Tổng quan về Marketing thương hiệu

Tổng quan về Marketing thương hiệu

Marketing thương hiệu là gì? Cách làm marketing thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn như thế nào? Cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Marketing thương hiệu là gì?

Thương hiệu là

Thuật ngữ thương hiệu là khái niệm xác định và phân biệt một công ty, sản phẩm hoặc cá nhân cụ thể. Thương hiệu tuy vô hình, nhưng giúp định hình nhận thức của công chúng về: một công ty, sản phẩm hoặc cá nhân nào đó. Thương hiệu là một trong những tài sản quan trọng và có giá trị nhất của một doanh nghiệp.

Có các loại thương hiệu phổ biến như: thương hiệu công ty, cá nhân, sản phẩm và dịch vụ.

Marketing thương hiệu là

marketing thương hiệu

Nếu thương hiệu là một khái niệm rộng hơn sản phẩm, dịch vụ hoặc các khía cạnh của doanh nghiệp. Thì marketing thương hiệu là tất cả các hoạt động marketing được thực hiện nhằm quảng bá cho thương hiệu đó.

Marketing thương hiệu gồm các chiến lược công ty sử dụng để: truyền tải thông điệp và tầm nhìn của thương hiệu tới người tiêu dùng. Khác biệt với các hình thức marketing còn lại, chiến lược này tập trung vào thay đổi hoặc duy trì nhận thức thương hiệu. Các chỉ số hiệu suất (KPI) cho marketing thương hiệu bao gồm: các cách đo độ nhận diện thương hiệu và độ tương tác với đối tượng mục tiêu.

Mục tiêu cuối cùng của marketing thương hiệu không phải là bán hàng. Thay vào đó, mục tiêu chính là truyền bá thông điệp về thương hiệu. Đồng thời xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành và người theo dõi nhất định.

2. Tại sao cần Marketing thương hiệu?

Sau khi hiểu được định nghĩa marketing thương hiệu là gì, hãy cùng CleverAds tìm hiểu vai trò của marketing thương hiệu đối với doanh nghiệp của bạn.

Cốt lõi của marketing thương hiệu chính là: độ nhận diện thương hiệu (brand awareness), độ tin cậy (trustworthiness), khả năng hiển thị sản phẩm (product visibility), khả năng tiếp cận thị trường (market reach) và danh tiếng tổng thể của thương hiệu.

Đây là cách thức độc đáo và dễ nhận biết khi quảng bá sản phẩm. Nó là một giá trị cụ thể mà doanh nghiệp đem lại khách hàng và thể hiện sự khác biệt của bạn đối với những sản phẩm khác. Từ đó, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ có giá trị cao hơn.

Marketing thương hiệu theo đuổi mục tiêu dài hạn là liên tục mở rộng tệp khách hàng trung thành thông qua việc truyền tải giá trị thương hiệu. Do đó, một chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả có thể giúp bạn nổi bật trên thị trường và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới, tăng vọt doanh số bán hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

2.1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (brand identity)

Các chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả cần được triển khai và quảng bá cùng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể được nhận ra ngay lập tức bởi các khách hàng thông qua sự nhất quán trong các yếu tố như logo, màu sắc, hình ảnh, giọng nói và giọng điệu thương hiệu (brand voice, brand tone), v.v.

2.2. Tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness)

Liên tục làm marketing thương hiệu sẽ giúp củng cố hình ảnh công ty và các giá trị của công ty trong nhận thức của công chúng. Nâng cao độ nhận diện thương hiệu sẽ tăng khả năng công chúng sẽ nghĩ đến công ty của bạn trước tiên khi họ muốn mua một món hàng.

2.3. Khơi dậy sự trung thành với thương hiệu (brand loyalty)

Mặc dù đúng là chỉ dựa vào chất lượng của sản phẩm cũng có thể xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, nhưng tính cách, câu chuyện và giá trị của thương hiệu mới là điều cuối cùng mà khách hàng nghĩ đến khi nhắc tới thương hiệu của bạn. Marketing thương hiệu giúp tạo ra những mối liên kết trong tiềm thức khách hàng và từ đó giúp thúc đẩy doanh thu.

3. Các chiến lược marketing thương hiệu có thể áp dụng cho doanh nghiệp hiện nay

marketing thương hiệu

Chiến lược marketing thương hiệu là các cách tiếp cận chung mà doanh nghiệp chọn để quảng bá thương hiệu của mình và làm cho thương hiệu đó được nhiều người biết đến. Nếu một chiến lược về thương hiệu được xác định và thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ có thể đạt được những thành quả rõ ràng. Có rất nhiều chiến lược marketing thương hiệu dựa trên đối tượng mục tiêu, ngân sách, chiến dịch tiếp thị, CleverAds sẽ tổng hợp cho bạn một số chiến lược phổ biến nhất sau đây:

Nhận diện tên thương hiệu (Brand-name recognition)

Công chúng nhận ra một công ty bằng tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu cũng như màu sắc. Những ví dụ điển hình là Apple, Coca Cola hoặc Starbucks sử dụng sức mạnh của tên thương hiệu của họ để thúc đẩy doanh số và thu hút khách hàng.

