Growth hacking là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của Growth hacker

Growth hacking là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có của Growth hacker

Khái niệm Growth Hacking là gì đang là từ khóa được rất nhiều lượt tìm kiếm. Đây là một khái niệm còn khá mới và khá thú vị liên quan đến sự tăng trưởng. Thực hiện Growth hacking chính là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng mong muốn.

Vậy Growth hacking là gì? Growth hacker cần có những kỹ năng cơ bản nào? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!

1. Growth hacking là gì?

Growth hacking (còn được gọi là Growth marketing) là việc sử dụng các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số tiết kiệm tài nguyên và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển doanh nghiệp.

Growth Hacking chính là sự giao thoa giữa hai yếu tố Marketing và Coding.

Thường được các công ty mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ áp dụng với mục tiêu chung là thu hút đông đảo người dùng với ngân sách hạn chế trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, Growth hacking  là một khái niệm có thể mở rộng áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào muốn duy trì sự tăng trưởng.

2. Lợi ích của Growth hacking

growth hacking là gì

2.1. ROI – kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

ROI sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin cho mọi quyết định được đưa ra và theo dõi hiệu suất của một chiến lược tăng trưởng một cách chính xác.

Từ đó, có thể dễ dàng biết chiến lược tấn công tăng trưởng nào đang hoạt động như đã mong đợi và chiến lược nào không. Kiên trì thực hiện chiến lược tăng trưởng với những đối tượng khách hàng có tiềm năng, loại bỏ những khách hàng không có triển vọng.

Đọc thêm: Social listening là gì? 4 lý do vì sao doanh nghiệp nên bắt đầu áp dụng

2.2. Tối thiểu chi phí

Về bản chất, Groth hacking được thiết kế để sử dụng bất kỳ tài nguyên nào đang sở hữu theo cách tiết kiệm nhất có thể. Điều này có nghĩa là sử dụng các chiến thuật như đảm bảo các Landing page đang tận dụng các phương pháp hay nhất về SEO để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa quan trọng.

Ngoài ra, viết nội dung có tác động như nghiên cứu điển hình và sau đó chia sẻ rộng rãi trên các kênh truyền thông xã hội chính là một chiến thuật tuyệt vời. 

2.3. Tối ưu nguồn lực

Các chiến lược Growth hacking thường được phát triển và triển khai bởi một người duy nhất trong nhóm sản phẩm hoặc kỹ thuật và không yêu cầu toàn bộ nhóm tiếp thị thực hiện.

Như vậy, việc thực hiện Growth hacking thay vì các chiến lược khác sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, tận dụng phân bổ nguồn lực còn lại vào những việc khác.

3. Sự khác biệt giữa Growth hacking và Marketing truyền thống

3.1. Tương đồng

Mục đích cuối cùng:

  • Thu hút khách hàng
  • Khuyến khích gia tăng sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Tuy nhiên, do nguồn gốc của nó trong cộng đồng khởi nghiệp, nó chủ yếu dựa vào các chiến thuật không liên quan đến việc chi tiêu ngân sách lớn mà các doanh nghiệp lớn hơn có thể tiếp cận.

3.2. Khác biệt

Mục tiêu:

  • Growth hacking: tăng trưởng, tất cả các giai đoạn trong phễu marketing.
  • Marketing: thu hút khách hàng, xây dựng và định vị thương hiệu. 

Đọc thêm: Phễu marketing là gì? Hiểu đúng về cách tạo phễu marketing

Thực thi:

  • Growth hacker: độc lập 
  • Marketer: hỗ trợ từ developer, designer, analyser, data scientist để xây dựng ý tưởng chiến dịch

Đo lường và đánh giá:

  • Growth hacking: số liệu, tối ưu hóa để bứt phá tốc độ tăng trưởng
  • Marketing: phỏng đoán dựa trên trực giác

Đọc thêm: Marketing là gì? Mọi điều Marketer cần biết về Marketing

4. Chân dung của Growth hacker

Những người làm về Growth hacking được gọi là Growth hacker. Trong một bài đăng trên blog năm 2010, Ellis đã viết:

“Một hacker tăng trưởng là một người có mục tiêu thực sự là tăng trưởng. Mọi thứ họ làm đều được xem xét kỹ lưỡng bởi tác động tiềm ẩn của nó đối với sự tăng trưởng có thể mở rộng,v.v.”

Những Growth hacker là chuyên gia nghiên cứu cách sử dụng sản phẩm. Liên tục kiểm tra, tối ưu hóa điểm chạm để thu hút khách hàng tiềm năng có hành vi mua hàng, đem lại doanh thu cho công ty.

 

4.1. Khả năng phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu để xác định thực trạng và nguyên nhân. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho chiến dịch.

4.2. Triển khai thử nghiệm

Thử nghiệm và loại bỏ là trọng tâm của Growth hacking.

Thông qua quy trình nhất quán về giả thuyết, thử nghiệm và tinh chỉnh mới có thể xác định chiến lược thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Thực hiện và liên kết đúng trình tự sẽ mang lại kết quả cao. 

4.3. Ứng dụng công nghệ

Khi startup có ý tưởng và thực hiện trên quy mô lớn, họ cần chuyển sản phẩm lên quy mô công nghệ tự động. Để có thể tăng tốc, mở rộng quay mô và xây dựng quy trình chuẩn hóa đồng bộ.

5. Ví dụ Growth hacking

growth hacking là gì

Grab là công ty công nghệ không ngừng mở rộng ranh giới và thậm chí còn đạt mức tăng trưởng rất đáng nể. Với bài toán, Grab đã chia nhỏ mục tiêu. Từ đó tính toán mỗi phòng ban đóng góp thế nào vào thực hiện mục tiêu.

10 đơn hàng/ngày:

  • Thu hút khách hàng sử dụng app (ứng dụng) thế nào?
  • Chuyển đổi bao nhiêu khách hàng thanh toán dịch vụ?

100 đơn hàng/tháng:

  • 30.000 khách hàng
  • 300 đơn hàng
  • 40 tài xế

6. Kết luận

Phát triển và tối ưu sản phẩm phù hợp với thị trường trước khi kích hoạt là nhiệm vụ tất yếu của Growth hacker. Bài viết tổng hợp các thông tin về Growth hacking và nhiệm vụ đối với doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds