Search Intent: Quy trình xác định và tối ưu

Search Intent: Quy trình xác định và tối ưu

Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi rất nhiều thói quen và hành vi của khách hàng. Họ không còn thụ động đón nhận thông tin nữa mà sẽ chủ động tìm kiếm thông tin với nhiều mong muốn, mục đích khác nhau và tất cả được gói gọn trong khái niệm Search intent. Vậy Search intent là gì?

Chính Google cũng đã khẳng định Search intent có tác động rất lớn đến ngành truyền thông và Marketing hiện nay. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu thêm về thuật ngữ này và cách xác định chính xác Search intent của khách hàng qua bài viết sau đây.

1. Search intent là gì?

1.1. Search intent là gì?

Search intent (Ý định tìm kiếm) là những suy nghĩ, mục đích và câu hỏi tìm kiếm từ người dùng trên SERPs (Search Engine Results Pages – Trang kết quả tìm kiếm). Thuật ngữ này có có tên gọi khác như User Intent hoặc Keyword Intent.

Nói cách khác đây là quá trình nghiên cứu ý định tìm kiếm của người dùng. Khi họ có một ý định, mục đích hoặc câu hỏi nào đó thì sẽ gõ tìm kiếm trên thanh công cụ của Google. Các SERPs trên Google sẽ lưu lại những Search Intent này của người dùng.

Dân số thế giới hiện tại đang là hơn 8 tỷ người và mỗi người đều có rất nhiều ý định tìm kiếm khác nhau. Theo thống kê của Search Engine Land, mỗi ngày Google nhận đến 5.5 tỷ lượt tìm kiếm trên toàn cầu, tương ứng với 63.000 lượt thao tác trong mỗi giây. 

Dù lượng Search intent là khổng lồ và rất khó để nắm bắt tất cả nhưng nếu muốn website doanh nghiệp thăng hạng thì việc nghiên cứu những ý định tìm kiếm này là vô cùng cần thiết.

1.2. Phân biệt Search intent và Insight

Search intent Insight
Định nghĩa Là mục đích hoặc kế hoạch cụ thể của người dùng khi họ nhập một truy vấn vào công cụ tìm kiếm.

Thể hiện mong muốn có trong đầu của người dùng ngay khi thực hiện tìm kiếm một vấn đề nhất định nào đó.

Là sự hiểu biết sâu sắc và thông tin giá trị thu được từ việc phân tích dữ liệu và các thông tin khác nhau.

Thể hiện mong muốn sâu xa bên trong người dùng, thúc đẩy người dùng thực hiện Search intent. Có thể ngay cả chính bản thân người dùng cũng không biết mình có mong muốn sâu xa đó.

Bản chất Liên quan chủ yếu đến cách mà người dùng muốn tìm kiếm thông tin cụ thể hoặc thực hiện một hành động nhất định. Liên quan đến việc thu thập, phân tích, và rút ra những hiểu biết quan trọng từ dữ liệu, thị trường, khách hàng, hoặc bất kỳ nguồn thông tin nào khác.
Ví dụ Người dùng muốn tìm kiếm cách nấu đồ healthy và thực hiện hành động tìm kiếm trên google hoặc bất kỳ các công cụ tìm kiếm nào. Người dùng muốn nấu đồ healthy để cải thiện sức khỏe, tiết kiệm tiền ăn ngoài nên mới tìm kiếm cách nấu đồ healthy.

 

Tóm lại, Search intent tập trung vào ý định tìm kiếm của người dùng, trong khi Insight tập trung vào sự hiểu biết sâu và rộng rãi hơn về hoạt động và hành vi.

Đọc thêm: Insight – Yếu tố then chốt khi xây dựng chiến lược tiếp thị

2. Vai trò của Search intent là gì?

Search intent là gì

2.1. Nâng cao chất lượng nội dung

Hiểu rõ Search intent sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những nội dung phù hợp với nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm. Việc cung cấp thông tin chính xác và hữu ích theo yêu cầu của người dùng giúp tăng khả năng thu hút lượt truy cập và giữ chân khách hàng.

