Micro Influencers: Giải pháp kinh doanh thời trang

Micro Influencers: Giải pháp kinh doanh thời trang

Micro Influencers đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp trong thời đại số. Những người ảnh hưởng nhỏ bé này có khả năng tác động đến cộng đồng mục tiêu một cách tích cực và hiệu quả. Đồng thời mang lại lợi ích lớn cho các thương hiệu.

1. Micro Influencers là gì?

Micro Influencers là người có ảnh hưởng với nhóm có phạm vi từ 10.000 – 100.000 người theo dõi trên tài khoản mạng xã hội. Hiện nay, Micro Influencers hoạt động ở nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau: TikTok, Instagram, Facebook, Youtube,v.v.

Tiềm năng của Micro Influencers Thời trang

Có nhiều ngách thị trường khác nhau trong hoạt động Influencer Marketing tại Việt Nam. Thời trang & Làm đẹp là lĩnh vực phổ biến nhất dành cho micro influencers trên các nền tảng mạng xã hội.

Dưới đây là top 03 thị trường có phổ biến nhất tại Việt Nam:

micro influencer

Người tiêu dùng Việt có xu hướng ít ưa chuộng nội dung về phong cách sống. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu Thời trang & Làm đẹp và Giải trí có nhiều lựa chọn hợp tác với người có ảnh hưởng.

2. Hiệu quả truyền thông của Micro Influencers 

2.1. Xây dựng niềm tin

Micro influencers được biết đến với tính chân thực và gắn bó với cộng đồng. Họ chia sẻ nội dung và trải nghiệm cá nhân. Khiến người theo dõi có liên kết với họ như bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

“92% người tiêu dùng chọn tin tưởng micro influencers thay vì quảng cáo hoặc chia sẻ từ những người nổi tiếng.” – theo MuseFind.

2.2. Chi phí

Micro influencers có mức phí hợp tác thấp hơn so với người có ảnh hưởng quy mô lớn hơn. Nguyên nhân bắt nguồn từ họ có lượng theo dõi nhỏ hơn.;

Theo thống kê mức chi phí bình quân của Micro Influencer từ Influencer Marketing Hub:

Chi phí trung bình cho một bài đăng trên Instagram của micro influencer là 100 – 200 USD. Trong khi đó, những influencer có quy mô lớn có thể lên tới 10.000 – 100.000 USD.

2.3. Mức độ tiếp cận mạnh mẽ

Micro influencers thường có tỷ lệ tương tác cao hơn so với các influencers có quy mô lớn. Bởi họ nuôi dưỡng mối quan hệ gắn kết với người theo dõi thông qua trả lời bình luận và câu hỏi. Từ đó, tạo tương tác tích cực từ hai chiều.

Họ có tỉ lệ tương tác lên tới 60% và tỷ lệ chuyển đổi lớn hơn 20% so với người nổi tiếng.

Nội dung tạo bởi thương hiệu và micro influencers được gia tăng khả năng tiếp cận và chia sẻ thông điệp tới khách hàng mục tiêu. Dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

3. Quy trình tìm kiếm Micro Influencers cho doanh nghiệp thời trang

3.1. Yêu cầu chi tiết

Đây là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo chiến dịch đi theo đúng hướng và tìm được những micro influencer phù hợp. Brief cung cấp cho các micro influencers thông tin cần thiết để họ hiểu rõ về thương hiệu và chiến dịch. Từ đó tạo ra nội dung phù hợp và hiệu quả.

Brief chi tiết cho chiến dịch bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin thương hiệu:
    • Tên thương hiệu.
    • Tóm tắt về thương hiệu, sản phẩm.
    • Các trang truyền thông chính thức.
  • Thông tin chiến dịch:
    • Tên chiến dịch.
    • Mô tả ngắn gọn.
    • Loại chiến dịch.
    • Nền tảng triển khai.
    • Mục tiêu chiến dịch.
    • Phạm vi ảnh hưởng mong muốn.
    • Ngân sách.

3.2. Phác thảo chân dung Micro Influencers lý tưởng

Sau khi xác định mục tiêu chiến dịch, doanh nghiệp cần xây dựng chân dung micro influencers. Bao gồm:

    • Vị trí địa lý
    • Ngách nội dung
    • Giới tính
    • Tuổi
    • Tỷ lệ tương tác
    • Số lượng người theo dõi

Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp tìm được micro influencer phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình.

3.3. Tiến hành tìm kiếm Micro Influencer

  • Tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Nhận tư vấn từ đối tác Agency.
  • Hỏi ý kiến bạn bè, người thân

3.4. Đánh giá mức độ phù hợp với thương hiệu

Sau khi tìm được một số micro influencers tiềm năng, doanh nghiệp cần kiểm tra độ phù hợp giữa họ và thương hiệu. Ví dụ:

  • Nội dung phù hợp với thương hiệu.
  • Mức độ tương tác với cộng đồng người theo dõi.
  • Mức độ uy tín và đáng tin cậy.

4. Lưu ý trong quá trình hợp tác giữa thương hiệu và Micro Influencers

4.1. Minh bạch về giao tiếp

Trước khi bắt đầu hợp tác, thương hiệu và micro influencers sẽ thống nhất rõ ràng về nội dung, thời gian và cách thức thực hiện chiến dịch.

Thương hiệu cần cung cấp cho micro influencers đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và đối tượng mục tiêu của chiến dịch. Điều này giúp họ tạo ra nội dung phù hợp và thu hút với khán giả.

4.2. Linh hoạt thời gian

Micro influencers thường là những người có công việc và cuộc sống riêng. Vì vậy, thương hiệu cần linh hoạt về thời gian để họ có thể thực hiện nội dung theo đúng yêu cầu.

4.3. Luôn nhất quán thông tin

Nếu thương hiệu hợp tác với nhiều micro influencers cho cùng một chiến dịch, cần đảm bảo nội dung của các influencer có sự nhất quán về thông điệp và phong cách. Điều này giúp tạo ra ấn tượng tốt hơn trong mắt khách hàng.

5. Lời kết

Micro Influencers đang trở thành xu hướng quảng bá không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Họ không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả, mà còn tạo ra sự tin cậy và tương tác tích cực từ cộng đồng.

    Connect With CleverAds