Email Marketing: Tổng hợp thông tin dành cho doanh nghiệp

Email Marketing: Tổng hợp thông tin dành cho doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, Email Marketing được sử dụng nhiều, không những đa dạng, tỷ lệ chuyển đổi tăng trưởng mạnh mẽ, khiến đa số doanh nghiệp quan tâm về tạo lập chiến lược Email Marketing.

Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin dành cho doanh nghiệp về Email Marketing. Cùng Cleverads theo dõi ngay nào!

1. Tổng quan về Email Marketing là gì?

1.1. Email Marketing là gì?

Email Marketing là một chiến lược tiếp thị nhằm thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, với chi phí thấp doanh nghiệp hoàn toàn có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi của mình để tăng doanh thu đáng kể bằng email.

1.2. Lợi ích của Email Marketing

Tiết kiệm chi phí

Ngày nay các hình thức tiếp thị truyền thống như TV, bảng biển ngoài trời hay báo in,…tốn chi phí nhiều mà không hiệu quả, chi phí để triển khai chiến dịch Email Marketing thấp hơn nhiều.

Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư vào nội dung, thiết kế, không cần phải chi tiêu cho việc in ấn, vận chuyển hay phát sóng.

Tương tác trực tiếp với khách hàng

Khi Email Marketing được gửi vào các khung giờ ‘đúng thời điểm’, khách hàng sẽ tương tác với những nội dung có giá trị.

Khách hàng có thể phản hồi trực tiếp qua email, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành.

Tăng tỉ lệ chuyển đổi với Email Marketing

Các chiến dịch Email Marketing hướng tới phân khúc khách hàng cụ thể, doanh nghiệp cần tạo những nội dung phù hợp với từng phân khúc dựa trên các database thu thập được: sở thích, hành vi, lịch sử mua hàng,v.v.

Tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, gần gũi khiến khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng.

Tăng cường nhận diện thương hiệu

Khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về một sản phẩm tại thương hiệu, những email được gửi đến định kỳ giúp cho khách hàng thấy ngay, tạo cơ hội cho những lần sau khi họ có nhu cầu liên quan.

2. Phân loại Email Marketing

2.1. Email Chào Mừng (Welcome Email)

Email Marketing chào mừng được gửi cho tệp khách hàng mới, bước đầu khi họ có nhu cầu biết thêm về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm, và các chương trình ưu đãi đặc biệt khác.

Nội dung chào mừng thường chứa lời chào, cảm ơn, giới thiệu về doanh nghiệp hoặc sản phẩm.

Ví dụ:

Airbnb đã sử dụng tên người nhận để tạo cảm giác gần gũi hơn, giới thiệu về Airbnb và cung cấp thêm những thông tin về dịch vụ, ưu đãi của họ.

2.2. Email Khuyến Mãi (Promotional Email)

Email khuyến mãi thông báo các chương trình giảm giá, khuyến mãi, các sản phẩm, dịch vụ mới. Nhằm mục tiêu thúc đẩy bán hàng, mang lại hiệu quả cao trong công việc, tăng doanh số bán hàng ngắn hạn.

Ví dụ:

Grab luôn gửi email cho khách hàng về các ưu đãi mà khách hàng nhận được.

email-marketing

2.3. Email Thông Báo (Notification Email)

Email thông báo giúp duy trì mối liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, được sử dụng để thông báo các sự kiện, tin tức, tin quan trọng sắp diễn ra.

Thông báo tới khách hàng về những sản phẩm họ đang quan tâm nhưng chưa hoàn tất mua hay thời hạn khuyến mãi.

Ví dụ:

Airbnb sử dụng dữ liệu người dùng để cá nhân hóa email, từ việc đề xuất các điểm đến, trải nghiệm phù hợp, đến nhắc nhở về việc hoàn thành đơn đặt phòng. Chiến lược này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng hiệu quả.

2.4. Email Bản Tin (Newsletter Email)

Email bản tin sẽ cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích, hoặc cập nhật mới nhất về doanh nghiệp, sản phẩm.

Ví dụ:

Grammarly gửi bản tin hàng tuần với các mẹo viết lách, từ vựng mới, và phân tích hiệu suất sử dụng công cụ của người dùng. Các email này không chỉ giúp xây dựng lòng trung thành mà còn giữ chân người dùng quay lại ứng dụng.

2.5. Email Tái tiếp cận (Re-Engagement Email)

Email Tái tiếp cận được gửi đi khi khách hàng thực hiện xong một hành động như mua hàng hay tham gia sự kiện trước đó có nhu cầu quay trở lại, doanh nghiệp muốn khuyến khích khách hàng tiếp tục tương tác với doanh nghiệp.

Ví dụ:

Starbucks đã sử dụng email để tái kích hoạt những khách hàng không còn sử dụng thẻ thành viên của họ. Bằng cách gửi email với các ưu đãi đặc biệt, Starbucks đã thu hút lại hàng nghìn khách hàng quay trở lại cửa hàng.

3. Quy trình thiết lập chiến dịch Email Marketing hiệu quả

3.1. Thu thập địa chỉ email

Trước khi chạy chiến dịch Email Marketing, doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu của mình, thông qua các hình thức nhận tin, tham gia sự kiện, mua hàng để thu thập địa chỉ email của khách hàng nhằm tối ưu thời gian chiến dịch.

3.2. Phân khúc đối tượng khách hàng

Sau khi có được địa chỉ email của khách hàng doanh nghiệp cần chia danh sách khách hàng thành những nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, lịch sử mua hàng, sở thích,v.v.

Không nên bỏ qua bước này để đảm bảo thông điệp gửi đi của email marketing được gửi đi đúng đối tượng, nhằm mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao.

3.3. Tạo nội dung Email Marketing

Nội dung email marketing nên sử dụng:

  • Tiêu đề hấp dẫn: Sử dụng tên người nhận để tạo cảm giác gần gũi, tiêu đề ngắn gọn, nêu được lợi ích mà người nhận sẽ nhận được.
  • Hình ảnh sản phẩm: Hình ảnh chất lượng cao, bắt mắt của sản phẩm mới.
  • Mô tả sản phẩm: Giải thích lợi ích, tính năng nổi bật của sản phẩm.
  • Lời kêu gọi hành động (CTA): Nút hoặc liên kết để khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm, đăng ký,.. đặt ở vị trí nổi bật.
  • Đánh giá của khách hàng (Social Proof): Đưa vào các đánh giá tích cực hoặc trải nghiệm của người dùng trước.

Tham khảo thêm các mẫu Email Marketing tại đây.

3.4. Thiết kế Email Marketing

  • Sử dụng thiết kế tối giản, gọn gàng, với phông chữ dễ đọc, hình ảnh rõ nét và các nút bấm lớn, dễ nhấp vào.
  •  Email cần tương thích với mọi nền tảng và trình duyệt song song với nó cũng cần tối ưu cho mọi thiết bị, đặc biệt là di động

3.5. Gửi Email Marketing và theo dõi

Trước khi gửi, đảm bảo không có lỗi chính tả, link hỏng,..Đặt lịch gửi email vào thời gian phù hợp và đảm bảo tuân thủ các quy định về gửi email.

Khi gửi doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Mailchimp, MailerLite, HubSpot Email Marketing, SendinBlue, hoặc Constant Contact… để gửi email hàng loạt.

Mailchimp:

Quy mô gửi lên tới 2,000 người nhận với 10,000 email hàng tháng trong gói miễn phí. Mailchimp cung cấp nhiều tính năng như tạo email, quản lý danh sách, phân khúc khách hàng, và báo cáo chi tiết.

MailerLite:

Cho phép gửi đến 1,000 người nhận với 12,000 email hàng tháng.

SendinBlue:

Không giới hạn số lượng người nhận, nhưng có giới hạn gửi 300 email mỗi ngày trong gói miễn phí.

HubSpot Email Marketing:

Cung cấp công cụ tạo email miễn phí tích hợp với CRM của họ.

Constant Contact:

Constant Contact cung cấp các mẫu email chuyên nghiệp, công cụ quản lý danh sách, và hỗ trợ chiến dịch tự động. Đây là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược Email Marketing toàn diện.

