Value Proposition là gì? Vai trò trong chiến lược kinh doanh

Value Proposition là gì? Vai trò trong chiến lược kinh doanh

Value Proposition đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay. Qua đó, nó trở thành nhân tố quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng. Vậy Value Proposition là gì? Làm sao để doanh nghiệp tạo Value Proposition hiệu quả cao? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu kiến thức này qua bài viết.

1. Value Proposition là gì?

Value Proposition, còn được gọi với cái tên khác là tuyên bố giá trị. Nó bao gồm các cam kết và lời hứa về lợi ích kinh doanh, lợi ích sản phẩm, dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp.

Qua đó, người dùng có thể tin tưởng và lựa chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên nhu cầu của họ trong từng phân khúc thị trường khác nhau.

Mục đích của Value Proposition

Là giúp các doanh nghiệp giải thích và tổng hợp lý do tại sao người dùng cần mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.

Đây cũng là lý do để khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Thay vì sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ từ các doanh nghiệp khác.

Value Proposition là gì?
Value Proposition là gì?

2. Phân biệt Value Proposition vs Mission Statement

Value Proposition và Mission Statement là hai khía cạnh quan trọng trong việc xác định mục tiêu và giá trị của một tổ chức. Tuy nhiên, chúng lại có mục đích và ý nghĩa khác nhau. Cùng CleverAds phân biệt ngay dưới đây:

Phân biệt Value Proposition Mission Statement
Mục đích chính Mô tả ngắn gọn về lợi ích hoặc giá trị cụ thể mà sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức mang lại cho khách hàng Một tuyên bố dài hơn, miêu tả mục tiêu tổng thể của tổ chức, giá trị cốt lõi.
Tập trung Tập trung vào cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm, điểm mạnh. Tại sao khách hàng nên mua sản phẩm đó? Tập trung nêu rõ sứ mệnh và giá trị mà tổ chức muốn góp phần vào xã hội hoặc thị trường, không tập trung vào sản phẩm.
Ví dụ (HubSpot) An easy to use CRM – Một sản phẩm CRM dễ sử dụng To help business growth better – Giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn

3. Ảnh hưởng của Value Proposition đối với doanh nghiệp và khách hàng

Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay. Mục đích của Value Proposotion là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các giải pháp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của đối tượng này.

Đặc biệt, Value Proposition làm nổi bật các đặc điểm độc đáo của sản phẩm

Điều này giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, Value Proposition còn có thể hỗ trợ hoạt động bán hàng, marketing. Nó đảm bảo tính nhất quán trong thông điệp thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng…

Về phía khách hàng

Value Proposition giúp họ hiểu rõ những lợi ích và giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại.

Một tuyên bố giá trị rõ ràng còn giúp khách hàng dễ dàng so sánh sản phẩm giữa các đơn vị. Ngoài ra, khi doanh nghiệp mang lại những giá trị thực thụ cho khách hàng, nó sẽ giúp họ quay trở lại mua sản phẩm một lần nữa.

Value Proposition là gì
Ảnh hưởng của Value Proposition đối với doanh nghiệp và khách hàng

4. Cách xây dựng Value Proposition hiệu quả

Sau khi nắm được khái niệm Value Proposition là gì thì chắc hẳn bạn đang muốn tìm cách tạo ra Value Proposition hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi các bước dưới đây để hiểu hơn nhé.

4.1. Xác định nhu cầu của khách hàng

Dựa vào cách thu thập dữ liệu để xác định các vấn đề hiện tại mà khách hàng đang gặp phải. Và nhu cầu mà họ mong muốn trong tương lai chính là cách quan trọng để xây dựng một Value Proposition hiệu quả.

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ những điều sau đây:

  • Nhu cầu hiện tại của khách hàng
  • Mong muốn tương lai của khách hàng
  • Vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ cần giải quyết
  • Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

Để xác định nhu cầu – Value Proposition

Doanh nghiệp thường tiến hành bản khảo sát, phỏng vấn, gọi điện thoại. Mục đích chính là để tương tác và chăm sóc khách hàng.

Từ đó, họ thu thập thông tin để hiểu rõ nhu cầu hiện tại của người dùng. Cuối cùng, dựa trên thông tin thu thập để tạo ra một Value Proposition tốt nhất. Từ đó thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Value Proposition là gì
Xác định nhu cầu của khách hàng

Đọc thêm: Customer Journey: Hành trình từ nhận thức đến trung thành

4.2. Chỉ ra lợi ích cụ thể

Một Value Proposition hiệu quả cần đảm bảo rằng các tuyên bố về lợi ích hoặc giá trị phải rõ ràng. Và chúng đáp ứng những nhu cầu mong đợi của khách hàng.

Các doanh nghiệp nên liệt kê các lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó, tập trung vào lợi ích chính liên quan đến nhu cầu của khách hàng.

Trong quá trình này, có thể trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng mục tiêu của sản phẩm đó là ai?
  • Sản phẩm này có thể mang tới những lợi ích nào cho khách hàng?
  • Điểm nổi bật và sự khác biệt của sản phẩm trên thị trường là gì?
  • Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm này thay vì những sản phẩm khác?

Các tuyên bố về lợi ích hoặc giá trị của doanh nghiệp thường chỉ cần từ 2 đến 3 câu. Chúng không nên quá dài, nhưng phải thể hiện được mục đích của doanh nghiệp.

4.3. Tập trung tạo giá trị vì khách hàng – Value Proposition

Thông thường, khi tiếp xúc với các lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp.

Khách hàng thường cảm thấy rằng họ đang thổi phồng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình quá mức. Vì vậy, sau khi cam kết về giá trị, doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào những giá trị cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đảm bảo rằng bạn cung cấp lợi ích cả về mặt vật chất và tinh thần cho khách hàng.

Đặc biệt, không nên sử dụng những ngôn từ quá cường điệu hoặc sáo rỗng khi nói về giá trị của sản phẩm. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những lợi ích này sẽ giải quyết vấn đề của khách hàng. Nếu không, Value Proposition có thể dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn cho thương hiệu.

4.4. Tạo đặc điểm thương hiệu độc đáo riêng

Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo ra một Value Proposition chất lượng. Nó cũng là bước quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần tập trung vào.

Tạo sự khác biệt cho Tuyên bố giá trị không chỉ giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo điểm nhấn. Giúp đối phó các đe dọa từ các sản phẩm tương tự trong ngành cạnh tranh.

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện một nghiên cứu cẩn thận về đối thủ cạnh tranh

Chỉ khi bạn đã nắm rõ về sản phẩm và dịch vụ của đối thủ, cũng như hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Thì bạn có cơ sở để tạo sự khác biệt và thuyết phục khách hàng.

5. Case Study: Value Proposition của Apple thành công như thế nào?

Apple với Tuyên bố giá trị “The Experience IS the Product – Trải nghiệm là sản phẩm”. Điều này đã thể hiện giá trị của họ trong loạt sản phẩm iPhone. Apple không chỉ tập trung vào thiết kế một cách tinh tế. Mà còn quan tâm đến tính hữu ích và sự tiện ích cho người sử dụng.

Điều này nhấn mạnh rằng iPhone không chỉ là một điện thoại thông thường. Nó thực sự là một chiếc điện thoại thông minh độc đáo, với đầy đủ tính năng.

Tuyên bố này rất rõ ràng và đã mang lại hiệu suất kinh doanh vượt trội cho Apple

Thay vì tập trung vào việc liệt kê các tính năng cụ thể trên điện thoại iPhone. Họ chú trọng vào trải nghiệm của người dùng. Apple liên tục thử nghiệm và ra mắt nhiều tính năng mới qua các dòng sản phẩm khác nhau.

Bên cạnh đó, họ cho phép người dùng tự mình khám phá và trải nghiệm những tính năng độc đáo này. Qua ví dụ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm Value Proposition là gì phải không nào.

Value Proposition là gì
Value Proposition là gì qua ví dụ của Apple

6. Value Proposition: Lời kết

Value Proposition là gì, tầm quan trọng và cách xây dựng Value Proposition hiệu quả cho doanh nghiệp đã được CleverAds bật mí qua bài viết trên. Hy vọng bạn đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức hữu ích và triển khai chiến lược kinh doanh thành công.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds