Phân tích thị trường (Market Analysis) là gì?

Phân tích thị trường (Market Analysis) là gì?

Phân tích thị trường là gì? Cách để có thể triển khai và phân tích thị trường như nào? Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ.

1. Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn và bối cảnh cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Giai đoạn này dự đoán thành công có thể mong đợi khi giới thiệu thương hiệu và sản phẩm tới người tiêu dùng trên thị trường.

Dữ liệu phân tích thị trường gồm:

  • Dữ liệu định lượng: quy mô thị trường thực tế, mức giá người tiêu dùng sẵn sàng trả, dự báo doanh thu,v.v.
  • Dữ liệu định tính: giá trị, mong muốn và động cơ mua hàng của người tiêu dùng.

2. Tại sao cần phân tích thị trường?

Phân tích thị trường mang lại những lợi ích nhất định giúp doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng để phát triển. Một số lý do chúng ta phải phân tích thị trường:

2.1. Xu hướng và cơ hội, mối đe dọa

Qua phân tích xu hướng người tiêu dùng doanh nghiệp có thể biết được tình hình thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ đang làm gì? Có những điểm yếu hay điểm mạnh nào?

Từ đó, phân tích và đưa ra chiến lược gia nhập thị trường hiệu quả.

2.2. Cơ hội và nhu cầu thị trường

Với nhu cầu khách hàng trên thị trường hiện nay thay đổi liên tục cũng như xu hướng của thị trường liên tục đổi thay. Việc liên tục phân tích thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được cơ hội đang đến như thế nào?

Phân tích thị trường mở ra con đường tiếp cận khách hàng mục tiêu. Khi phân tích thị trường doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu, insight của khách hàng từ đó đưa ra được chiến lược cá nhân hóa.

2.3. Mở rộng tệp khách hàng mục tiêu

Mở rộng nhiều loại mặt hàng khác nhau đang là xu hướng đối với các doanh nghiệp từ nhỏ cho đến lớn.

Chính vì nhu cầu khách hàng ngày càng tăng vì vậy, doanh nghiệp phân tích thị trường và phát triển phù hợp với các tệp khách hàng với các nhu cầu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu.

Phân tích thị trường hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng mới và thu về ROI cao hơn so với trước đây.

3. Quy trình phân tích thị trường cơ bản

Dưới đây CleverAds sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các bước phân tích thị trường, một thành phần của kế hoạch tài chính.

phân tích thị trường

3.1. Phân tích thị trường ngành hàng

Mục đích của bước này là để hiểu rõ hơn về ngành của bạn để bạn biết cách thâm nhập, có thể phát hiện xu hướng và cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Câu hỏi phân tích thị trường:

  • Nguồn khai thác thông tin dữ liệu.
  • Số lượng doanh nghiệp cùng ngành.
  • Quy mô thị trường xét về lượng khách hàng tiềm năng.
  • Ước tính giá trị doanh thu toàn ngành.
  • Tiêu chuẩn ngành được áp dụng bởi doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: luật pháp và quy định, công nghệ, kinh tế và xã hội,v.v.
  • Cơ hội đổi mới trong ngành.

3.2. Bối cảnh thị trường

Bước tiếp theo này sẽ đưa doanh nghiệp từ những hiểu biết sâu rộng về ngành đến các thương hiệu mà sẽ cạnh tranh khi tìm cách thu hút khách hàng tiềm năng tại thị trường mục tiêu.

Câu hỏi phân tích thị trường:

Thương hiệu nổi tiếng nhất? Thương hiệu tạo xu hướng và thu hút sự chú ý của thị trường?

  • Ưu đãi, mức giá và đề xuất giá trị của họ là gì?
  • Chiến thuật kinh doanh của thương hiệu trên.
  • Chiến lược nội dung để giáo dục và thu hút khán giả?
  • Có thể học được gì từ đánh giá của khách hàng về những thương hiệu này?

3.3. Cơ hội tham gia thị trường

Với những hiểu biết sâu sắc về giá trị của các thương hiệu cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tìm ra khoảng trống thị trường, tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ cũng như nổi bật trong ngành.

Khoảng trống thị trường là những nhu cầu hiện tại chưa được lấp đầy bởi các thương hiệu hiện tại.

Ví dụ:

Trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến, người học có thể quan tâm đến các chủ đề mà các khóa học hiện tại không đề cập đến, trong trường hợp đó ta có thể phát triển một khóa học để đáp ứng nhu cầu này.

Câu hỏi phân tích thị trường:

  • Kết quả phân tích thị trường ngành. Các yếu tố bên ngoài có ý nghĩa gì với phát triển sản phẩm dịch vụ?
  • Khảo sát người tiêu dùng: Điều gì họ mong muốn, cần và chưa có giải pháp?
  • Những cải tiến mới cho sản phẩm, dịch vụ dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp.

3.4. Xác định thị trường mục tiêu

Khi đã phân tích và biết ngành, bối cảnh cạnh tranh và những khoảng trống thị trường mà doanh nghiệp có thể lấp đầy, điều tiếp theo cần làm là tìm hiểu cụ thể về loại khách hàng doanh nghiệp muốn phục vụ.

Xác định, phân tích thị trường mục tiêu theo các đặc điểm khiến người tiêu dùng cá nhân có nhiều khả năng mua sản phẩm và dịch vụ hơn.

Câu hỏi phân tích thị trường:

  • Lựa chọn phân khúc thị trường cụ thể nào?
  • Làm thế nào để mô tả phân khúc này? Họ gặp phải những vấn đề và thách thức gì?
  • Ý tưởng, khái niệm người tiêu dùng mô tả những vấn đề này?
  • Cách thức ung cấp giải pháp cho nhu cầu của thị trường mục tiêu.
  • Thông điệp Marketing nào thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và thu hút thị trường mục tiêu?

3.5. Xác định rào cản gia nhập thị trường

Khi đang tìm hiểu thị trường mục tiêu và điều chỉnh các ưu đãi cũng như thông điệp tới người tiêu dùng. Điều quan trọng, hiểu rõ các yếu tố có thể ngăn cản thâm nhập thị trường thành công.

Bằng cách đó, ta có thể đưa ra chiến lược để giải quyết các thách thức.

Câu hỏi phân tích thị trường:

  • Chi phí xây dựng doanh nghiệp.
  • Tiêu chí cần thiết về pháp lý khi ra mắt sản phẩm, dịch vụ.
  • Yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội nào ảnh hưởng đến hành vi và khả năng mua của người tiêu dùng?
  • Ngân sách Marketing của đối thủ cạnh tranh.
  • Cách thức giới thiệu sản phẩm dựa trên USP.

3.6. Dự báo doanh số

Dự báo doanh số bán hàng là quá trình ước tính doanh số bán hàng trong tương lai để có thể đưa ra các quyết định kinh doanh tự tin hoặc đảm bảo nguồn vốn từ các nhà đầu tư và người cho vay.

Có thể thấy hữu ích khi tạo dự báo cho các khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như ba tháng, sáu tháng hoặc một năm tới.

Câu hỏi phân tích thị trường:

  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ bán.
  • Dự kiến ​​số lượng bán ra.
  • Mức giá ấn định cho từng sản phẩm, dịch vụ?
  • Chi phí sản xuất và quảng bá mỗi sản phẩm.

Công thức dự đoán doanh số cho doanh nghiệp:

(Số lượng đơn vị bán * giá cho mỗi đơn vị) – (chi phí cho mỗi đơn vị * Số lượng đơn vị) = dự báo doanh số.

Lời kết

Việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn và có chiến lược sát với người dùng và thị trường nhất có thể. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kĩ càng và có phân tích sâu sắc với những nghiên cứu được đặt ra để chạm đến khách hàng gần nhất có thể.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds