Chiến dịch Truyền thông: Lan tỏa thông điệp để tạo ảnh hưởng

Chiến dịch Truyền thông: Lan tỏa thông điệp để tạo ảnh hưởng

Chiến dịch truyền thông luôn là công cụ vô cùng hữu ích để đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với khách hàng. Cùng CleverAds khám phá chìa khóa tiếp cận khách hàng nhanh nhất dành cho doanh nghiệp này nhé!

1. Tổng quan về Chiến dịch truyền thông

Chiến dịch truyền thông là kế hoạch toàn diện để truyền tải thông điệp cụ thể đến một đối tượng hoặc nhóm đối tượng mục tiêu. Phối hợp sử dụng nhiều phương tiện truyền thông để đạt được mục tiêu cụ thể. Ví dụ: thay đổi nhận thức, xây dựng hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy hành động, tương tác. 

Chiến dịch truyền thông chú trọng đến thông điệp và các yếu tố tác động đến nhu cầu và mong muốn của đối tượng mục tiêu.

2. Tầm quan trọng của chiến dịch truyền thông trong hoạt động kinh doanh

Truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quảng cáo vì nó giúp thúc đẩy sự nhận thức, tạo dựng hình ảnh và gây ấn tượng tích cực về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.

Với tầm quan trọng của truyền thông

Doanh nghiệp và người tiếp thị hiểu rằng việc đầu tư vào các chiến dịch và hoạt động truyền thông có thể mang lại giá trị lớn cho thương hiệu và kinh doanh của họ.

3. Các yếu tố cấu thành Chiến dịch Truyền thông

3.1. Mục tiêu chiến dịch truyền thông

Xác định rõ mục tiêu của chiến dịch là gì. Điều này có thể bao gồm tạo nhận thức về sản phẩm/dịch vụ, tăng doanh số bán hàng, thu hút đối tượng mục tiêu vào trang web, và nhiều mục tiêu khác.

Doanh nghiệp cần đặt ra kế hoạch cụ thể cho chiến dịch, bao gồm thời gian, ngân sách, lịch trình, và các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện.

3.2. Đối tượng nhận tin mục tiêu

Xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Điều này giúp tùy chỉnh thông điệp và phương thức truyền thông sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và mong muốn của đối tượng.

3.3. Thông điệp xuyên suốt chiến dịch truyền thông

Lựa chọn thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải trong chiến dịch. Thông điệp cần phải rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn, để dễ dàng gây ấn tượng với đối tượng.

Xây dựng nội dung cho chiến dịch, bao gồm hình ảnh, video, văn bản, và bất kỳ yếu tố nào cần thiết để truyền tải thông điệp.

3.4. Phương tiện truyền thông

Xác định các kênh và phương tiện truyền thông sẽ được sử dụng trong chiến dịch. Các phương tiện có thể bao gồm quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, truyền thông xã hội, email, và nhiều hình thức khác.

chiến dịch truyền thông

Nếu cần, tạo thiết kế đồ họa hoặc giao diện trực quan để thúc đẩy hiểu biết về thông điệp và sản phẩm.

4. Phân tích các mục tiêu của Chiến dịch Truyền thông

4.1. Thay đổi nhận thức

Một trong những mục tiêu cơ bản của nhiều chiến dịch là tạo ra sự nhận thức về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hoặc sự kiện. Mục tiêu này giúp đối tượng mục tiêu biết đến sự tồn tại của điều gì đó.

4.2. Kêu gọi sự quan tâm

Truyền thông tạo điều kiện cho sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. Qua việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo, nội dung truyền thông, và hoạt động trên các mạng xã hội, truyền thông kích thích sự tham gia của khách hàng và tạo nên một môi trường giao tiếp hai chiều.

Mục tiêu tạo ra môi trường tương tác và gắn kết với đối tượng mục tiêu. Các chiến dịch truyền thông có thể sử dụng mạng xã hội, cuộc thi, khảo sát để tạo sự tương tác tích cực.

4.3. Xây dựng và lan tỏa hình ảnh thương hiệu

Mục tiêu tạo dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí đối tượng mục tiêu. Chiến dịch truyền thông có thể tập trung vào việc truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu, tạo dựng danh tiếng và định vị thương hiệu.

Ngoài ra, chiến dịch truyền thông còn hỗ trợ nâng cao sự nhận thức sâu rộng về thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động.

4.4. Điều hướng và thúc đẩy thực hiện hành động

Nó tập trung vào việc thúc đẩy sự quan tâm và tò mò từ đối tượng mục tiêu. Chiến dịch truyền thông có thể sử dụng nội dung hấp dẫn, thông điệp sâu sắc để kích thích sự quan tâm.

Mục tiêu cuối cùng của nhiều chiến dịch là thúc đẩy hành động từ đối tượng mục tiêu. Chẳng hạn như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, đăng ký sự kiện, tải tài liệu, hay tham gia khảo sát.

4.5. Giáo dục thị trường và nâng cao kiến thức

Chiến dịch truyền thông còn mang đến mục tiêu cung cấp thông tin, kiến thức cho đối tượng mục tiêu về một vấn đề cụ thể, sản phẩm, hoặc dịch vụ.

Mục tiêu của mỗi chiến dịch truyền thông có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh, thương hiệu và mục tiêu kinh doanh cụ thể. 

Quan trọng là hiểu rõ đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp và cân nhắc mục tiêu mà họ muốn đạt được từ chiến dịch.

5. Phân loại công cụ Truyền thông phổ biến hiện nay

5.1. Quảng cáo 

Là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm/thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông. 

Để lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp, các doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, khách hàng mục tiêu và loại sản phẩm kinh doanh. 

Hiện nay, các loại phương tiện quảng cáo được phân chia như sau:

  • Nhóm phương tiện in ấn: báo, tạp chí, ấn phẩm thương mại, tờ rơi…
  • Nhóm phương tiện điện tử: truyền thanh, truyền hình, internet, điện thoại…
  • Phương tiện ngoài trời: pano, appich, bảng điện tử, phương tiện vận chuyển, nhà chờ xe buýt…
  • Nhóm các phương tiện khác: tại điểm bán, trên vật phẩm, thư…

chiến dịch Truyền thông

Đọc thêm: Bài viết quảng cáo mẫu: Chiến lược chinh phục khách hàng cho doanh nghiệp

5.2. Khuyến mại

Là những những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm. Hiện nay, các công cụ khuyến mãi rất đa dạng. Tùy thuộc vào đối tượng, mục tiêu khuyến mãi, các doanh nghiệp lựa chọn công cụ khác nhau. Sau đây là một số công cụ khuyến mãi:

Các công cụ khuyến mãi cho người tiêu dùng:

Mẫu hàng là những phiên bản nhỏ của sản phẩm thực tế, chứa một lượng vừa đủ để người tiêu dùng và có thể đánh giá được các tính chất của sản phẩm.

Giá cả là hình thức tạo cho người tiêu dùng cơ hội mua một sản phẩm với mức giá thấp hơn mức giá bình thường.

Bao gói giá rẻ là hình thức mà đảm bảo cho người tiêu dùng tiết kiệm được một số tiền so với giá bình thường của sản phẩm ghi trên nhãn hiệu hay bao bì.

Phần thưởng cho khách hàng thường xuyên là những giá trị bằng tiền mặt hay những hình thức khác tỷ lệ với số lần khách hàng mua hàng của một người bán hay một nhóm người bán nhất định.

Quà tặng là những món hàng được biếu không hay bán với giá ưu đãi cho người mua hàng để khuyến khích họ mua một loại sản phẩm nào đó.

Phiếu mua hàng là một phiếu xác nhận được phân phối bởi nhà sản xuất hay người cung cấp được hoàn lại tại điểm bán lẻ cho nhà sản xuất hay phân phối và tạo cho người tiêu dùng một cơ hội mua một loại sản phẩm nào đó với giá ưu đãi.

Giải thưởng là hình thức tạo cho khách hàng cơ hội được sở hữu một phần thưởng nhất định.

Các công cụ khuyến mãi cho trung gian thương mại:

Thi bán hàng là cuộc thi tổ chức các trung gian thương mại nhằm kích thích học nâng cao kết quả bán hàng của mình trong một thời kỳ nhất định và những người thành công sẽ được nhận thưởng.

Trợ cấp thương mại là những khoản tiền được trừ bớt hay chiết khấu, giảm giá mỗi khi các trung gian thương mại mua hàng trong một thời kỳ nhất định.

Hàng tặng là những lô hàng miễn phí tặng thêm cho người bán khi họ mua một khối lượng hàng nào đó.

Trợ cấp quảng cáo là những khoản chi phí để bù đắp chi phí quảng cáo do các trung gian thương mại phải thực hiện.

Trợ cấp trưng bày là những khoản chi phí bù đắp cho các trung gian thương mại để khuyến khích họ trưng bày hay trình diễn sản phẩm của doanh nghiệp mình.

5.3. Quan hệ công chúng

Các hoạt động truyền thông xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp hay thương hiệu. Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm:

Quan hệ báo chí: Cung cấp thông tin có giá trị cho các phương tiện để lôi kéo sự chú ý về sản phẩm, về doanh nghiệp,v.v. bao gồm một số hoạt động sau:

  • Tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí.
  • Tổ chức các buổi cung cấp thông tin cập nhật cho báo đài.
  • Thực hiện các phóng sự, phỏng vấn.

Tổ chức sự kiện: Quá trình bao gồm sự kết hợp các hoạt động lao động với các máy móc thiết bị để thực hiện các công việc cho một sự kiện cụ thể nhằm chuyển thông điệp truyền thông đến công chúng mục tiêu.

chiến dịch truyền thông

Tài trợ: là hoạt động của doanh nghiệp hướng tới công chúng để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua việc cung cấp về mặt tài chính vào một chương trình hoặc sự kiện do tổ chức khác thực hiện.

Giải quyết khủng hoảng: là việc đối phó với các tình huống khẩn cấp có thể phát sinh, nhằm giảm thiểu mọi thiệt hại trong bất kỳ bối cảnh nào cho doanh nghiệp.

Vận động hành lang: là những công việc vận động của các cơ quan lập pháp, quản lý nhà nước, các nhà chính trị để thúc đẩy hoặc hạn chế một số quy định hay đạo luật.

5.4. Bán hàng cá nhân trong Chiến dịch Truyền thông 

Là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu, thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu. Quy trình này khác nhau theo quy mô doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm thị trường.

Về cơ bản quy trình bán hàng gồm các bước sau:

  • Thăm dò khách hàng: Xác định khách hàng tiềm năng, sàng lọc, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. 
  • Tiếp cận khách hàng: Nhân viên bán hàng có sự hiểu biết về khách hàng càng nhiều càng tốt.
  • Giới thiệu và trình bày bán hàng: Cần nhấn mạnh lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng, dùng đặc tính sản phẩm chứng minh cho những điều được nhấn mạnh như: chi phí ít hơn, tiết kiệm hơn, gọn nhẹ hơn, dễ sử dụng.
  • Xử lý những phản hồi của khách hàng: Khách hàng thường đưa ra những phản bác về giá, chất lượng, kiểu dáng,v.v. để thể hiện sự không hài lòng, vì vậy, nhân viên bán hàng cần được huấn luyện kỹ để xử lý những tình huống này.
  • Kết thúc bán hàng: Những nhân viên bán hàng cần phải sớm nhận ra những dấu hiệu kết thúc ở người mua.
  • Theo dõi và phát triển mối quan hệ với khách hàng: Đây là bước cuối cùng song rất quan trọng nhằm kiểm tra đánh giá sự hài lòng của khách hàng và khả năng mua hàng lặp lại ở họ.

5.5. Marketing trực tiếp

Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng đã xác định thông qua phương tiện như thư tín, email, fax,v.v. với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.

Những người làm marketing trực tiếp sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về các khách hàng có tên và các đặc điểm chủ yếu đã được nhập vào cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ thường xuyên. 

Hình thức chủ yếu của marketing trực tiếp

Catalog: Doanh nghiệp gửi catalog tới các khách hàng tiềm năng, dựa trên catalog này, khách hàng sẽ đặt hàng thông qua địa chỉ đặt hàng có ghi trên catalog.

Email – thư trực tiếp: Doanh nghiệp sẽ gửi đến khách hàng thư chào hàng, tờ quảng cáo, tập gấp,v.v. Qua đó hy vọng bán được sản phẩm, thu thập hay tuyển chọn được danh sách khách hàng cho lực lượng bán hàng.

Điện thoại: Doanh nghiệp sử dụng điện thoại để chào hàng trực tiếp đến khách hàng đã được chọn lọc.

Truyền hình: Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng qua truyền hình. Marketing trực tiếp trên truyền hình có 2 cách:

  • Phát các chương trình giới thiệu sản phẩm và cung cấp số điện thoại đặt hàng.
  • Sử dụng toàn bộ chương trình truyền hình hoặc kênh truyền hình để bán sản phẩm.

Truyền thanh, tạp chí và báo: Các phương tiện này cũng được sử dụng để chào hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua số điện thoại để đặt hàng.

Marketing trực tiếp trên internet: Là hình thức khách hàng mua hàng qua máy tính nối mạng. Khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán trực tiếp qua mạng internet.

Đọc thêm: Điểm mặt các hình thức Digital Marketing và lợi ích của chúng

6. Thách thức trong xây dựng Chiến dịch truyền thông

6.1. Cạnh tranh gay gắt

Thị trường đang dần trở nên quá tải với thông tin và quảng cáo. Các chiến dịch truyền thông phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Ngoài ra, sự sáng tạo không ngừng của đối thủ cũng khiến cho sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Khi người tiêu dùng ngày càng nâng cao nhu cầu trải nghiệm cũng như sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp. 

6.2. Phân tán mục tiêu

Đối tượng mục tiêu ngày càng đa dạng và phân tán trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, làm cho việc tiếp cận và tương tác trở nên khó khăn.

Chiến dịch truyền thông ngoài tiếp cận được với đa dạng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên đó cũng là một thách thức khi không có điểm nổi bật nào đánh vào khách hàng mục tiêu. 

Từ đó doanh số công ty có thể bị ảnh hưởng. Trong khi đó chi phí cho chiến dịch truyền thông thậm chí có thể trở thành gánh nặng của doanh nghiệp. 

6.3. Thay đổi xu hướng và yêu cầu

Khách hàng ngày càng có nhu cầu cao không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn về trải nghiệm mua hàng, thậm chí là quan tâm đến các vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sau khi trải qua đại dịch COVID-19

chiến dịch truyền thông

Xu hướng và sở thích của khách hàng có thể thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các chiến dịch truyền thông phải thích nghi một cách linh hoạt.

6.4. Khả năng mất kiểm soát

Chiến dịch truyền thông có thể gây nên tác động tiêu cực tới doanh nghiệp khi chúng ta đưa ra những thông tin quảng cáo sai lệch, gây tranh cãi. 

Việc gây chú ý trong môi trường khách hàng luôn thay đổi yêu cầu hằng ngày có thể gây ra rất nhiều vấn đề nếu như việc kiểm soát thông tin cũng như điều hướng dư luận.

Truyền thông có thể bị hiểu sai hoặc biến tướng, dẫn đến hệ quả ngược tác.

6.5. Phụ thuộc vào công nghệ

Môi trường truyền thông số hóa đòi hỏi sự hiểu biết về công nghệ và khả năng thích nghi với các nền tảng mới.

Môi trường công nghệ không ngừng thay đổi kéo theo sự đầu tư ngày càng nhiều để bắt kịp với xu hướng. Nếu không có hướng đi thông minh và đầu tư hợp lí, đó rất có thể là nguyên nhân khiến cho hình ảnh doanh nghiệp trở nên lạc hậu trong mắt người tiêu dùng. 

Kết luận

Chiến dịch truyền thông mang theo cả thách thức và cơ hội. Hiểu rõ những yếu tố này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch truyền thông hiệu quả và phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 

Doanh nghiệp đang quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng gửi yêu cầu cho chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds