Hiểu về chiến lược marketing qua 5 ví dụ thành công nhất

Hiểu về chiến lược marketing qua 5 ví dụ thành công nhất

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing (marketing strategy) là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Đọc thêm Marketing strategy là gì? 3 bài học cho chiến lược marketing thành công

Chiến lược Marketing

Chiến lược xác định rõ các mục tiêu marketing cần đạt được trong thời kỳ nhất định và một tập hợp nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động trong chương trình marketing để đạt được mục tiêu đó.

Người làm marketing phải từ chiến lược marketing đã xác lập để phát triển hỗn hợp marketing và chương trình hành động cho từng sản phẩm trên thị trường, trong đó xác định mức độ và thời gian thực hiện từng nhóm biện pháp và công cụ. 

2. Quy trình xây dựng chiến lược marketing

Một quy trình xây dựng chiến lược marketing bao gồm các bước sau:

  • B1: Xác định mục tiêu marketing
  • B2: Nghiên cứu phân tích thị trường
  • B3: Xác định phân khúc thị trường
  • B4: Xác định thị trường mục tiêu 
  • B5: Xây dựng các chiến lược marketing
  • B6: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 
  • B7: Kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Đọc thêm: Tư vấn chiến lược Marketing, tầm quan trọng với doanh nghiệp

3. Những chiến lược marketing thành công nhất hiện nay

3.1.  Apple – Chiến lược tạo tin đồn (Truyền miệng)

Phần lớn các chiến lược Marketing của Apple đều mang tính chất “tự lực cánh sinh”. Không cần bỏ ra một số tiền khổng lồ cho quảng cáo, Apple vẫn khiến khách hàng xôn xao, bồn chồn và mong chờ những sản phẩm sắp ra mắt của hãng bằng cách sử dụng chiến lược tạo ra tin đồn hay còn được gọi là marketing truyền miệng.

Chiến lược Marketing

Tuy không truyền thông rầm rộ cho sản phẩm của mình nhưng Apple vẫn khiến báo chí thi nhau khai thác thông tin về sản phẩm mới. Khi một thông tin về sản phẩm mới của Apple xuất hiện ngay lập tức sẽ tạo lên một làn sóng thảo luận không dứt trong các cộng đồng người dùng. Nói cách khác, Apple đã thành công đánh trúng tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lại) của người dùng.

3.2. Netflix – Tận dụng phương tiện truyền thông

Chiến lược Marketing

Social media là một kênh marketing thịnh hành và được yêu thích trong những năm gần đây. Thay vì đầu tư tài trợ quảng cáo, Netflix xây dựng các bài đăng độc đáo thú vị trên mạng xã hội, khuyến khích người dùng chia sẻ để trở nên viral, phổ biến. Có thể nói Social media marketing đã được Netflix sử dụng một cách thông minh để khơi dậy tò mò và thu hút sự chú ý từ khán giả. 

Nhờ chiến lược tiếp cận sáng tạo, hãng đã tăng được tương tác và rút ngắn được khoảng cách với người dùng. Khách hàng được tự do bày tỏ, chia sẻ nội dung bên dưới các bài viết của Netflix. Bên cạnh đó Netflix cũng tích cực tạo các cuộc thăm dò, đặt câu hỏi thú vị kích thích người dùng bình luận về các chủ đề thịnh hành hay các loạt phim mới sắp ra mắt.

Ngoài ra hãng còn có một kho meme khổng lồ.  Netflix đăng tải meme nhiều đến nỗi khán giả nhầm lẫn đó là trang chuyên về meme. Và tất nhiên điều này đã thu hút sự quan tâm đông đảo của khách hàng. Có một điều đặc biệt là các meme mà Netflix sử dụng không chỉ là meme thông thường mà đều dựa trên “kho” nội dung của họ. Có thể nói đây là một phương án tiếp thị rất thông minh.

3.3.  Spotify – Cá nhân hóa trải nghiệm

Spotify khi xuất hiện trên thị trường đã tạo nên cơn sốt cho cộng đồng người nghe nhạc trực tuyến. Nhưng Spotify không phải hãng duy nhất trên thị trường. Vậy thương hiệu Thụy Điển này có ma lực gì lại khiến khách hàng trên toàn thế giới mê mẩn đến vậy?

Cung cấp trải nghiệm khác biệt cho người dùng là chiến lược mà hãng hướng tới. Spotify tập trung khai thác thói quen người dùng bằng công nghệ machine-learning (hay máy tự học). Từ dữ liệu phân tích hãng sẽ đưa ra gợi ý về playlist hay bản nhạc phù hợp, nghệ sĩ được nghe thường xuyên cho khách hàng.

Như vậy không chỉ khiến người dùng chọn lựa được loại nhạc theo tâm trạng bất khi nào họ muốn mà còn khiến họ khám phá được những bản nhạc mới. Vào thứ 2 mỗi tuần Spotify sẽ làm mới mục đề xuất danh sách nhạc hàng tuần cho người dùng và trong đó sẽ có 30 bản nhạc được gợi ý phù hợp với cá nhân người dùng có thể họ chưa nghe bao giờ nhưng khả năng lớn là sẽ thích những bài hát đó.

3.4.  Coca – Cola – Định vị thương hiệu nhất quán

Chiến lược Marketing

Nhắc đến Coca Cola là chúng ta nhớ đến chai nước ngọt đỏ tươi nổi bật giữa những quầy hàng. Trải qua 130 năm hoạt động nhưng Coca Cola vẫn giữ vững bản sắc thương hiệu với sự nhất quán trong màu sắc logo, slogan và các chiến dịch quảng bá  luôn sử dụng cùng một thông điệp.

Hiện tại, Coca Cola có nhiều sản phẩm với những nhãn hiệu khác nhau trên thị trường. Nhưng Coke vẫn là sản phẩm phổ biến được nhiều sự yêu thích và nổi tiếng nhất. Một lần nữa có thể thấy rằng nhờ việc tạo dựng chiến lược thương hiệu nhất quán dễ nhận biết dễ nhớ mà công ty đã phát triển được một chặng đường rất dài hơi. 

3.5. KFC – Bản địa hóa

KFC nổi tiếng là một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán và có độ phủ rộng rãi với một mạng lưới nhượng quyền thương mại tại hơn 120 quốc gia. 

Tuy nhiên, khi mới tấn công thị trường châu Á, KFC đã vấp phải không ít khó khăn do sự khác biệt về khẩu vị. Một số nước ăn cay không chấp nhận loại tương ớt công nghiệp ngọt KFC sử dụng, hay một số nước lại có nhiều người ăn chay. Nhằm giải quyết vấn đề này, KFC đã sử dụng chiến lược nhắm đến mục tiêu không phân biệt.

Tức là, thay vì giữ nguyên bản, KFC đã bản địa hóa thực đơn theo sở thích và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng tại quốc gia đó. Ở Ấn Độ, món gà của KFC đã biến thành một món ăn chay, hay KFC Trung Quốc có gà rán vị cay Tứ Xuyên. Bên cạnh đó, KFC cũng không ngừng nghiên cứu ra hương vị gà mới để đáp ứng nhiều hơn mong muốn của thực khách. Và không ngoài mong đợi chiến lược này đã thành công giúp KFC được người bản địa yêu thích và chấp nhận đưa số lượng cửa hàng KFC ngày một nhiều thêm.

Chiến lược MarketingTrên đây là những chiến lược Marketing thành công nhất hiện nay. Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược tiếp cận và marketing khác biệt. Tuy nhiên đều có một điểm chung ở các doanh nghiệp mà ta có thể nhận thức được là việc xây dựng chiến lược marketing bài bản, nhất quán là rất quan trọng. 

4. Kết luận

Qua bài viết có thể hiểu chiến lược marketing là tập hợp các chiến thuật marketing mà doanh nghiệp xây dựng và sử dụng để hướng tới khách hàng mục tiêu và việc để xây dựng lên một chiến lược marketing thành công không phải là điều dễ dàng mà đòi hỏi rất nhiều yếu tố tập hợp lại.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds

    2 thoughts on “Hiểu về chiến lược marketing qua 5 ví dụ thành công nhất

    Comments are closed.