2.2. Search intent – tăng hiệu quả SEO

SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu công cụ tìm kiếm) là cách tăng lượt truy cập tự nhiên tuyệt vời. Tối ưu hóa trang web và nội dung cho Search intent giúp nâng cao vị trí doanh nghiệp trên trang kết quả tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá sự phù hợp giữa nội dung và ý định tìm kiếm, và điều này ảnh hưởng đến thứ hạng trang web trên SERPs (Trang kết quả tìm kiếm).

Đọc thêm: Xu hướng SEO 2023 Google: Cập nhật để tăng trưởng lượt truy cập

Đọc thêm: 5 lỗi kỹ thuật SEO cần tránh – Lời khuyên đến từ Google

2.3.Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Search intent có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trang đích (Landing page) để chuyển đổi người tìm kiếm thành khách hàng. Nếu người tìm kiếm có ý định giao dịch, cung cấp thông tin về sản phẩm thì giá cả và quy trình mua sắm là cực quan trọng.

2.4. Search intent  – tăng hiệu quả quảng cáo

Trong chiến lược quảng cáo trực tuyến, việc định rõ Search intent giúp doanh nghiệp chọn đối tượng và từ khóa mục tiêu chính xác để tiến hành quảng cáo. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí quảng cáo và tăng cơ hội chuyển đổi.

2.5. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu về Search intent cũng sẽ mang lại những thông tin quan trọng về nhu cầu và xu hướng của thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến dịch vụ.

2.6. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Việc cung cấp thông tin hữu ích và chính xác dựa trên Search intent giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Sự tận tâm và đáp ứng đúng đắn sẽ giúp tăng độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp.

3. Cách xác định Search intent 

Search intent là gì

3.1. Phân loại

Dựa vào mục đích tìm kiếm

Theo các nghiên cứu khoa học của Ahrefs và SEMrush có thể chia Search Intent thành 4 loại chính:

  • Informational (Ý định tìm kiếm thông tin)
  • Commercial Investigation (Ý định tìm kiếm điều tra thương mại)
  • Transactional (Ý định tìm kiếm giao dịch)
  • Navigational (Ý định tìm kiếm điều hướng)

Dựa vào micro moment

Theo Google, có thể dựa theo những thời điểm mà nhu cầu người dùng được đẩy lên cao nhất để phân loại Search intent:

  • Know – Tôi muốn biết…
  • Go – Tôi muốn đi tới… 
  • Do – Tôi muốn làm… 
  • Buy – Tôi muốn mua…

Các loại Search intent phổ biến

2 các phân loại trên đã thể hiện được bản chất của ý định tìm kiếm nhưng chúng không thật sự hiệu quả do nhiều trường hợp 1 từ khoá có thể cho ra 2 Search intent khác nhau.

Ví dụ như khi người dùng tìm kiếm ‘kính râm cận” thì sẽ có một là họ muốn mua kính, hai là muốn tìm hiểu thông tin về loại kính này. Vậy nên ngoài cách phân loại kể trên, hiện nay còn có 9 loại Search intent phổ biến:

  • Nghiên cứu thông tin 
  • Tìm kiếm video
  • Tìm câu trả lời nhanh 
  • Ý định mua hàng 
  • Tìm kiếm trực quan (nhiều hình ảnh) 
  • Khám phá địa điểm local 
  • Tìm các tin mới / tin thời sự
  • Tìm hiểu thương hiệu 
  • Search Intent hỗn hợp

3.2. Cách xác định search intent

Nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu các nền tảng và hành vi của khách hàng để tìm các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp sau đó chọn lọc và phân loại từ khóa thành các nhóm dựa trên chủ đề và liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Phân loại Intent

Đánh giá mỗi từ khóa để xác định Search intent của người tìm kiếm. Có thể chia theo 3 cách phân loại kể trên hoặc tạo ra mục phân loại riêng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc liệu người tìm kiếm có muốn tìm hiểu, mua sắm, truy cập trang web cụ thể hay so sánh sản phẩm/dịch vụ.

Kiểm tra trang kết quả tìm kiếm hiện tại

Tìm kiếm các từ khóa chính và xem kết quả tìm kiếm hiện tại. Điều này giúp doanh nghiệp nắm được cách các công cụ tìm kiếm hiện đang hiểu về Search intent và biết cung cấp nội dung nào là phù hợp nhất.

Ngoài ra cũng nên quan sát các đối thủ cạnh tranh và xem họ đang tạo nội dung nào, mang lại hiệu quả ra sao.

Phân tích nội dung search intent

Quan sát các trang web xuất hiện ở vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu cách họ giải quyết nhu cầu của người tìm kiếm.

Xác định loại nội dung (hướng dẫn, sản phẩm, bài đánh giá,…) được đánh giá cao cho từng ý định tìm kiếm.

Thu thập phản hồi từ khách hàng

Nếu có thể, hãy thu thập phản hồi từ khách hàng hoặc người sử dụng về trang web của doanh nghiệp. Điều này có thể cung cấp thông tin quý báu về những gì họ tìm kiếm và mong đợi khi truy cập.

Tối ưu nội dung

Dựa trên các thông tin thu thập được, tối ưu hóa nội dung trên website để phản ánh chính xác Search intent của người tìm kiếm. Cần đảm bảo rằng trang đích của doanh nghiệp đã cung cấp những giải pháp rõ ràng và linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.

Theo dõi và điều chỉnh liên tục

Theo dõi hiệu suất của trang web qua các công cụ theo dõi và kiểm tra thường xuyên.

Nếu có thay đổi trong xu hướng tìm kiếm hoặc trong nhu cầu của khách hàng, hãy nhanh chóng điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp để phản ánh sự thay đổi này.

4. Tối ưu Search intent

Search intent là gì

4.1. Tận dụng các công cụ phân tích từ khóa

Việc sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, hoặc SEMrush không chỉ là một chiến lược quan trọng trong SEO mà còn là một cách hiệu quả để nắm bắt mục đích tìm kiếm của khách hàng.

Những công cụ này giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm hiểu và phân tích các từ khóa phù hợp với đối tượng mục tiêu. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác mục đích tìm kiếm của khách hàng và cung cấp nội dung chất lượng. hấp dẫn.

4.2. Khám phá các câu hỏi liên quan đến chủ đề

Để hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm của khách hàng, có một cách là tìm hiểu các câu hỏi liên quan đến chủ đề cụ thể. Các câu hỏi này thường xuất hiện trên diễn đàn, trang web chia sẻ kiến thức như Quora, hoặc trang web tập trung vào câu hỏi và trả lời như AnswerThePublic.

Thông qua việc tìm hiểu những câu hỏi này, doanh nghiệp có thể cung cấp giải pháp đầy đủ và chính xác cho khách hàng, tạo ra nội dung đáp ứng đúng với mục đích tìm kiếm của họ.

4.3. Xem nội dung trên website đối thủ

Hãy xem xét cẩn thận nội dung từ đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ họ đang mang đến thông điệp gì cho khách hàng. Bằng cách đánh giá chi tiết nội dung của đối thủ, doanh nghiệp có thể rút ra những giải pháp sáng tạo và cung cấp cho khách hàng nội dung phản ánh chính xác mục đích tìm kiếm của họ.

Điều này đảm bảo rằng nội dung của doanh nghiệp không chỉ hấp dẫn mà còn mang lại giá trị thực sự, từ đó tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

4.4. Search intent – tối ưu trang web

Ngoài việc tối ưu nội dung, có một việc quan trọng không kém là tối ưu trang web để đáp ứng ý định tìm kiếm của khách hàng. Cải thiện tốc độ tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng trên website doanh nghiệp có thể tăng cường độ đáng tin cậy và sự hấp dẫn của trang web.

Những cải tiến này giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận thông tin mà họ cần, đồng thời gia tăng khả năng họ sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

5. Lời kết

Search intent đóng vai trò rất lớn trong những chiến dịch của doanh nghiệp, đặc biệt là SEO và có thể giúp doanh nghiệp nắm rõ được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Thông qua bài viết trên, CleverAds hy vọng đã mang đến cho doanh nghiệp những kiến thức và gợi ý hữu ích để xác định được Search intent là gì và biết thêm những cách tối ưu để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch.

Chúc doanh nghiệp thành công!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds