức ảnh hưởng nhỏ. Phần lớn micro-influencer đều có sở thích hoặc đang làm việc trong một lĩnh vực nào đó. 

Không giống như Macro hay Mega-Influencer, Micro-Influencer không có lượng người theo dõi lớn. Họ có quy mô trung bình từ 10.000 đến 100.000 followers. 

Mặc dù có ít khán giả, nhưng họ có mức độ tin cậy và tương tác cao cũng như chi phí dịch vụ thấp hơn.

Theo thống kê, micro-influencer có khả năng tăng 20% tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate).

>> Xem thêm: Micro Influencer Là Gì? Những Lưu Ý Khi Booking Micro Influencer

Micro-Influencer giúp tăng nhận diện, đồng thời duy trì lượng tương tác cho thương hiệu. Họ có thể tập trung vào đúng tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, mang đến trải nghiệm chân thực hơn.

Các thương hiệu đang tích cực sử dụng hình thức marketing với các Micro-influencer để tối ưu hóa chi phí và mục tiêu của doanh nghiệp. 

2.3. Beauty Marketing và trải nghiệm cá nhân hoá

Bằng việc thu thập các dữ liệu cá nhân, marketer có thể xây dựng và phát triển chương trình ưu đãi mang tính cá nhân hoá nhiều hơn.

Người tiêu dùng có xu hướng bị tiếp cận dồn dập với các sản phẩm quảng cáo chung chung. Nó khiến họ không thể tìm ra điểm khác biệt từ cái nhìn đầu tiên.

Báo cáo cho thấy, đến 80% người tiêu dùng có khả năng mua hàng từ các thương hiệu cung cấp các ưu đãi và trải nghiệm được cá nhân hóa.

Công cuộc thu thập thông tin và tạo chương trình cá nhân hoá được hỗ trợ rất nhiều bởi sự xuất hiện của AI và Big Data.

Chúng giúp beauty marketer phân tích các đặc điểm, hành vi và sở thích cá nhân của khách hàng. Từ đó cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

Bên cạnh đó, cá nhân hóa trải nghiêm mua sắm cũng làm tăng giá trị đơn hàng trung bình (average order value)giảm tỷ lệ hoàn trả (return rate).

2.4. Xu hướng Beauty Marketing: UGC – User Generated Content

UGC là bất kỳ nội dung nào do người dùng của thương hiệu làm đẹp tạo và đăng tải trên Internet. Bao gồm video, ảnh, GIF, meme, bài đăng trên blog và âm thanh,v.v.

Người tiêu dùng đang dần không tin tưởng vào quảng cáo của nhãn hàng. Họ tin tưởng vào ý kiến của những người tiêu dùng sản phẩm giống họ.

Các bài đăng trên mạng xã hội, các bài viết nổi bật của các blogger và nhà báo, các bài đánh giá của KOLs/ KOCs và các hoạt động unboxing trên Instagram là những ví dụ điển hình.

UGC cung cấp nội dung có tên thương hiệu mà beauty company có thể đăng lại (‘repost’) và tăng tính lan truyền.

Tuy nhiên, marketer phải đưa ra các hướng dẫn và kêu gọi hành động (call-to-action) để truyền cảm hứng cho người tiêu dùng sản xuất và đăng dữ liệu có liên quan trên phương tiện truyền thông xã hội của họ kèm sự nhắc đến thương hiệu như hashtag # hoặc nhắc đến @.

2.5. Thực tế ảo

Covid-19 đã làm thay đổi thói quen và hành vi mua sắm. Khách hàng không nhất thiết phải đến cửa hàng để thử đó trước khi mua hàng.

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng đang sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) để tăng trải nghiệm thực tế. 

Ứng dụng sử dụng thuật toán nhận dạng khuôn mặt để xác định các vùng trên khuôn mặt và áp dụng lớp phủ các sản phẩm đã chọn lên các vùng như mắt và môi, giống như filter trên Instagram.

Người dùng có thể thay đổi màu sắc, kiểu dáng và ánh sáng bằng một cú chạm. Nhiều ứng dụng trong số này cũng có tích hợp kênh mạng xã hội. Người dùng có thể chia sẻ ngoại hình của họ với bạn bè và gia đình trực tuyến.

beauty marketing

2.6. Video ngắn (Short Form Video)

Các video ngắn hiện đang thịnh hành và được ưa chuộng bởi các KOLs/ KOCs/ Influencers trên các nền tảng truyền thông xã hội như TikTok – hiện có khoảng 850 triệu người dùng, Instagram với Reels và YouTube với Shorts.

Theo thống kê, khoảng 66% khách hàng thích các video ngắn để khám phá các sản phẩm và dịch vụ mới.

3. Kênh truyền thông Beauty Marketing phổ biến hiện nay

Ngành beauty marketing có đa dạng loại hình kênh truyền thông để tiếp cận hiệu quả với khách hàng mục tiêu nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 

3.1. Search Engine Optimization

SEO là công cụ miễn phí để có thứ hạng đầu tiên trên thanh tìm kiếm của Google và nhận lượng truy cập tự nhiên (organic traffic). Đây là một kênh tuyệt vời cho các doanh nghiệp ngành beauty sở hữu Websites và Blogs.

Các nhà sản xuất, kênh thương mại điện tử, và các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự xây dựng nội dung bổ ích trên nền tảng của mình để lên trang nhất Google mà không phải trả phí cho từng lượt nhấp (PPC) và từng lượt hiển thị quảng cáo (ad impression).

3.2. Social Media Marketing

Ngành công nghiệp làm đẹp dường như được tạo ra cho các liên kết trên mạng xã hội. Họ sáng tạo nội dung, xây dựng cộng đồng và chia sẻ xu hướng làm đẹp cho người xem.

Theo thống kê, thời gian trung bình mọi người dành cho mạng xã hội hàng ngày là gần hai tiếng rưỡi. 

Xu hướng sử dụng mạng xã hội trong Beauty Marketing:

Giới thiệu thương hiệu và sản phẩm mới thông qua sáng tạo nội dung (content).

Nơi các beauty brand hợp tác với thương hiệu khác, Influencers, tổ chức chương trình khuyến mãi.

Phát huy UGC.

Hơn nữa, người tiêu dùng có thể mua sắm trực tiếp trên Instagram nhờ tính năng Mua sắm. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, TikTok đã trở thành một không gian, nền tảng đáng cạnh tranh trong beauty industry.

beauty marketing

3.4. Content Beauty Marketing

Content marketing là một chiến thuật để thúc đẩy doanh thu thông qua việc sáng tạo nội dung. Đồng thời, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và lợi ích của khách hàng tiềm năng. Xây dựng content giúp thu hút khán giả và dẫn đến sự hợp tác lâu dài. 

Có thể nói rằng các chiến lược beauty marketing thành công không thể không có marketing. Bởi vì ngay cả chuỗi hoạt động trong email marketing cũng đã là nhiệm vụ của content manager.

3.5. Brand Marketing

Mục tiêu:

Phát triển nhận thức về thương hiệu và sản phẩm. Xây dựng uy tín thương hiệu, tăng khả năng tiếp cận thị trường và thiết lập danh tiếng.

Các nhà tiếp thị tìm kiếm những cách độc đáo để quảng bá sản phẩm. Nhằm tạo sự khác biệt cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Và chứng minh giá trị đặc biệt của công ty đối với khách hàng. 

Bên cạnh đó là xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng.

Một chiến lược hiệu quả sẽ giúp một công ty nổi bật giữa đám đông. Đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng.

Omni channel thường được thực hiện để tăng hiệu quả cho các doanh nghiệp ngành làm đẹp.

3.6. Quảng cáo trả phí

Quảng cáo có trả phí giúp theo dõi hành động của đối thủ cạnh tranh. Tìm ra vị trí đặt quảng cáo của họ và thực hiện các chiến dịch quảng cáo thử nghiệm.

Paid Ads trong beauty marketing giúp thương hiệu thiết lập quảng cáo theo ngữ cảnh, thêm sản phẩm vào Google Mua sắm, sử dụng tiếp thị lại động và tham gia vào quảng cáo trên mạng xã hội và theo dõi kết quả của các chiến dịch quảng cáo tối ưu hóa chúng.

4. Lưu ý triển khai chiến dịch Beauty marketing thành công

4.1. Phân tích thị trường Beauty marketing

Trước khi thực hiện marketing cho ngành beauty, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu của khách hàng trên thị trường qua việc sử dụng tool Google Keyword Planner để cân nhắc từ khoá, thông tin được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến kế hoạch công ty đang định xây dựng.

4.2. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu về người xem giúp beauty company tổng hợp được những người có hứng thú với thương hiệu, sản phẩm và các chương trình ưu đãi. Khi tìm hiểu về họ, các beauty marketer nên lập danh sách về những đầu mục sau:

  • Nơi sống
  • Giới tính/ tuổi tác
  • Thu nhập trung bình
  • Sở thích
  • Vấn đề ngăn cách hành vi mua bán
  • Dự định/ mong muốn

Thực hiện nghiên cứu khách hàng tiềm năng kĩ lưỡng giúp doanh nghiệp tạo những chiến dịch marketing mang tính cá nhân hoá và đạt hiệu quả cao trong vận dụng các kênh truyền thông.

4.3. Phân tích đối thủ

Hoạt động này giúp beauty company hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.

Càng hiểu về đối thủ, các marketing ngành làm đẹp có thể vận dụng điểm mạnh và xây dựng sự khác biệt trên thị trường.

4.4. Định vị thương hiệu

Thương hiệu đáng tin cậy giúp thuyết phục được niềm tin của người mua và xây dựng mối quan hệ vững chắc.

Doanh nghiệp làm đẹp có thể tạo đề xuất bán hàng độc đáo, khác biệt. Họ lập danh sách “điểm đau” (pain point) của khách hàng. Các chương trình khách hàng thân thiết hoặc tiền thưởng khuyến khích thúc đẩy khách hàng mua sắm định kỳ.

Beauty marketing marketer có thể làm như sau:

  • Tạo mối liên hệ rõ ràng với thương hiệu
  • Chia sẻ nội dung viết hữu ích trên trang truyền thông xã hội hoặc blog
  • Tích cực tương tác với khán giả để xây dựng một cộng đồng trung thành

4.5. Đặt mục tiêu chiến lược Beauty marketing

Mục tiêu nên được thiết lập trong phạm vi một, hai hoặc năm năm. Tầm nhìn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của công ty.

Họ phải vạch ra kế hoạch hành động từng bước cho mỗi tuần và đặt ra các mục tiêu trung gian. Việc đạt được hay không đạt được sẽ chỉ ra sự cần thiết trong điều chỉnh kế hoạch.

4.6. Thiết kế ngân sách chiến dịch Beauty marketing

Kế hoạch tài chính tốt giúp beauty marketer dự đoán ngân sách được tính toán cho từng kênh, cho người sáng lập và xác định lợi nhuận dự kiến.

Beauty marketing đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp, theo dõi liên tục các xu hướng và các giải pháp sáng tạo để tìm đường vào trái tim của khách hàng.

5. Những chiến dịch Beauty marketing nổi bật tại Việt Nam

5.1. Lemonade: ‘Lemonade Want It Got It Dual Eyebrow’

Lemonade là thương hiệu mỹ phẩm đến từ Việt Nam do ‘Phù thuỷ trang điểm Việt Nam’ – Quách Ánh sáng lập. Đây là thương hiệu trang điểm luôn khẳng định vẻ đẹp từ bên trong của mọi cô gái: ở tri thức, ở suy nghĩ tích cực và nguồn năng lượng tươi vui.

Đó chính là nguồn động lực giúp các cô gái Lemonade dễ dàng vượt qua khó khăn và chinh phục những mục tiêu mới. Khẩu hiệu của Lemonade là ‘Khi cuộc đời trao cho bạn những quả chanh, hãy pha nước chanh’ (“When life give you lemons, make lemonade”).