Xây dựng thương hiệu độc lập

Là việc sử dụng nhiều tên thương hiệu khác nhau cho mỗi sản phẩm thuộc một công ty. Chiến lược này được sử dụng khi một công ty lớn có các sản phẩm phụ hoạt động độc lập dưới tên của họ. Ví dụ: Mars, Inc. sản xuất Snickers, Twix, Bounty, M&Ms.

Tính cách thương hiệu

Các công ty như Nike thực hiện xây dựng tính cách thương hiệu bằng cách mang đến một cá tính và thể hiện phong cách khác biệt của riêng họ.

Chiến lược “không thương hiệu”

Cách tiếp cận tối giản này có thể mang lại kết quả tuyệt vời cho thương hiệu của bạn. Bản thân thiết kế logo và sản phẩm là rất”chung chung” nhưng lại đơn giản và sáng tạo. Một ví dụ điển hình là một công ty Nhật Bản, “Muji,” có nghĩa là “Không có nhãn” trong tiếng Anh.

Mở rộng thương hiệu (Brand extension)

Chiến lược này được sử dụng khi một công ty quyết định tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhất sẽ vẫn mang bản sắc của thương hiệu chính. Một ví dụ điển hình nhất chính là Apple. Sau khi thành công với dòng điện thoại iPhone, Apple bắt đầu cho ra mắt thêm rất nhiều sản phẩm khác như iPad, iMac, Macbook, vẫn giữ nguyên đặc tính đơn giản và cao cấp của thương hiệu. 

Nhãn hiệu riêng

Chiến lược này được sử dụng rộng rãi giữa các siêu thị. Ví dụ: Winmart ra mắt dòng sản phẩm riêng với giá hợp lý hơn để cạnh tranh với các thương hiệu lớn hơn khác.

4. Các bước thực hiện chiến lược marketing thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing tổng thể vì nó giúp thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng và khiến họ lựa chọn thương hiệu của bạn. Dưới đây là những lời khuyên của CleverAds sẽ giúp cho chiến lược thương hiệu của bạn đạt hiệu quả cao.

Bước 1: Định hướng chiến lược Marketing thương hiệu

Trước khi bạn xác định thương hiệu của mình, bạn phải trả lời một số câu hỏi sau:

  1. Nhiệm vụ chính của sản phẩm của bạn là gì?
  2. Các tính năng chính khiến bạn khác biệt là gì?
  3. Khách hàng của bạn là ai?
  4. Họ đã nghĩ gì về sản phẩm của bạn?
  5. Những yếu tố chính bạn muốn khách hàng liên kết với thương hiệu của bạn là gì?

Sau khi trả lời được những câu hỏi này, bạn đã có ý tưởng tốt hơn về cách thiết kế chiến lược thương hiệu của mình.

Bước 2: Thiết lập tầm nhìn doanh nghiệp (company vision)

Tạo danh sách các đặc điểm mà bạn muốn thương hiệu của mình được biết đến. Từ đó đưa ra một chiến lược để truyền đạt những đặc điểm này đến khách hàng của bạn thông qua các kênh marketing khác nhau.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu (target audience)

Marketing thương hiệu sẽ chỉ thành công nếu bạn xác định chính xác đối tượng mục tiêu của mình. Hãy tìm hiểu đối tượng không chỉ dựa trên các yếu tố nhân khẩu học mà hãy đào sâu hơn, xem xét các nét tính cách, hành vi, tâm lý của họ.

Bước 4: Trở nên nhất quán trong Marketing thương hiệu

Doanh nghiệp cần có một cái tên, logo, màu sắc và phong cách giao tiếp dễ nhận biết với khách hàng của mình. Tính nhất quán là chìa khóa để tạo dựng và duy trì sự nhận diện thương hiệu đáng tin cậy.

Bước 5: Lan toả những cảm xúc chân thật

Bạn nên thiết lập kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng của bạn. Hãy cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể, quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng và tạo các chiến dịch marketing khơi gợi cảm xúc. Cảm xúc là một yết tố rất quan trọng trong việc thiết lập sự trung thành đối với thương hiệu.

Đọc thêm: Storytelling – Nghệ thuật kể chuyện chạm cảm xúc khách hàng

Kết luận Marketing thương hiệu

Trong bài viết này, CleverAds đã cùng bạn cung cấp tới bạn kiến thức tổng quan về marketing thương hiệu là gì, lợi ích nó đem lại, một vài chiến lược phổ biến nhất và các bước thực hiện chúng. Với marketing thương hiệu, doanh nghiệp của bạn có thể nâng cao độ nhận diện danh tiếng và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu trong tương lai.


Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Nhận tư vấn 1-1 Giải pháp Digital Marketing từ Chuyên viên CleverAds: