Digital Marketing là gì? Áp dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp

Digital Marketing là gì? Áp dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp

Digital Marketing là gì? Đâu là chiến lược và chiến thuật Digital Marketing phù hợp? Cách thiết lập ngân sách và đánh giá hiệu quả hoạt động Digital Marketing. Cùng CleverAds tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Digital Marketing là gì?

Theo Kotler và Armstrong (2009), Digital Marketing là một dạng marketing trực tiếp kết nối thương hiệu với người tiêu dùng qua công nghệ tương tác như email, website, nền tảng trực tuyến, điện thoại,….

Theo sách Digital Marketing – Strategy, implementation and practice, Digital Marketing được định nghĩa là việc áp dụng công nghệ số và truyền thông số để đạt được mục tiêu marketing. 

Các mục tiêu marketing bao gồm

  • Mục tiêu về lợi nhuận
  • Mục tiêu về thị phần
  • Mục tiêu quảng bá
  • Mục tiêu tăng trưởng

2. Tổng quan về Digital Marketing

Sau khi hiểu về khái niệm Digital Marketing là gì, hãy cùng CleverAds tìm hiểu về tổng quan Digital Marketing.

2.1. Phân loại phương tiện truyền thông 

Phương tiện truyền thông được chia làm 3 loại: Paid, Owned, và Earned Media.

Digital Marketing là gì

Paid media

Phương tiện truyền thông được trả tiền cho lượt xem, tiếp cận, chuyển đổi thông qua tìm kiếm, quảng cáo hiển thị hoặc tiếp thị liên kết (affiliate marketing)

Owned media

Phương tiện truyền thông được sở hữu bởi thương hiệu. Phương tiện bao gồm website, blog, email, ứng dụng điện thoại, các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,… của công ty.

Earned media

Sự hiện diện trên truyền thông có được từ những hoạt động quan hệ công chúng của thương hiệu. Điều này có thể đến từ những người có tầm ảnh hưởng hoặc khách hàng, công chúng thảo luận về thương hiệu trên các mạng xã hội, blogs, cộng đồng,…

2.2. Các nền tảng truyền thông số:

Máy tính, laptop, PC:

  • Trình duyệt: Google Chrome, Cốc cốc,…
  • Ứng dụng: Microsoft Office,…
  • Email: Gmail, Outlook,…
  • Nền tảng trao đổi dữ liệu: Facebook feed, Twitter feed,…
  • Video: Youtube, TikTok,…

Ứng dụng điện thoại, máy tính bảng:

  • Trình duyệt: Safari, trình duyệt Samsung,…
  • Ứng dụng: Evernote, Notion,…

Phần cứng:

  • Game: PlayStation, Nintendo, Xbox,…
  • Ứng dụng kiosk: các cây ATM, bảng chỉ đường tương tác ở các trung tâm thương mại,…
  • Phụ kiện công nghệ: đồng hồ thông minh của Apple, kính thông minh của Google,…

3. Lợi ích và thách thức

3.1. Lợi ích:

  • Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Dự đoán nhu cầu khách hàng, từ đó kiểm soát, điều chỉnh nguồn lực phù hợp.
  • Thỏa mãn khách hàng thông qua các kênh điện tử.
  • Tăng doanh số bằng cách phân phối rộng hơn.
  • Đem lại giá trị gia tăng cho khách hàng như thông báo, đối thoại, phản hồi.
  • Kéo thương hiệu gần hơn với khách hàng qua những đối thoại hai chiều.
  • Tiết kiệm chi phí truyền thông, nghiên cứu, phân phối.

3.2. Thách thức:

  • Không rõ nêu trách nhiệm của các hoạt động marketing online
  • Không nêu rõ mục tiêu marketing
  • Không đủ ngân sách 
  • Lãng phí ngân sách cho các hoạt động thử nghiệm khi chưa đạt đến điểm hòa vốn
  • Không đánh giá cơ hội online, không tạo ra các giá trị khác biệt, coi các kênh online như một kênh marketing bình thường khác
  • Không có kế hoạch cụ thể mà chỉ tiếp cận qua cách thử-sai-sửa
  • Thiếu phối hợp giữa các kênh online và offline

4. Môi trường Digital Marketing

4.1. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô  Vấn đề
Nội bộ công ty Kế hoạch chiến lược

Kỹ thuật truyền thông và quảng bá

Nguồn lực và khả năng

Khả năng cung ứng dịch vụ

Mối quan hệ với nhà cung cấp và trung gian 

Hiệu suất

Khách hàng Khả năng, mức độ truy cập các nền tảng số

Hành vi tìm kiếm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, nguồn ảnh hưởng, đặc điểm

Mức độ kỳ vọng, thỏa mãn, và ủng hộ dịch vụ

Nhà cung cấp và trung gian Khả năng tiếp nhận công nghệ

Sự phối hợp

Khả năng cung ứng dịch vụ

Các mối quan hệ thương mại

Đối thủ cạnh tranh Kế hoạch chiến lược

Kỹ thuật truyền thông và quảng bá

Nguồn lực và khả năng

Khả năng cung ứng dịch vụ

Mối quan hệ với nhà cung cấp và trung gian 

Hiệu suất

 

4.2. Môi trường vĩ mô (PEST)

Môi trường chính trị (Political forces)

Chính phủ, tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và kiểm soát Internet.

Môi trường kinh tế (Economic forces):

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội giao thương, hành vi chi trả của khách hàng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc lên kế hoạch Digital Marketing.

Môi trường xã hội (Social forces): 

Đa dạng văn hóa giữa những cộng đồng số ảnh hưởng đến cách sử dụng Internet và các dịch vụ doanh nghiệp cung cấp online

Môi trường công nghệ (Technological forces): 

Thay đổi công nghệ ảnh hưởng đến cơ hội marketing, sáng tạo sản phẩm mới, đưa ra những phương thức tiếp cận thị trường mục tiêu mới.

5. Hành trình khách hàng

Hành trình mua hàng của khách hàng trong bối cảnh Digital Marketing được chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn Trước mua và Giai đoạn Sau mua. 

digital-marketing-la-gi

Đọc thêm: Phễu marketing là gì? Hiểu đúng về cách tạo phễu marketing

Điều đặc biệt về hành trình khách hàng trên môi trường số là nó không thẳng tuột, kết thúc ngay sau khi khách mua hàng mà lặp lại, có thể bắt đầu ở bất cứ điểm nào, và tiếp tục ngay cả khi khách hàng đã mua và sử dụng sản phẩm.

digital-marketing-la-gi

6. Các chiến lược Digital Marketing

Chiến lược tuyên bố giá trị mới (sản phẩm và giá)

  • Ngân hàng – giới thiệu sản phẩm mới với nhiều các báo giá khác nhau
  • Nhà xuất bản – giới thiệu dịch vụ so sánh giá

Chiến lược thu hút khách hàng hoặc inbound marketing

  • Content marketing
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)
  • Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)

Chiến lược chuyển đổi khách hàng và trải nghiệm của khách hàng

  • Triển khai cửa hàng trực tuyến/thanh toán an toàn
  • Giới thiệu đánh giá của khách hàng và xếp hạng
  • Cung cấp các chương trình khuyến mãi phù hợp
  • Các công cụ tương tác để giúp lựa chọn sản phẩm
  • Hướng dẫn người mua

Chiến lược phát triển khách hàng và tăng trưởng

  • Cá nhân hóa khuyến nghị và dịch vụ hiện có khách hàng
  • Chiến lược liên hệ qua email tập trung vào khách hàng hành trình và cấp độ của thương hiệu nhận thức
  • Cộng đồng, mạng xã hội, blog hoặc để khuyến khích vận động chính sách và mua hàng lặp lại

Phương tiện truyền thông xã hội, marketing nội dung hoặc sáng kiến ​​kinh doanh có ích cho xã hội

  • Social Listening
  • Phát triển trang nội dung
  • Khuyến khích đánh giá
  • Tiếp cận người ảnh hưởng
  • Cộng đồng

Tăng cường marketing khả năng thông qua cải tiến cơ sở hạ tầng trang web

  • CRM hoặc cá nhân hóa
  • Hệ thống quản lý nội dung
  • Cải thiện hiệu suất
  • Cải thiện công cụ phản hồi của khách hàng

Chiến lược nguồn lực và quản trị

  • Thay đổi quá trình
  • Phát triển kỹ năng
  • Cấu trúc đội nhóm

7. Các công cụ Digital Marketing

digital marketing la gi
digital marketing la gi

Search Marketing

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
  • Tìm kiếm trả phí
  • Trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC)

Quan hệ công chúng online

  • Tin tức
  • Tham gia cộng đồng
  • Thay đổi phương tiện truyền thông
  • Bảo vệ thương hiệu

Đối tác online

  • Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)
  • Tài trợ
  • Hợp tác thương hiệu (Co-branding)
  • Xây dựng liên kết (Link-building) 

Truyền thông offline

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Xúc tiến bán
  • Quan hệ công chúng
  • Tài trợ
  • Thư
  • Triển lãm
  • Bao bì
  • Truyền miệng (WOM)

Quảng cáo tương tác

  • Quảng cáo trên website cụ thể
  • Mạng lưới quảng cáo
  • Contra-deals
  • Tài trợ
  • Nhắm vào hành vi

Email

  • Danh sách email của thương hiệu
  • Thuê danh sách email
  • Hợp tác thương hiệu
  • Quảng cáo trong email của bên thứ ba

Marketing mạng xã hội

  • Sự tham gia của khán giả
  • Quản trị sự hiện diện trên mạng xã hội
  • Chiến dịch trực tuyến
  • Phản hồi từ khách hàng

8. Thiết lập ngân sách và lựa chọn các công cụ truyền thông số

Các phương pháp thiết lập ngân sách được đề xuất bởi Kotler và cộng sự (2001):

  • Phương pháp “khả năng chi trả”: ngân sách marketing được tính bằng cách trừ doanh thu dự kiến cho các khoản chi phí. 
  • Phương pháp “phần trăm doanh số”: ngân sách marketing được tính bằng phần trăm doanh thu dự tính.
  • Phương pháp “cạnh tranh ngang bằng”: ngân sách marketing được đặt dựa theo đối thủ cạnh tranh.
  • Phương pháp “mục tiêu và nhiệm vụ”: ngân sách marketing được tính bằng cách tính chi phí cho các nhiệm vụ cần làm để đạt được mục tiêu marketing.

Các kế hoạch chiến dịch digital marketing yêu cầu ba quyết định quan trọng về đầu tư cho quảng cáo trực tuyến hoặc kết hợp truyền thông trực tuyến. Đó là:

  • Mức độ đầu tư vào phương tiện kỹ thuật số.
  • Kết hợp đầu tư vào các kênh truyền thông kỹ thuật số hoặc các công cụ truyền thông điện tử.
  • Mức độ đầu tư vào tài sản kỹ thuật số.

9. Đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing

digital marketing la gi

  • Lưu lượng tìm kiếm: bao gồm nhấp chuột, số phiên truy cập và số người dùng truy cập
  • Chất lượng: tỷ lệ chuyển đổi, bounce rate
  • Chi phí phương tiện: chi phí mỗi lượt nhấp chuột (CPC) và chi phí cho mỗi 1 nghìn lượt truy cập (CPM)
  • Chi phí thu hút khách hàng hoặc chi phí cho mỗi hành động (CPA): chi phí cho mỗi khách ghé thăm, lead, thỏa thuận kinh doanh
  • Tỷ lệ lợi nhuận trên đầu tư (ROI)
  • Các thang đo giá trị thương hiệu
  • Giá trị trọn đời

Đọc thêm: 15 KPI Marketing mọi Marketer cần biết trong doanh nghiệp

Ngoài việc hiểu biết về Digital Marketing nói chung, để áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình, các marketer phải nghiên cứu cụ thể ngành hàng mà mình đang làm.

CleverAds – điểm đến Digital Marketing đáng tin cậy nhất

Sau khi đọc bài, các marketer hẳn đã nắm được Digital Marketing là gì và sơ lược về cách áp dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách xa. Không phải doanh nghiệp nào cũng có phòng marketing đủ nhân lực để triển khai chiến dịch Digital Marketing hiệu quả nhất. Trong trường hợp như vậy, agency Digital Marketing thuê ngoài là một lựa chọn sáng suốt cho doanh nghiệp.


Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    3 thoughts on “Digital Marketing là gì? Áp dụng Digital Marketing cho doanh nghiệp

    Comments are closed.