Chì kẻ mày 2 đầu của Lemonade ra đời trong Bối cảnh người tiêu dùng tại Việt Nam khi sống tại nước có khí hậu nhiệt đới, có mùa hè nắng nóng và mùa đông khô hanh. Kết hợp với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cùng điều kiện làm việc, học tập cả ngày không được tẩy trang và trang điểm lại.

Điều này dẫn đến, đa số người tiêu dùng Việt chịu ảnh hưởng làn da dầu và xuống tone mỹ phẩm. 

Từ đó, kết luận Insight tiêu dùng thị trường Việt Nam về chì kẻ lông mày gồm:

  • Chống thấm nước tối đa
  • Bền màu nguyên khuôn suốt cả ngày
  • Dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu
  • 2 công dụng trong 1 sản phẩm: vừa định hình khuôn lông mày, vừa làm đầy và đều màu từng sợi lông

Strategy của Lemonade trong chiến dịch lần này gồm Creative Idea:

 “LEMONADE WANT IT GOT IT DUAL EYEBROW – CHÌ KẺ MÀY HAI ĐẦU CHO LÔNG MÀY HOÀN HẢO”. 

Chiến dịch có sự tham gia từ Ca sĩ Đông Nhi review sản phẩm trên Facebook. Influencers/KOLs/KOCs trên TikTok như maianhh.dao, jimieggg, doitlikejulian, duyentruongmakeup.

Trên các bài đăng, Lemonade cũng gắn link mua hàng thuộc các nền tảng. Bài đăng trên Facebook được điều link mua sắm sang Website, Lazada, Shopee, Tiki. Bài đăng trên TikTok được điều link sang TikTok Shop. 

Content Marketing 

Page Lemonade Cosmetics trên Facebook với nội dung hướng đến “Bí quyết chọn kiểu lông mày phù hợp với gương mặt”, “Màu chì kẻ mày nào phù hợp với bạn?”, “Must have Items cho Newbie” để tăng tương tác với page. Từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và tạo sự gợi nhớ, nhắc lại về nhận diện thương hiệu, sản phẩm với khách hàng tiềm năng.

Kết quả 

Sản phẩm đạt 62,3k lượt bán, 21,4k lượt đánh giá trung bình 5 sao trên Shopee. Hàng ngàn lượt view trên Reel Youtube và giải ‘Local makeup product of the year’ do ELLE Beauty Awards 2023 bình chọn.

5.2. Chiến dịch Influencer Beauty Marketing của FOCALLURE

Bối cảnh

FOCALLURE là một hãng mỹ phẩm Trung Quốc thành lập năm 2020. Thương hiệu du nhập vào Việt Nam đầu năm 2021. Hãng này cung cấp đa dạng loại sản phẩm, từ son môi, phấn mắt, má hồng,… rất được lòng các chị em.

Họ chú trọng đến bao bì sản phẩm, phần lớn đều nhỏ nhắn, tinh tế và nữ tính. Có rất nhiều blogger làm đẹp đánh giá cao thương hiệu này.

Mục tiêu

Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, FOCALLURE muốn nội địa hoá (localization) nhằm đạt độ nhận diện cao cũng như gia tăng thị phần trong ngành beauty, đặc biệt cho giới trẻ.

Về truyền thông, nhãn hàng muốn tăng Brand Awareness. Trong đó, Social Media Reach tăng 30% và Volume of Mention tăng 35-40%.

doanh thu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tăng 25% và tỷ lệ đơn hàng mới/ tổng đơn hàng tăng 17%.

 

Giá thành của FOCALLURE khá rẻ so với thị trường. Nên Đối tượng Khách hàng của họ là người trẻ – hủ yếu gen Z với thu nhập trung bình với thói quen tiêu dùng nghiêng về mạng xã hội. 

FOCALLURE tập trung vào việc tạo Content, lựa chọn KOL phù hợp và quản lý chiến dịch hiệu quả bằng cách sử dụng nền tảng Tự động hóa tiếp thị người ảnh hưởng.

Các nền tảng được chọn gồm YouTube, Facebook, Instagram và TikTok – là bốn nền tảng phổ biến nhất tại Việt Nam.

Các KOLs và KOCs tập trung vào hai nội dung chính trên YouTube. Nội dung liên quan đến chủ đề Swatch & Review mỹ phẩm vẫn tiếp tục trên Facebook.

Kết quả

YouTube ĐẠT 700.000 lượt xem. Tỷ lệ tham gia từ 8 đến 10% trên số lượt xem. 70% phản hồi là tích cực và ủng hộ sản phẩm và thương hiệu. 10% phản hồi trung tính, tò mò và muốn biết

5.3. Cocoon & Tinh chất dưỡng tóc tinh dầu bưởi

Cocoon là hãng mỹ phẩm thuần chay được sản xuất tại Việt Nam. Họ đã nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mỹ phẩm 100% thuần chay giữ trọn dưỡng chất của thực vật Việt Nam. Họ ưu tiên sự an toàn, lành tính, không sử dụng thành phần từ động vật . Đặc biệt nói không với thử nghiệm trên động vật. 

Bối cảnh

Lối sống, nếp sinh hoạt thường xuyên căng thẳng, stress, thất thường khiến tóc rụng. Nhiều người nhiễm nCoV đã rụng cả mảng tóc do lo âu, mệt mỏi và rối loạn tâm lý, đặc biệt là trong suốt đại dịch.

Đặc biệt, nhiều người theo lối sống xanh bắt đầu yêu thích mỹ phẩm thuần chay. Do xu hướng xã hội ngày nay chuyển sang sản phẩm gốc thực vật thay vì động vật.

Cocoon nhằm mục đích tăng cường sức khỏe của làn da bằng cách tận dụng sự đa dạng của các loại thực vật khác nhau. Bao gồm các loại thực vật giàu vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất.

Họ tập trung vào sự hiểu biết khoa học để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm an toàn và hiệu quả để mang lại cho bạn một mái tóc luôn khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những nguyên liệu đơn giản và thân thiện.

Về kinh doanh

Họ muốn tạo sự khác biệt so với các đối thủ lớn như L’Oreal, innisfree, Thái Dương, Hairburst. Đồng thời, chiếm được thị phần về sản phẩm dưỡng mọc tóc tại Việt Nam.

Về thương hiệu

Cocoon muốn đạt được lòng tin yêu và định vị thương hiệu rõ ràng về nhãn hàng Việt Nam – do Việt Nam sản xuất, thành phần từ Việt Nam.

beauty marketing

Chiến dịch: Sử dụng mạng xã hội kết hợp các tiêu thức 

    • Collaborative Marketing: Đẩy mạnh quảng bá, mua hàng qua các kênh thương mại điện tử tạo sự thuận tiện. 
    • Content Marketing: Post “Đội quân chiến binh không thể thiếu cho mái tóc”. “Bộ đôi chăm sóc tóc gãy rụng hiệu quả và cực kỳ tiết kiệm”. Hướng dẫn “Treatment cho tóc gãy rụng và chậm phát triển”. Thành quả “before-after” sau khi dùng tinh dầu Bưởi dưỡng tóc.
  • Influencer Marketing: 

Hợp tác với beauty blogger nổi tiếng: Trinh Phạm, Đào Bá Lộc, Giang ơi,v.v.

 

Kết quả:

Nhận được Giải thưởng “Local brand of the year” và “BLOGGERS’ CHOICE WINNER” tại ELLE Beauty Awards 2023. Đạt 30,8k lượt bán và 6k lượt đánh giá chỉ riêng trên Shopee cho dòng sản phẩm phiên bản nâng cấp.

Lời kết

Beauty marketing đang trở thành xu hướng. Với nội dung đánh giá, giới thiệu sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội.

Ngành công nghiệp làm đẹp đã thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Họ đem đến những mảng sắc mới cho thị trường marketing nói chung.

Mong rằng bài tổng hợp đã đem đến thông tin bổ ích cho bạn đọc. Chúc bạn thực thi chiến dịch thành công!

DOANH NGHIỆP QUAN TÂM CÁC GIẢI PHÁP DIGITAL MARKETING HIỆU QUẢ, VUI LÒNG GỬI YÊU CẦU CHO CLEVERADS TẠI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHANH NHẤT!

    Connect With CleverAds