Sau khi gửi email marketing doanh nghiệp cần theo dõi các chỉ số hiệu suất để đánh giá hiệu quả chiến dịch. Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi tỷ lệ mở, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, và tỷ lệ hủy đăng ký để hiểu rõ những gì đang hoạt động tốt và những gì cần cải thiện.

Tham khảo thêm Top 9 chỉ số đánh giá Email Marketing bạn không nên bỏ qua

4. Những thách thức của Email Marketing

4.1. Bị đánh dấu (spam)

Một Email Marketing có thể bị đánh dấu (spam) khi nội dung không hấp dẫn, gửi quá nhiều email trong một ngày, hoặc bị vi phạm khiến cho email không đến được hộp thư của khách hàng hay nằm trong mục Spam.

Để giảm thiểu email Marketing của doanh nghiệp bị đánh dấu (spam), khi gửi doanh nghiệp nên đảm bảo một số các lưu ý sau:

Xây dựng danh sách email hợp pháp và chất lượng:

Tránh mua hoặc thuê danh sách email, các email từ các danh sách mua có thể không hợp lệ hoặc không phù hợp với đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới, làm tăng nguy cơ bị đánh dấu. 

Sử dụng tiêu đề email hấp dẫn nhưng không gây hiểu lầm:

Không sử dụng những từ như “miễn phí”, “giảm giá sốc”, “100% đảm bảo”,… trong tiêu đề hoặc nội dung email. Đảm bảo tiêu đề và nội dung phản ánh đúng nội dung bên trong, tránh tạo cảm giác lừa đảo cho người nhận.

Nội dung phù hợp và giá trị:

Đảm bảo rằng email của bạn cung cấp thông tin hữu ích, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của người nhận.

Đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch:

Luôn cung cấp một liên kết dễ thấy để người nhận có thể hủy đăng ký nếu họ không muốn nhận thêm email từ bạn. Việc này giúp bạn tuân thủ luật pháp (như CAN-SPAM) và giữ cho danh sách email của bạn luôn chất lượng.

Thông tin liên hệ rõ ràng:

Bao gồm thông tin liên hệ của công ty (địa chỉ, số điện thoại) để tạo sự tin cậy và minh bạch.

Tối ưu hóa kỹ thuật email:

Sử dụng tên miền và IP có uy tín, Kiểm tra các chỉ số kỹ thuật.

Giữ tần suất gửi email hợp lý:

Không gửi quá nhiều email

Gửi quá nhiều email trong một thời gian ngắn có thể khiến người nhận cảm thấy phiền và đánh dấu email là spam. Nên tôn trọng khách hàng về lựa chọn gửi email nếu có thu thập.

Chăm sóc danh sách email:

Xóa những email không hoạt động hoặc không còn phản hồi để giữ cho danh sách của doanh nghiệp luôn tối ưu.

4.2. Lượt click vào Email Marketing thấp

Trước khi gửi một Email Marketing, doanh nghiệp nên chú ý tới nội dung tiêu đề của mình bởi nếu email gửi đi không đủ thu hút, không nhắm đúng tệp khách hàng khiến cho thời gian chiến dịch bị kéo dài, không hiệu quả, tỷ lệ nhận diện thương hiệu cũng sẽ giảm.

4.3. Danh sách Email Marketing không chất lượng

Ngay từ ban đầu nếu khó khăn trong việc thu thập danh sách email, các thông tin không đầy đủ thì khi phân loại tệp khách hàng sẽ bị ảnh hưởng.

Để xây dựng email chất lượng, doanh nghiệp cần có các chiến lược thu hút đăng ký và duy trì mối quan hệ khách hàng tốt.

5. Email Marketing: Lời kết

Một chiến dịch Email Marketing hiệu quả cần kết hợp tất cả các yếu tố trên để xây dựng nội dung hấp dẫn, cá nhân hóa thông điệp, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên theo dõi, tối ưu hóa chiến dịch, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Email Marketing có thể là bản tin, email khuyến mãi, thông báo hay nhắc lại,.. Doanh nghiệp nên gửi đúng thời điểm kết hợp với những chiến lược thu hút đăng ký và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds