Marketing Manager: Top 10 kỹ năng cần thiết

Marketing Manager: Top 10 kỹ năng cần thiết

Marketing Manager cần những kỹ năng gì để có thể giành chiến thắng trong “cuộc đua” quản trị Digital Marketing này? Trong thời đại công nghệ số, tiếp thị kỹ thuật số ngày càng được các nhà quản lý, các doanh nghiệp chú trọng và phát triển. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu nhé!

Marketing Manager & Quản trị Marketing trong thời đại công nghệ số

Vào năm 2023, Digital Marketing không chỉ là một hoạt động phổ biến, một cơ hội phát triển cho các thương hiệu, mà đó là một công việc mà các thương hiệu, các doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia nếu họ muốn cạnh tranh, tiếp cận được khách hàng mục tiêu của mình.

Hiện nay có vô vàn các công cụ, nền tảng và xu hướng digital marketing xuất hiện. Chỉ với một thiết bị kỹ thuật số được kết nối internet, kết hợp cùng với đó là những kỹ năng phù hợp, Marketing Manager có thể dễ dàng gặt hái được kết quả đang mong đợi.

Sự khác biệt giữa các kỹ năng quản trị và chuyên môn của Marketing Manager 

Nhu cầu tìm kiếm Digital marketing manager trong doanh nghiệp đang gia tăng. Tuy nhiên, nhiều nhân sự Marketing chưa đạt được những yêu cầu hàng đầu về kỹ năng của một nhà quản lý marketing.

Cùng lúc đó, sự tăng của xu hướng làm việc tự do khiến sự chênh lệch các nhóm kỹ năng tăng lên đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác các nguồn lực công nghệ cho mục đích quản trị marketing của các thương hiệu.

90% các Marketing Manager cho rằng họ thiếu các kỹ năng cần thiết để trở nên xuất sắc. Chỉ 8% đánh giá rằng marketing manager của họ có đủ kỹ năng và năng lực hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

1. Nhiệm vụ và vai trò của Marketing Manager

Quản trị Marketing là hoạt động “lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và thực hiện các chương trình, chính sách, chiến lược và chiến thuật marketing được thiết kế để tạo ra và đáp ứng nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty như một phương tiện tạo ra lợi nhuận.”

Nhiệm vụ của Marketing Manager là thiết lập và chỉ đạo tất cả các nỗ lực tiếp thị cho thương hiệu. Bao gồm: thiết lập mục tiêu marketing, chiến lược giá, tối ưu kênh truyền thông, theo dõi xu hướng,v.v.

Đọc thêm: [Template] 7 bước xây dựng chiến lược Marketing 2023

2. Kỹ năng quản trị Marketing là gì?

Kỹ năng quản trị Marketing là năng lực để Marketing manager thành công trong vai trò của mình. Bao gồm kỹ năng mềm và các kỹ năng chuyên môn. Sự khác biệt sẽ dựa trên từng lĩnh vực cụ thể hoặc hệ thống kênh cụ thể doanh nghiệp sở hữu.

Năng lực chuyên môn 

Đây là nhóm kỹ năng về kiến ​​thức kỹ thuật hoặc chuyên môn trong ngành. Chúng có thể gồm: nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng, phân tích, quản lý chiến dịch Marketing,v.v.

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm thường bộc lộ ở khả năng bẩm sinh hoặc sự rèn luyện qua thời gian. Nó đa phần liên quan đến sự tương tác với đối tượng khác. Một ví dụ về kỹ năng mềm là khả năng giải quyết xung đột hoặc lãnh đạo. Nhóm này có thể gồm: tư duy chiến lược, tư duy phản biện và kỹ năng giao tiếp.

Top 10 kỹ năng Marketing cần thiết cho Marketing Manager

Cả kỹ năng cứng và mềm đều cần thiết cho mọi nhà quản trị marketing. Dưới đây là 10 kỹ năng hàng đầu mà mọi Marketing Manager cần phải có.

Năng lực chuyên môn

1. Tối ưu trải nghiệm người dùng – UI&UX Design

Trải nghiệm người dùng truy cập trang web thương hiệu và khi tương tác với nội dung trực tuyến là vô cùng quan trọng. Nếu người dùng có trải nghiệm tốt, kéo dài thời gian của họ trên trang, thúc đẩy chuyển đổi và mua hàng.

Nếu trải nghiệm người dùng không tốt có thể khiến họ thoát trang. Họ có xu hướng không quan tâm đến website và thậm chí có đánh giá tiêu cực. Do đó, kỹ năng nền tảng của quản lý marketing là đảm bảo các sản phẩm, website và nội dung marketing thân thiện với người dùng: dễ dàng điều hướng chuyển đổi.

marketing manager

2. SEO & SEM “Marketing Manager”

Khi nói đến quản lý digital marketing, việc sở hữu các kỹ năng tối ưu hóa SEO và công cụ tìm kiếm (SEM) là chưa đủ. Marketing Manager cũng phải có khả năng truyền đạt những kỹ năng và hoạt động này cho các thành viên trong nhóm của mình. Ngoài ra, hãy chủ động cập nhật các kĩ thuật, cải tiến SEO và SEM để đào tạo nhân sự, nâng cao chất lượng nội dung.

3. Quản trị Nội dung – Content Marketing

Nội dung là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi xây dựng và triển khai chiến lược nội dung marketing.

marketing manager
marketing manager

Giám sát việc tạo và xuất bản nội dung thương hiệu của bạn là kỹ năng Marketing Manager nhất định phải có. Nội dung hấp dẫn, ý nghĩa sẽ thu hút được người dùng, từ đó người dùng có thể là những khách hàng tiềm năng có sức hút và có thể là những người cuối cùng sẽ chuyển đổi. Có thể mở rộng ra xuất bản nội dung được tối ưu hóa với mọi thiết bị kỹ thuật số.

Manager phải đảm bảo nội dung hấp dẫn, đáng tin cậy và có tính lan truyền. Từ đó, khách hàng mới và khách hàng hiện tại được thu hút và cảm thấy muốn gắn kết với họ hơn.

4. Social Media Marketing – truyền thông mạng xã hội

Social media là nơi các nhà quản trị marketing cần đến để tiếp cận lượng khán giả khổng lồ, có thể quan tâm và gắn bó với thương hiệu. Nhưng marketing mạng xã hội rất đa dạng, không chỉ là tạo các bài đăng và lan truyền chúng.

Chìa khóa để thực hiện và quản lý các chiến dịch marketing thành công là kiến ​​thức chuyên sâu về từng nền tảng.

Các Marketing Manager cần biết:

  • Nên đăng vào thời điểm nào?
  • Nền tảng nào là hữu ích, phù hợp?
  • Loại nội dung nào tương tác tốt nhất với đối tượng mục tiêu?
  • Làm thế nào để tận dụng quảng cáo mạng xã hội trả phí?
  • Chương trình phân tích của các kênh mạng xã hội hoạt động ra sao?

Và hơn thế nữa…

Bằng cách này, nhà quản lý marketing có thể hướng dẫn hiệu quả hơn cho nhóm digital marketing của mình về cách tạo nội dung, cách sử dụng các ứng dụng chuyên dụng vào vào các nền tảng social media cũng như các xu hướng mới nhất.

5. Giám sát hoạt động Marketing và các thiết kế ứng dụng

Ngày nay, người tiêu dùng đang tương tác với các thương hiệu bằng nhiều thiết bị kỹ thuật số khác nhau như: máy tính, máy tính bảng điện thoại thông minh,v.v. Do đó, trách nhiệm của Marketing Manager bao gồm việc đảm bảo rằng nội dung và chiến dịch được tạo ra rõ ràng và thuyết phục, bất kể chúng được xem trên thiết bị nào.

Giám sát hoạt động marketing và thiết kế đáp ứng có thể là một kỹ năng khó để thành thạo, nhưng đây cũng là một kỹ năng vừa bổ ích vừa quan trọng đối với thành công Marketing Manager.

6. Analytics: Phân tích và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu

Analytics là kỹ năng không thể thiếu đối với Marketing Manager. Các công cụ hoặc kho công cụ phân tích có thể cung cấp thông tin cho các hoạt động quản lý digital marketing của bạn và giúp cho công việc của bạn cũng như nhóm của bạn trở nên dễ dàng hơn với lượng thông tin lớn từ các công cụ phân tích.

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, việc không học các kỹ năng phân tích và học cách sử dụng các công cụ phân tích có thể khiến các Marketing Manager dễ dàng đưa ra những quyết định sai lầm. Nắm vững kỹ năng phân tích và nghiên cứu cách theo dõi và phân tích dữ liệu có thể giúp nhóm của nhà quản lý marketing vượt qua các trở ngại và rủi ro trong marketing.

Bởi thế giới đang được thúc đẩy bởi công nghệ. Việc hiểu và biết sử dụng công nghệ mới nhất giúp tối ưu hóa năng suất và kết quả.

Thách thức lớn nhất là sắp xếp các ưu tiên và lựa chọn công cụ phù hợp để tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.

marketing manager

Kỹ năng mềm

7. Kỹ năng quản lý nhóm

Marketing Manager liên quan đến nhiều kỹ năng cần có của người quản lý dự án. Bạn có thể tối đa hóa hiệu quả và năng suất của toàn bộ nhóm của mình, nhằm thúc đẩy kết quả kịp thời và khả quan, đây có thể là một thách thức lớn khi nhóm của bạn bao gồm các thành viên tự do làm việc từ xa trên khắp thế giới.

Do đó, công việc của bạn đôi khi giống như công việc của một nhạc trưởng giao hưởng hơn là của một người quản lý dự án truyền thống – bạn cần có kỹ năng quản lý nâng cao và kiểm soát mọi khía cạnh của mọi dự án và nhiệm vụ.

Và, nếu bạn có thể khai thác các đổi mới công nghệ, như tự động hóa, để hợp lý hóa hơn nữa các nỗ lực quản lý digital marketing của mình và giảm bớt một số gánh nặng đặt lên vai nhóm của mình, thì bạn sẽ thấy rằng mình đã tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tài nguyên cho thương hiệu của mình. Khi đó Marketing Manager sẽ được phân công lại cho các nhiệm vụ kinh doanh cấp bách hơn.

8. Yếu tố con người

Sở hữu khả năng lãnh đạo vô cùng quan trọng với Marketing Manager. Công nghệ đang thay đổi mọi khía cạnh, bao gồm tương tác giữa thương hiệu và khách hàng, tuy nhiên khách hàng vẫn đề cao trải nghiệm cá nhân. Giống như việc họ ghé thăm một cửa hàng truyền thống vậy.

Để hoàn thành mục tiêu này, bạn cần hoàn thiện các kỹ năng hướng tới khách hàng và nhân viên để có được niềm tin từ họ. Một số gợi ý:

  • Hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu của thương hiệu
  • Thành thạo sử dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
  • Quản lý nhân sự, đảm bảo mục tiêu thương hiệu luôn phù hợp
  • Khả năng quản lý đội nhóm

9. Xây dựng và tạo động lực đội nhóm

Làm thế nào để xây dựng và duy trì động lực cho một team Marketing? Đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng là việc tuyệt đối phải làm.

Vai trò của Marketing Manager trường hợp này là: thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, để đảm bảo các chỉ tiêu được hoàn thành tốt nhất. Bạn cần khai thác được tiềm năng và sự độc đáo mà các nhân sự trong nhóm có. Thường xuyên giao tiếp, tương tác; tìm hiểu động lực,v.v. để họ cảm thấy được đánh giá cao khi làm việc. Bên cạnh đó, một trong những phương pháp nhiều nhà quản lý áp dụng là: khuyến khích và khen thưởng.

10. Quan hệ đối tác

Vai trò của Marketing Manager cũng bao hàm việc: liên lạc, kết nối doanh nghiệp với đối tác và khách hàng có liên quan.

Bạn sẽ cần có khả năng kết nối với khách hàng tiềm năng, đàm phán hợp đồng và quan hệ đối tác,v.v. Không ngoại lệ, các kỹ năng sử dụng công nghệ để tìm kiếm, tìm hiểu và kết nối với các đối tác mới tiềm năng và đối tác cũng phải được vận dụng ở đây.

Lời kết Marketing Manager”

Trên đây là những kỹ năng cần thiết đối với Marketing Manager ngày nay. Trên thực tế, không phải Marketing Manager nào cũng sở hữu được tất cả các kỹ năng cần có. Điều họ cần làm là phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa mới có thể tích lũy cho mình thêm nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds