Tất tần tật về chỉ số đo lường trong Marketing

Tất tần tật về chỉ số đo lường trong Marketing

Chỉ số đo lường trong Marketing là gì? Vai trò của nó đối với doanh nghiệp là như thế nào? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chỉ số đo lường trong Marketing là gì?

Chỉ số đo lường trong Marketing là những gì các marketer sử dụng để theo dõi, ghi lại và đo lường tiến độ theo thời gian. Các chỉ số này rất đa dạng và có thể thay đổi từ nền tảng này sang nền tảng khác. Các marketer cần tập trung vào các mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra và chọn các chỉ số để đo lường thành công hay thất bại của chiến dịch. Mặc dù có nhiều số liệu mà marketer có thể theo dõi, chúng ta thay vào đó cần tập trung vào những gì thực sự quan trọng đối với từng chiến dịch.

Một số chỉ số đo lường ở các giai đoạn khác nhau của phễu Marketing bao gồm:

Awareness 

(Nhận biết)

Brand mentions (Đề cập thương hiệu)

Website traffic (Lưu lượng truy cập website)

Bounce rates (Tỷ lệ thoát trang)

Quality of inbound links (Chất lượng của link liên kết)

Subscribers (Người theo dõi)

Consideration/

Decision 

(Cân nhắc/ Quyết định mua hàng)

Click-through rates (Tỷ lệ nhấp chuột)

Lead conversions (Chuyển đổi khách hàng tiềm năng)

Lead-to-customer conversions (Chuyển đổi lead sang sales)

Cost per acquisition (Chi phí trên mỗi chuyển đổi của khách hàng)

Cost per lead (Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng)

Post-purchase 

(Sau khi mua hàng)

Return On Investment (Tỷ suất hoàn vốn)

Customer Lifetime Value (Giá trị vòng đời khách hàng)

Customer churn (Tỷ lệ khách hàng rời đi)

Revenue growth (Tăng trưởng doanh thu)

Net promoter score (Sự hài lòng của khách hàng)

2. Tại sao các chỉ số đo lường trong Marketing lại quan trọng?

Theo một nghiên cứu của Google thực hiện với MIT, 89% các marketer sử dụng các chỉ số mang tính chiến lược, như tổng doanh thu, thị phần hoặc giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV), để đo lường hiệu quả của các chiến dịch của họ. Một số lợi ích của việc sử dụng các chỉ số đo lường trong marketing bao gồm:

  • Có dữ liệu để hỗ trợ việc ra các quyết định hợp lí
  • Biết kênh nào mang lại tỷ suất hoàn vốn (Return On Investment – ROI) cao nhất
  • Báo cáo chi tiêu marketing và phân bổ ngân sách tổng thể
  • Gia tăng kết quả trên toàn chiến dịch
  • Có thể tập trung vào các chỉ số quan trọng và biết cách tối đa hóa việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng

chỉ số đo lường trong marketing

3. TOP 5 chỉ số đo lường trong marketing quan trọng nhất cho doanh nghiệp

3.1. Khách hàng tiềm năng (Marketing Qualified Leads) chỉ số đo lường về khách hàng

Marketing Qualified Leads (MQL) thường là chỉ số hàng đầu trong việc đo lường hoạt động của khách hàng tiềm năng mà các hoạt động marketing của bạn có ảnh hưởng trực tiếp.

Số liệu thực tế của MQL sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp vì các kênh marketing đến bán hàng giữa những tổ chức này đều khác nhau. Điều quan trọng cần nhớ là các doanh nghiệp xác định số liệu MQL của riêng họ.

Đọc thêm: Marketing Qualified Lead là gì và 7 bước xác định

3.2. Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Customer Lifetime Value là giá trị mà một khách hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn về mặt doanh thu trong suốt đời họ.

Một số khách hàng có thể sẽ chỉ mua hàng một lần với giá 200.000 đồng, trong khi những người khác sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng trong khoảng thời gian nhiều năm nếu họ thực sự yêu thích những gì bạn cung cấp. Bằng cách cộng tất cả doanh thu bạn đã thu được lại và chia cho số lượng khách hàng mà bạn từng có, bạn sẽ tính được cho mình CLV.

Mẹo áp dụng CLV

  • Thể hiện CLV với các nhà đầu tư: Bạn có thể lấy CLV của mình và chia cho chi phí sở hữu khách hàng (CAC) để xác định chính xác lợi nhuận bạn nhận được từ mỗi khách hàng mà bạn có. Đây là một số liệu cực kỳ tốt để chia sẻ với các nhà đầu tư.
  • Xác định mức độ trung thành của khách hàng dựa trên CLV: Khách hàng trung thành không chỉ mang lại giá trị lâu dài cho công ty mà còn giảm chi phí phải trả để thu hút khách hàng mới.

3.3. Tỷ suất hoàn vốn (Return On Investment) chỉ số đo lường cơ bản của doanh nghiệp

Tỷ suất hoàn vốn (Return on investment – ROI) là một trong những chỉ số cơ bản nhất mà tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các ngành hàng cần theo dõi.

ROI = CLV – Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost)

Mục tiêu của marketing là tác động đến khách hàng. Đo lường số tiền bạn chi trả so với giá trị bạn tạo ra là rất quan trọng để đo lường sự hiệu quả cho tất cả các hoạt động Marketing.

Nó cho phép các chủ doanh nghiệp xác định chiến thuật tiếp thị nào mang lại lợi nhuận triển vọng nhất và chiến thuật nào không tạo ra bất kỳ thay đổi nào. Điều này cho phép họ phân bổ lại nguồn lực, giúp các chiến lược marketing thành công hơn với ROI cao hơn.

Mẹo sử dụng ROI hiệu quả 

  • Đừng ngay lập tức loại bỏ một chiến lược marketing: Nếu đánh giá ROI cho thấy một số chiến lược marketing của bạn có hiệu suất thấp, đừng loại bỏ chúng ngay lập tức. Trước tiên, hãy tự nhìn lại chiến lược và xem rằng liệu mình có thể điều chỉnh chúng theo cách có thể giúp chúng thành công hơn không.
  • Đừng quá lạm dụng một chiến lược Marketing khi nó thành công.

3.4. Tần suất hiển thị (Impression)

Impression trong marketing là để chỉ tần suất nội dung của doanh nghiệp được hiển thị.

Chỉ số đo lường này áp dụng trên nhiều chiến lược như:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Impression trên SEO khi một đối tượng mục tiêu nhìn thấy kết quả của bạn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
  • Social media marketing: Impression trên mạng xã hội là khi đối tượng mục tiêu nhìn thấy một bài đăng hoặc quảng cáo phải trả tiền trên các nền tảng này.
  • Viết blog và sáng tạo nội dung nói chung: Impression là khi một đối tượng mục tiêu nhìn thấy nội dung của thương hiệu của bạn.

chỉ số đo lường trong marketing

Impression rất quan trọng. Không có impression, sự tương tác và chuyển đổi không thể xảy ra. Đây là lý do tại sao các marketer cần tập trung ngay từ đầu vào việc quảng bá và phân phối nội dung của mình.

3.5. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) 

Tỷ lệ chuyển đổi đo lường tỷ lệ phần trăm những người truy cập vào landing page sẽ trở thành khách hàng.

Điều này có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ thoát: các landing page có tỷ lệ thoát cao thường có tỷ lệ chuyển đổi thấp, mặc dù không phải lúc nào cũng vậy.

Cách áp dụng tỷ lệ chuyển đổi

  • Chỉnh sửa landing page: Giống như trường hợp tỷ lệ thoát trang, đôi khi tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể được khắc phục bằng một số điều chỉnh đối với landing page. Nó có thể đơn giản như thay đổi màu sắc của lời kêu gọi hành động (Call to action) hoặc thêm hình ảnh hay dòng tiêu đề nổi bật.
  • Thiết lập mối quan hệ với khách hàng: Cân nhắc cung cấp một số quà tặng miễn phí để lôi kéo khách truy cập đăng ký. Họ chưa sẵn sàng đưa ra quyết định, nhưng họ có đủ quan tâm đến sản phẩm của bạn để nhận thứ gì đó có giá trị mà bạn cung cấp, từ đó xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp của bạn.

Kết luận

Trong bài viết trên, CleverAds đã cùng bạn tìm hiểu thế nào chỉ số đo lường trong Marketing là gì và tầm quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp. 

Các chỉ số đo lường trong marketing chính là cơ sở cho các chiến lược và hoạt động Marketing. Chúng đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng với các chiến lược và ngân sách của mình mà không lãng phí bất kì nỗ lực hay khoản đầu tư ngân sách nào cho doanh nghiệp của bạn.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại CleverAds.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds