Chạy quảng cáo Zalo: Lưu ý và lời khuyên từ chuyên gia

Chạy quảng cáo Zalo: Lưu ý và lời khuyên từ chuyên gia

Khám phá Zalo Ads và những điều cần biết về chạy quảng cáo Zalo để đạt hiệu quả cao và tối ưu hóa chiến dịch. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Tuy nhiên, để chạy quảng cáo Zalo thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các bước, loại hình và một số mẹo quảng cáo trên nền tảng này. CleverAds sẽ giải đáp chi tiết ngay trong phần dưới đây.

1. Mở rộng cơ hội tiếp cận với chạy quảng cáo Zalo Ads

Zalo là ứng dụng nhắn tin, gọi điện và gọi video miễn phí được phát triển bởi VNG Corporation. Không chỉ là mạng xã hội giao tiếp, Zalo cung cấp các tính năng tiện ích hấp dẫn: Giao dịch, Official Account, Zalo Shop,v.v. Đây là kênh giúp doanh nghiệp tiếp thị hiệu quả và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Theo Báo cáo thống kê từ Zalo

chạy quảng cáo Zalo

Tháng 3 năm 2023, Zalo có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Trong đó:

  • 60% ở khu vực thành thị
  • 40% ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, Zalo có sự phân bố đa dạng về giới tính, độ tuổi và sở thích của người dùng.

Với lượng người dùng lớn và đa dạng này, Zalo là một kênh tiếp thị hấp dẫn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng Zalo Ads để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình đến với hàng triệu người dùng Zalo.

Hiện nay, chạy quảng cáo Zalo Ads cung cấp

Các công cụ quảng cáo trực quan và linh hoạt, giúp doanh nghiệp tạo và quản lý chiến dịch quảng cáo một cách dễ dàng.

chạy quảng cáo Zalo

Đọc thêm: Zalo Ads là gì? Từ A đến Z về Zalo Ads cho doanh nghiệp

2. Quy trình chạy quảng cáo Zalo

Để chạy quảng cáo Zalo, doanh nghiệp có 2 lựa chọn sau:

2.1. Thiết lập chạy quảng cáo Zalo

Đây là cách chạy quảng cáo phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc các doanh nghiệp muốn tự kiểm soát chiến dịch quảng cáo của mình.

Để tự chạy quảng cáo Zalo, cần thực hiện các bước sau:

  • Đăng ký tài khoản Zalo Ads trên website Zalo Ads hoặc ứng dụng Zalo Business.
  • Tạo Official Account (OA) trên Zalo Business.

Zalo OA là kênh giao tiếp giữa doanh nghiệp và người dùng. Là nơi doanh nghiệp đăng tải nội dung tiếp thị và quảng bá.

  • Tạo chiến dịch Zalo Ads.
  • Chọn: mục tiêu, đối tượng, ngân sách, thời gian và loại quảng cáo. Thêm nội dung và gửi yêu cầu xét duyệt.
  • Theo dõi và tối ưu quảng cáo trên Zalo Ads.

Có thể xem các chỉ số hiệu quả quảng cáo như: số lượt hiển thị, số lượt nhấp, số lượt chuyển đổi,v.v. Doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh các thông số của quảng cáo để tăng hiệu quả chiến dịch.

2.2. Dịch vụ hỗ trợ chạy quảng cáo Zalo từ Agency

Sử dụng dịch vụ chạy quảng cáo Zalo của các Agency là cách phù hợp cho các doanh nghiệp lớn, hoặc các doanh nghiệp không có thời gian và kinh nghiệm về chạy quảng cáo Zalo. CleverAds sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chi tiết các bước để có thể sử dụng dịch vụ này:

  • Lựa chọn Agency uy tín về quảng cáo Zalo.

Doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng về mục tiêu, ngân sách, thời gian và yêu cầu của chiến dịch quảng cáo với Agency.

  • Cung cấp thông tin, yêu cầu cho Agency về: sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Hỗ trợ tạo tài khoản Zalo Ads, OA và duyệt quảng cáo.
  • Nhận báo cáo và đánh giá.

Agency chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, là báo cáo kết quả chiến dịch tới doanh nghiệp.

Đọc thêm: Tuyệt chiêu triển khai chiến dịch Social Media “mùa cao điểm”

3. Các định dạng nội dung chạy quảng cáo Zalo hiện nay

Zalo cung cấp một số loại hình quảng cáo khác nhau, bao gồm:

3.1. Chạy quảng cáo Zalo với bài viết

Quảng cáo bài viết là định dạng quảng cáo phổ biến nhất trên Zalo. Xuất hiện trên bảng tin và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

chạy quảng cáo Zalo

Bài viết thường có các định dạng sau:

  • Ảnh đơn: một hoặc nhiều hình ảnh thu hút người dùng.
  • Video: trình bày thông tin một cách sinh động và hấp dẫn.
  • Carousel: gồm nhiều hình ảnh hoặc video chứa nhiều thông tin được xếp theo thứ tự.
  • Collection: hiển thị nhiều sản phẩm cùng một lúc.

Nhìn chung, chạy quảng cáo Zalo với định dạng bài viết cần:

Có tiêu đề, mô tả và nút gọi hành động để kích thích người dùng nhấp vào quảng cáo. Tiêu đề cần ngắn gọn và nổi bật, mô tả cần súc tích và hấp dẫn. Nút gọi hành động cần rõ ràng và khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn của doanh nghiệp.

3.2. Quảng cáo tin nhắn

Chạy quảng cáo Zalo dạng tin nhắn là loại hình quảng cáo cho phép doanh nghiệp gửi tin nhắn trực tiếp đến người dùng. Hình thức quảng cáo này có thể được sử dụng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp.

Quảng cáo tin nhắn có các định dạng sau:

  • Tin nhắn văn bản: truyền tải thông điệp.
  • Hình ảnh: minh họa cho sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi.
  • Video: tối đa 15 giây, âm thanh rõ ràng.
  • Tin nhắn âm thanh: đính kèm âm thanh để truyền thông điệp.

3.3. Chạy quảng cáo Zalo định dạng Banner

Quảng cáo banner là loại hình quảng cáo xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên Zalo. Bao gồm: Trang chủ, Bảng tin hay Danh sách bạn bè,v.v. Và có thể được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.

 

Quảng cáo banner có thể có các định dạng sau:

  • Hình ảnh
  • Video
  • Carousel

4. Lưu ý tối ưu chiến dịch chạy quảng cáo Zalo

Chạy quảng cáo Zalo không chỉ tạo và gửi quảng cáo. Đó còn là lên kế hoạch, phân tích và tối ưu chiến dịch. Doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm chung của quảng cáo Zalo như sau:

4.1. Đối tượng mục tiêu

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi muốn tiến hành chạy quảng cáo Zalo. Doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai? Họ có nhu cầu, mong muốn hay vấn đề gì liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần sử dụng các tính năng nhắm mục tiêu của Zalo để chọn đối tượng mục tiêu phù hợp như: giới tính, độ tuổi, sở thích hay vị trí địa lý,v.v.

4.2. Mục tiêu quảng cáo

Mục tiêu quảng cáo là yếu tố xác định thành công của chiến dịch. Ví dụ: Tăng nhận diện thương hiệu, tăng truy cập website. Mục tiêu quảng cáo ảnh hưởng đến việc chọn loại hình, nội dung cũng như ngân sách cho quảng cáo.

4.3. Ngân sách chạy quảng cáo Zalo

Đây là yếu tố quyết định chi phí và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp cần đặt ngân sách quảng cáo phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của mình.

Ngoài ra, cần lựa chọn hình thức tính phí chạy quảng cáo Zalo:

  • CPM: chi phí trên mỗi lượt hiển thị
  • CPC: chi phí trên mỗi lượt nhấp
  • CPA: chi phí trên mỗi lượt chuyển đổi

4.4. Nội dung quảng cáo

Nội dung chính là yếu tố tạo ấn tượng và thuyết phục người dùng nhấp vào quảng cáo. Doanh nghiệp cần tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn, sáng tạo và có tính chất riêng. Thông điệp phải rõ ràng và có giá trị cho người dùng.

5. Sai lầm thường gặp trong chạy quảng cáo Zalo

5.1. Không xác định đối tượng

Đây là sai lầm khiến hiệu quả chiến dịch quảng cáo bị sụt giảm.

Nếu không xác định rõ đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể nhắm đúng đến những người có nhu cầu, mong muốn hoặc vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.

Điều này làm lãng phí ngân sách chạy quảng cáo Zalo của doanh nghiệp.

5.2. Không cụ thể mục tiêu quảng cáo

Đây là một sai lầm có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Nếu không xác định rõ mục tiêu quảng cáo, doanh nghiệp không thể đánh giá kết quả chính xác. Việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trở nên lãng phí và khó khăn. Từ đó, sẽ làm mất đi hướng đi và động lực của doanh nghiệp.

5.3. Ngân sách quá cao hoặc quá thấp

Đây là sai lầm có thể làm giảm hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Đặt ngân sách quá cao đồng nghĩa với một khoản chi phí lớn. Nếu quá thấp, sẽ không tiếp cận đủ lượng người dùng. Mất lợi thế cạnh tranh.

5.4. Tạo nội dung quảng cáo nhàm chán, lỗi chính tả hoặc không liên quan

Nếu nội dung quảng cáo nhàm chán, lỗi chính tả hoặc không liên quan, doanh nghiệp sẽ không thể thu hút sự chú ý và thuyết phục người dùng nhấp vào quảng cáo.

Điều này sẽ làm mất đi uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.

6. Mẹo chạy quảng cáo Zalo hiệu quả cho doanh nghiệp

Để chạy quảng cáo Zalo hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số mẹo sau:

6.1. Thử nghiệm nhiều loại hình, nội dung và đối tượng mục tiêu quảng cáo

Đây là cách để doanh nghiệp tìm ra những loại hình, nội dung và đối tượng mục tiêu quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất cho chiến dịch. Có thể sử dụng công cụ A/B testing của Zalo để so sánh và đánh giá các phiên bản quảng cáo khác nhau.

6.2. Theo dõi và phân tích kết quả quảng cáo

Để đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo và tìm ra điểm mạnh, yếu, cần thường xuyên theo dõi các chỉ số hiệu quả. Sử dụng công cụ thống kê của Zalo để xem các chỉ số hiệu quả của quảng cáo như số lượt hiển thị, số lượt nhấp, số lượt chuyển đổi,v.v.

6.3. Tối ưu chiến dịch quảng cáo

Tối ưu chiến dịch quảng cáo Zalo là cách để doanh nghiệp cải thiện hiệu quả. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi của người dùng.

Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tối ưu hóa của Zalo để điều chỉnh các thông số của quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu, ngân sách và kết quả của chiến dịch.

Kết luận

Để chạy quảng cáo Zalo thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các bước, loại hình và mẹo quảng cáo trên Zalo. Hy vọng doanh nghiệp sẽ thiết lập được những chiến dịch quảng cáo Zalo thành công và mang lại nhiều lợi ích.


Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds