Brand Marketing: 05 modules chính (chi tiết cập nhật mới)

Brand Marketing: 05 modules chính (chi tiết cập nhật mới)

Brand Marketing, một trong số xu hướng của Marketing hiện đại. Tìm hiểu chi tiết về Brand Marketing và 05 modules chính cùng CleverAds trong bài viết này.

1. Brand Marketing là gì?

Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) là quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm trên thị trường. Bao gồm các hoạt động:

  • Xây dựng thương hiệu.
  • Quảng cáo.
  • PR.
  • Tổ chức Sự kiện.
  • Tài trợ.
  • Quản trị quan hệ khách hàng.

Mục đích của Brand Marketing: Tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo để thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và đem lại giá trị cho doanh nghiệp, tạo ra lòng tin và niềm tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

brand marketing

Một chiến lược Brand Marketing tốt

Không chỉ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu, mà còn là đội ngũ nhân sự tiềm năng. Một ví dụ về công ty thực hiện tốt điều này là The Pokémon Company International.

brand marketing là gì
Pokémon Company International sử dụng chiến lược thương hiệu để thu hút nhân tài.

Bằng định vị thương hiệu là loại hình giải trí thời thơ ấu hay nhất, họ khuyến khích nhân viên tham gia chơi trò chơi của công ty. Từ đó trở nên hào hứng và mong muốn được làm việc. Và như tất cả chúng ta đều biết, môi trường hạnh phúc sẽ tạo ra những nhân viên hạnh phúc.

2. Sự khác nhau giữa Brand Marketing, Branding và Trade Marketing

Để tránh bị nhầm lẫn cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa brand marketing với Branding và Trade Marketing dưới đây:

2.1. Brand Marketing và Branding

“Brand Marketing”“Branding” là hai khái niệm khác nhau. Brand Marketing tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand Recognition) còn Branding lại tập trung vào xây dựng thương hiệu.

Branding Brand Marketing
Thiết kế các tên gọi, biểu tượng, thông điệp quảng cáo, tạo ra giá trị cốt lõi, định hướng phong cách và trải nghiệm khách hàng. Là quá trình dài tập trung vào việc xác định và xây dựng nhận thức của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tập trung vào việc phát triển, kích hoạt thương hiệu (Brand activation), thông qua các hoạt động như: Quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, tài trợ, v.v.

Là quá trình ngắn hạn, tập trung vào việc đưa thương hiệu đến với khách hàng. Và thu hút sự quan tâm của khách hàng, tăng doanh số bán hàng và đem lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp.

Chi tiết: Marketing thương hiệu: Chìa khóa vàng để thành công (cập nhật mới)

2.2. Brand Marketing và Trade Marketing

Trade Marketing Brand Marketing là những phương pháp quan trọng để phát triển doanh nghiệp và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng và mục tiêu cụ thể chúng có mục đích và chiến lược khác nhau:

Tiêu chí Trade marketing Brand Marketing
Đối tượng khách hàng Là các đại lý, nhà phân phối hoặc các cửa hàng bán lẻ. Người tiêu dùng cuối cùng.
Mục tiêu Tăng doanh số bán hàng tại các đại lý và cửa hàng bán lẻ. Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng tiềm năng.
Chiến lược Chủ yếu là khuyến mãi, giảm giá hoặc các ưu đãi khác để tăng doanh số bán hàng. Tạo dựng và phát triển thương hiệu để tạo sự tín nhiệm và tương tác với khách hàng.
Kết quả Được xem là thành công dựa trên sự tăng trưởng doanh số bán hàng tại các cửa hàng, đại lý. Đánh giá dựa trên mức độ nhận biết và nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm: Trade Marketing là gì? Cập nhật 07 chiến lược tối ưu nhất

3. 05 modules chính của Brand Marketing

3.1. Target Consumers Understanding

Việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu là điều cần thiết.

Doanh nghiệp cần nắm vững thông tin về nhóm đối tượng khách hàng muốn tiếp cận, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu và thói quen tiêu dùng.

Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược phù hợp để thu hút và tương tác với khách hàng mục tiêu. Để làm tốt hoạt động này, doanh nghiệp cần nắm vững những kiến thức như:

Hiểu khách hàng mục tiêu:

Bao gồm: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, lối sống, thói quen sử dụng ngành hàng, thói quen tiếp cận truyền thông, động cơ và rào cản của sự lựa chọn.

Phân khúc Thị trường:

Nghiên cứu nhu cầu và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất đối với thương hiệu. Kết quả của một phân khúc thị trường hiệu quả thường thể hiện nhóm người dùng mục tiêu rõ ở cả 5 tiêu chí: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách.

Insight khách hàng:

Từ gây bối rối nhất cho marketer, bởi sự phổ biến, tầm quan trọng và tính ứng dụng cao, dễ hiểu nhưng khó tìm.

Insight đơn giản là một sự thật thầm kín, sâu sắc, ẩn giấu tận cùng trong suy nghĩ của người tiêu dùng, mà khi chạm được vào đó, thương hiệu có thể khiến họ thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà thương hiệu mong muốn.

Chi tiết: Shopper Insight là gì? Thấu hiểu người mua từ A – Z

3.2. Brand Strategy Planning

Sau khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần định hình chiến lược thương hiệu của mình.

Bao gồm:

  • Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
  • Định vị thương hiệu
  • Tạo dựng một hình ảnh độc đáo và khác biệt trong tâm trí khách hàng

Chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu của bạn và khách hàng. Doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể:

Định vị Thương hiệu:

Đối tượng marketing? Dựa trên insight là gì? Tại sao họ phải tin và lựa chọn doanh nghiệp.

Danh mục Thương hiệu:

Các thương hiệu đến từ một công ty sẽ được định vị khác nhau và giữ các vai trò chiến lược khác nhau như thế nào?

Đặt mục tiêu Thương hiệu:

Cần phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thị trường và giai đoạn phát triển của thương hiệu.

Xuất phát từ Mục tiêu Kinh doanh (Business Objectives) →  Mục tiêu Marketing (Marketing Objectives) → Mục tiêu Truyền thông (Communication Objectives).

Brand Audit:

Quá trình Kiểm định, thường bắt đầu từ khoảng Quý III hằng năm. Bao gồm 6 phần:

  • Business: Phân tích Tình hình Kinh doanh.
  • Consumer: Phân tích Người tiêu dùng.
  • Brand: Khảo sát Sức khỏe Thương hiệu.
  • Product: Phân tích Danh mục Thương hiệu & Sản phẩm.
  • Marketing: Đánh giá Hoạt động Marketing.
  • Issues & Opportunities.

3.3. Brand Marketing Implementation

Hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu gồm 3 phần:

  • Phát triển Sản phẩm mới.
  • Quảng cáo Truyền thông.
  • Kích hoạt Thương hiệu.

Phát triển Sản phẩm mới:

Sản phẩm mới có thể kích hoạt nhu cầu “mua dùng thử”. Cải tiến sản phẩm ví dụ như: thiết kế bao bì, thông số kỹ thuật hay chức năng mới, cũng đều quan trọng như nhau và cần được thay đổi cải tiến mỗi năm.

Quảng cáo Truyền thông:

Đưa thông điệp chủ đạo của thương hiệu đến với đúng đối tượng và nhiều người dùng mục tiêu nhất có thể, với mức chi phí tối ưu nhất.

Thông qua các kênh truyền thông, nhằm tạo ra độ nhận biết và sự thẩm thấu về thông điệp, qua đó kích thích nhu cầu và gia tăng sự yêu thích.

Media Channels → Awareness → Trial & Purchase → Loyalty

Tiếp thị số:

Vừa có khả năng tiếp cận số đông như truyền thông và khả năng tạo tương tác trải nghiệm lại vừa có thể đo lường hiệu quả và điều chỉnh trong thời gian thực.

Digital là một công cụ mà ngày này bất kỳ marketer nào cũng cần phải hiểu và nắm bắt để có thể xây dựng một thương hiệu thành công.

3.4. Marketing Support

Marketing không thể thành công một mình. Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải được phân phối trên nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý. Được tiếp thị thương mại dựa trên sự ủng hộ của nhà bán lẻ và được trưng bày ở vị trí nổi bật trong cửa tiệm.

Vì vậy Brand Marketing cần sự hỗ trợ và phối hợp với Trade Marketing và Sales để thành công:

Tiếp thị Thương mại:

Doanh nghiệp không thể duy trì nếu không bán sản phẩm. Trade Marketing đảm bảo mang lại lợi ích cho cả thương hiệu và người bán lẻ.

Phân phối & Bán hàng:

Hoạch định chiến lược phân phối & bán hàng cụ thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn thay vì bị cuốn theo những biến động bất ngờ từ phía thị trường.

3.5. Effectiveness Tracking & Optimizing

Cuối cùng, để đạt được hiệu quả cao trong Brand Marketing, doanh nghiệp cần theo dõi kết quả và tối ưu hóa chiến dịch:

  • Lượt truy cập trang web.
  • Tương tác trên mạng xã hội.
  • Doanh số bán hàng.
  • Nhận xét từ khách hàng.

Brand Marketing là một phương pháp quan trọng giúp xây dựng và phát triển thương hiệu.

Hy vọng rằng bài viết này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về 5 modules trong brand marketing và áp dụng nó vào công việc của mình. Dựa vào những thông tin này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và hoạt động tiếp thị để đạt được kết quả tốt nhất!

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds