Viral marketing: Sức mạnh của truyền thông trong kinh doanh

Viral marketing: Sức mạnh của truyền thông trong kinh doanh

Viral marketing là gì? Điểm chung của Viral marketing? Viral marketing có sức mạnh như thế nào trong truyền thông? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

1. Viral marketing là gì? 

Viral marketing là một chiến lược tiếp thị mà thông qua việc sử dụng các nền tảng truyền thông và mạng xã hội, nhằm tạo ra sự lan truyền nhanh chóng và rộng rãi của thông điệp tiếp thị. Mục tiêu của viral marketing là khiến cho nội dung, thông điệp hoặc quảng cáo của thương hiệu được chia sẻ mạnh mẽ bởi người tiêu dùng thông qua mạng xã hội, email, video, blog hoặc các kênh truyền thông khác.

2. Đặc điểm chung của Viral marketing

2.1. Sự độc đáo của Viral marketing

Mỗi chiến dịch thực hiện Viral marketing đều có nội dung độc đáo, riêng biệt, mang nhiều tính chất của thương hiệu. Sự khác biệt, thú vị, phá vỡ quy chuẩn bình thường khiến khán giả tò mò, thậm chí là gây tranh cãi, bị cuốn theo chủ đề đó. Cuối cùng, sự tương tác của khán giả kéo về nhiều sự nhận diện thương hiệu, độ phủ sóng của thương hiệu cũng trở nên cao hơn, đạt được mục tiêu lớn nhất của Viral marketing. 

2.2. Sự chia sẻ và lan truyền tự nhiên

viral marketing

Viral marketing tạo điều kiện thuận lợi cho sự chia sẻ tự nhiên và lan truyền. Người xem tự nguyện chia sẻ nội dung vì nó độc đáo, thú vị hoặc hữu ích và muốn chia sẻ với bạn bè và gia đình.

Ví dụ: Chiến dịch “Tôi đồng hành” – Vẽ tranh hoa hướng dương, với thông điệp lan tỏa, chia sẻ tinh yêu thương do công ty dược Eco Hưởng ứng Ngày hội Hoa hướng dương lần thứ 11. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, tự nhiên trên Facebook, 314.823 bài viết chia sẻ hoa hướng dương (bao gồm 6.833 bài viết hợp lệ và 307.990 bài chưa hợp lệ) trên mạng xã hội Facebook được “quy đổi” thành gần 5 tỷ đồng để trao tặng đến bệnh nhi ung thư.

2.3. Nội dung của viral marketing gây ấn tượng 

Viral marketing thường có tính nổi bật cao, thu hút sự chú ý từ đám đông. Nó tạo ra sự tò mò và kích thích sự chia sẻ và lan truyền. Dựa trên nội dung sáng tạo và gây xúc cảm để thu hút sự quan tâm của người xem. Nó có thể là hài hước, bất ngờ, cảm động hoặc gợi cảm xúc mạnh.

2.4. Viral marketing đúng thời điểm

Viral marketing có điều kiện tiên quyết về thời điểm. Mỗi chiến dịch muốn trở nên viral đều cần nắm bắt tốt thời gian để xuất hiện trước khán giả để tạo hiệu ứng tốt, từ đó kéo dài và gây bùng nổ ở tại một thời điểm nhất định. Trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch, viral marketing đều đứng đầu về mức độ lan truyền và độ thảo luận. Thậm chí nhiều năm sau, công chúng vẫn có thể nhắc đến chiến dịch hoặc sự kiện đó như hình mẫu về sự thành công của viral marketing. 

3. Ưu nhược điểm của viral marketing

3.1. Ưu điểm của Viral marketing

  • Nâng cao nhận thức, định vị thương hiệu

Viral marketing có thể giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, khi nội dung được chia sẻ rộng rãi và tiếp cận với một lượng lớn người xem. Việc tăng lượng tiếp cận, tương tác đồng thời mang lại sự định vị thương hiệu tốt. 

  • Tăng lượt tiếp cận đến khán giả

Viral marketing khuyến khích sự tương tác và tham gia từ phía khách hàng, tạo dựng một cộng đồng hỗ trợ và tăng cường mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.

Viral marketing có thể giúp mở rộng tầm với và tiếp cận của thương hiệu, khi nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.

  • Hiệu quả marketing cao

Viral marketing có thể đạt được hiệu quả chi phí cao, khi một chiến dịch viral thành công có thể lan truyền miễn phí qua việc chia sẻ tự nhiên của người dùng. 

Thay vì phải trả phí cho những quảng cáo thiếu kiểm soát, viral marketing mang đến hiệu quả vô cùng lớn nếu nội dung đủ độc đáo, phù hợp với việc quảng bá sản phẩm của thương hiệu, tác động đúng vào tâm lý khách hàng. 

 

3.2. Nhược điểm của Viral marketing

  • Không đạt được mục tiêu

Mặc dù viral marketing có tiềm năng lan truyền rộng rãi, không phải chiến dịch viral nào cũng thành công. Sự thành công của viral marketing phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nội dung, độ phù hợp với đối tượng, và yếu tố may mắn.

  • Mất kiểm soát về nội dung 

Khi một nội dung viral lan truyền, thương hiệu không có hoàn toàn kiểm soát được cách người dùng diễn đạt và tương tác với nội dung đó. Điều này có thể tạo ra rủi ro cho thương hiệu nếu nội dung được hiểu sai hoặc gây ra phản ứng tiêu cực. 

  • Ít sự ổn định và tính dài hạn

Hiệu quả của viral marketing thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và có thể nhanh chóng bị thay thế bởi các xu hướng mới. Điều này đòi hỏi thương hiệu phải liên tục tạo ra nội dung sáng tạo và cập nhật để duy trì sự quan tâm của khách hàng.

  • Không dễ dàng ứng dụng

Viral marketing có thể phù hợp cho một số ngành công nghiệp nhất định, nhưng không phải ngành nào cũng thích hợp để thực hiện chiến dịch viral. Cần xem xét các yếu tố như tính chuyên ngành, độ phù hợp và mục tiêu của thương hiệu trước khi triển khai viral marketing.

4. Yếu tố cần thiết trong thiết lập chiến lược viral marketing

4.1.Xác định rõ mục tiêu

Yếu tố đầu tiên cũng là quan trọng nhất để tạo viral marketing chính là xác định rõ mục tiêu. Thương hiệu cần biết rõ những gì họ muốn đạt được từ chiến dịch này, ví dụ như tăng hiệu suất bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu hoặc tạo sự tương tác với khách hàng.

4.2.Nội dung chiến dịch hấp dẫn

Một yếu tố quan trọng để tạo viral marketing là nội dung gây chú ý. Nội dung cần phải hấp dẫn, độc đáo, sáng tạo và có khả năng kích thích cảm xúc hoặc tạo ra phản ứng từ người xem. Tuy nhiên, nội dung cũng cần sát với sản phẩm thương hiệu để viral marketing có thể đi đúng mục tiêu đã đặt ra. 

4.3.Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Xác định các kênh truyền thông xã hội hoặc nền tảng phù hợp để phát triển chiến dịch viral marketing của thương hiệu. Thương hiệu cần nhận định rõ kênh truyền thông cần viral để tập trung nội dung và chiến lược. Có thể thực hiện chiến lược đa kênh, tuy nhiên cần phải có một số kênh truyền thông chính để tập trung nội dung cũng như thực hiện các thuật toán nhằm đẩy nội dung marketing viral một cách tốt nhất.  Một số trang mạng xã hội có thể tham khảo như Facebook, Twitter, YouTube, TikTok hoặc Instagram.

4.4.Theo dõi và đánh giá chi tiết

Theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch viral marketing. Thương hiệu nên sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi các chỉ số quan trọng như lượt chia sẻ, tương tác, tăng trưởng số lượng người dùng hoặc doanh thu để đo lường thành công của chiến dịch. Ngoài ra, việc tương tác và phản hồi với người dùng khi họ tương tác với nội dung của thương hiệu cũng rất cần thiết. Điều này giúp tạo lòng tin và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

5. Ví dụ thực tế về viral marketing

“Bạn muốn mua tivi”Điện Máy Xanh

Một trong những viral marketing nổi tiếng nhất của Việt Nam không thể không nhắc đến “Bạn muốn mua tivi” của Điện Máy Xanh vào năm 2016. Chiến dịch này đã làm mưa làm gió, nổi tiếng, phổ biến hầu hết trên các trang mạng xã hội và cả đời sống thực tế. 

Nội dung video quảng cáo vô cùng đơn giản, chỉ với một vài câu hát đơn giản, dễ nhớ, vui nhộn, đồng thời luôn nhắc lại tên thương hiệu “Điện Máy Xanh” trong những câu hát, điểm sáng tạo và độc đáo nhất là màu sắc chủ đạo trong MV, cùng với concept, vũ điệu vui độc lạ đã mang đến ấn tượng vô cùng lớn cho khán giả.

Chỉ trong 9 ngày phát hành, Buzzmetrics đã thống kê được 14.304 lượt bình luận, 167.464 lượt thích, 15.068 lượt chia sẻ, trở thành chiến dịch thành công nhất của Điện Máy Xanh. 

“Vũ điệu rửa tay” trên nền nhạc Ghen Cô Vy

Nền nhạc Ghen Cô Vy được khởi động từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Việt Nam vào năm 2020. Bài nhạc có sự tham gia của nhạc sĩ Khắc Hưng, ca sĩ Min và Erik. Trên nền nhạc đó, biên đạo Quang Đăng đã tạo nên Vũ điệu rửa tay.

Chỉ sau một thời gian nhắn, chiến dịch đã thu hút hơn 11 tỷ lượt xem trên TikTok, không chỉ phủ khắp trong nước mà còn vươn ra thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ nước ngoài cùng tham gia góp mặt. Đây là một trong những viral marketing nổi bật nhất trong giai đoạn COVID-19, kêu gọi mọi người có ý thức nâng cao tinh thần phòng chống dịch, đồng thời cũng tạo không khí lạc quan, vui nhộn trong giai đoạn cách ly, dịch bệnh khó khăn. 

viral marketing

“The Man Your Man Could Smell Like” của Old Spice

viral marketing

Vào năm 2010, khi mà quá nửa khách hàng sử dụng mặt hàng sữa tắm đều là nữ, Old Spice đã mang lại cho ngành hàng tiêu dùng một viral marketing khiến hầu như tất cả mọi người đều thảo luận về vấn đề trên, thành công vực dậy cả một thương hiệu. 

Là một thương hiệu sữa tắm dành cho phái nam, tuy nhiên, đối tượng chiến dịch nhắn đến lại là phái nữ – nhóm người mua chủ lực của ngành hàng sữa tắm. Nội dung quảng cáo được Old Spice tập trung vào chủ đề gây tranh cãi, thêm các yếu tố nổi bật của sự kiện Super Bowl đã thành công giật lại spotlight từ tay đối thủ. 

Lời kết

Với những đặc điểm trên của Viral marketing, để thực hiện viral marketing hiệu quả, các thương hiệu cần chú ý đến các yếu tố quan trọng, đồng thời đánh giá, nắm bắt thời điểm tốt để đạt được hiệu quả cao nhất. 


Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đẩy mạnh chiến lược kinh doanh và thu hút nhiều khách hàng hơn.

REVIEW CHẤT – QUẢNG CÁO HAY – DOANH THU TỚI NGAY

Gói dịch vụ InfluenAds sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến dịch truyền thông bùng nổ, viral và mang lại hiệu quả tốt nhất với:

  • Chiến lược quảng cáo TikTok toàn diện, hiệu quả với chi phí tối ưu
  • Xây dựng và phát triển nội dung sáng tạo review với hệ thống Influencers hàng đầu
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Đăng ký trải nghiệm miễn phí với CleverAds ngay hôm nay!

influenads

    Connect With CleverAds