Personalization là gì? Cách triển khai cá nhân hóa hiệu quả

Personalization là gì? Cách triển khai cá nhân hóa hiệu quả

Chiến lược Personalization tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Nó làm tăng sự trung thành đối với thương hiệu và gia tăng lợi nhuận. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang cần áp dụng chiến lược này. Cùng CleverAds tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Personalization là gì?

Personalization trong tiếng việt có nghĩa là Cá nhân hóa.

Shobhana Chandra giải thích:

Personalization là việc sử dụng thông tin doanh nghiệp thu thập và phân tích về khách hàng, từ đó tạo ra các hoạt động trong Marketing Mix để gắn kết giữa quảng cáo với khách hàng.

Những thông tin có thể gồm hồ sơ cá nhân, sở thích, nhu cầu và hành vi khách hàng. Dù bằng cách nào đi chăn nữa, mục tiêu cuối cùng là thực hiện tiếp thị cá nhân hóa 1-1 chính xác.

2. Phân biệt Personalization với Customization

Personalization (Cá nhân hóa) và Customization (Tùy biến) là 2 thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh Marketing 4.0. Dẫu vậy, hầu hết các marketers hiện nay lại nhầm lẫn hai khái niệm trên là một.

2.1. Mục đích

Personalization và Customization đều hướng đến chung một mục đích. Đó là mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoặc sản phẩm cá biệt. Nhưng chúng lại đi theo hướng không giống nhau.

personalization

2.2. Về cách thức hoạt động

Nếu như Personalization là việc doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng dựa trên những thấu hiểu về họ. Customization lại cho phép khách hàng tự động điều chỉnh sản phẩm dựa trên mong muốn của họ.

2.3. Ví dụ

Shopee giới thiệu mẫu giày thể thao mới vì bạn đã từng mua thảm yoga, dây nhảy hay găng tập. Nó được gọi là cá nhân hóa. Trong khi NikeID cho phép bạn tự sáng tạo ra đôi giày của chính mình, đó là sự tùy biến.

3. Vì sao thương hiệu cần hoạt động Personalization?

3.1. Xây dựng thương hiệu

Personalization giúp doanh nghiệp xây dựng thông điệp và phương thức để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Trong quá khứ, thông điệp được xây dựng theo hướng one-size-fits-all – truyền tải đến tất cả mọi người.

Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp vẫn giữ cách tiếp cận này, họ sẽ trở nên mờ nhạt. Thậm chí nhận lại sự thờ ơ của khách hàng. Chỉ khi thông điệp được cá nhân hóa mới hấp dẫn và thu hút được khách hàng.

3.2. Tiết kiệm chi phí

Thông điệp được cá nhân hóa sẽ đi thẳng vào tệp khách hàng cụ thể, giúp tiết kiệm chi phí.

Trước đây, thị trường chỉ có khoảng 10-15 phân khúc khách hàng. Nhưng đến hiện tại, mỗi thương hiệu có cả trăm phân khúc khách hàng khác nhau.

Việc cá nhân hóa thông điệp sẽ giúp thương hiệu đi đúng Insight khách hàng và tạo ra hiệu quả bán hàng tốt nhất.

3.3. Thúc đẩy kinh doanh

Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp giải đáp câu hỏi:

“Tại sau khách hàng lại phải tiếp tục sử dụng dịch vụ của mình?”

Việc luôn trả lời “Tại sao” sẽ giúp doanh nghiệp hướng đến từng khách hàng khác nhau. Từ đó khiến khách hàng tin tưởng, ủng hộ vào các lần mua tiếp theo.

4. Phương pháp triển khai chiến lược Personalization Marketing hiệu quả

4.1. Thu thập dữ liệu Personalization

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu thông qua việc khai thác dữ liệu của doanh nghiệp. Từ thông tin nhân khẩu học đến các hành vi, thái độ, sở thích và tương tác trực tuyến. Tất cả sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch cá nhân hóa.

Một trong những yếu tố quan trọng để thành công khi triển khai chiến dịch cá nhân hóa là quá trình thu thập dữ liệu.

Chắc hẳn bạn đã nghe đến khái niệm “Big Data,” nhưng chưa hiểu cách thu thập và sử dụng nó. Với Customer Data Platform, dữ liệu từ mọi nguồn có thể dễ dàng được thu thập theo thời gian thực.

4.2. Xây dựng khung Personalization tổng quan

Sau khi liên kết được các thông tin, dữ liệu khách hàng qua nhiều kênh. Các nhà marketers cần bắt đầu xây dựng hình ảnh và hợp nhất về hồ sơ của từng khách hàng.

Với hồ sơ khách hàng thống nhất, doanh nghiệp cần hiểu sâu sắc và toàn diện về khách hàng. Từ đó mới có thể xây dựng các chiến dịch Personalization hiệu quả.

4.3. Triển khai phân khúc Personalization khách hàng thông minh

Việc phân khúc khách hàng qua kênh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các thông điệp của mình. Khi có đầy đủ dữ liệu về khách hàng, doanh nghiệp có thể sắp xếp họ theo:

  • Nhân khẩu học.
  • Mức chi tiêu.
  • Sở thích.
  • Xu hướng mua hàng.

Tuy nhiên, không phải phân khúc nào cũng phù hợp với các chiến dịch tiếp thị của công ty. Các marketers phải xác định những đặc điểm cụ thể. Từ đó gửi đến khách hàng những thông điệp phù hợp nhất với họ.

Ngày nay, việc thu thập, định danh và phân khúc khách hàng trở nên thuận tiện hơn nhờ vào công nghệ CDP.

4.4. Lựa chọn điểm phân phối Personalization

Có nhiều lựa chọn cho việc áp dụng cá nhân hóa trong chiến dịch marketing. Bạn có thể sử dụng email marketing, chiến dịch quảng cáo remarketing, hoặc thậm chí cả landing page. Điều này dựa vào nền tảng mà khách hàng của bạn thường sử dụng.

Từ những dữ liệu thu thập được, bạn có thể xác định nền tảng truyền thông xã hội mà đối tượng mục tiêu ưa thích. Cũng như loại nội dung nào sẽ giúp họ tạo liên kết với doanh nghiệp. Sau đó tối ưu hóa chiến dịch cá nhân hóa của bạn.

5. Học hỏi chiến lược Personalization Marketing từ thương hiệu lớn

5.1. Chiến lược Personalization của Oreo

“Oreo cho phép khách hàng tạo ra những chiếc bánh của riêng mình”

Vào năm 2020, Oreo đã giới thiệu OreoID, một trang web cho phép khách hàng tạo ra những chiếc bánh Oreo độc đáo để thể hiện cá tính cá nhân. Cụ thể, khách hàng có thể thay đổi màu sắc của lớp kem phủ. Hoặc chọn từ 7 màu Orei gợi ý gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh lam, tím, hồng và trắng.

personalization
Nguồn: Oreo

Điều thú vị hơn là khách hàng còn có thể chọn ảnh hoặc văn bản lên mặt của chiếc bánh. Sau khi hoàn tất thiết kế, họ có thể thanh toán và nhận được chiếc bánh Oreo đó.

Bài học:

Chiến dịch này giúp người dùng trải nghiệm cũng như mua hàng trực tiếp qua website. Qua đó, Oreo có thể lưu trữ dữ liệu của khách hàng. Và thực hiện phân tích Insights hiệu quả để phục vụ cho các chiến dịch tiếp thị sau.

Đồng thời, phương pháp trên còn giúp Oreo thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ từ những chiếc bánh.

5.2. Spotify

“Ứng dụng Spotify – Tối ưu hóa danh sách phát theo phù hợp với người dùng”

Spotify cũng là một ví dụ thành công trong việc áp dụng chiến lược tiếp thị personalization. Cụ thể, thương hiệu đã cá nhân hóa danh sách phát nhạc để phù hợp với sở thích người dùng.

Spotify đã sử dụng các thuật toán để tối ưu hóa danh sách bài hát được đề xuất. Từ menu chính của người dùng đến các danh sách nhạc quản lý như “Discover Weekly” hay “Your Top Mixes”.

personalization
Nguồn: Spotify

Để làm điều này, họ đã dựa trên dữ liệu về các bài hát mà người dùng nghe nhiều nhất. Sau đó, phân tích và đề xuất danh sách bài hát tương tự. Hoặc kết hợp các bài hát đó thành danh sách phát để người dùng nghe lại bài hát họ thích.

Bài học:

Có thể thấy, dữ liệu chính là yếu tố giúp Spotify xây dựng chiến lược tiếp thị personalization thành công. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp là hãy tập trung vào việc thu thập và tận dụng dữ liệu về khách hàng tối đa.

5.3. Phương pháp Personalization đặc biệt từ Netflix

“Netflix – Đề xuất phim HOT mới cho người dùng theo sở thích”

Personalization là một trong những chiến lược marketing mà Netflix đã áp dụng thành công.

Nếu bạn đang dùng Netflix thì đã quá quen thuộc với các thông báo và đề xuất bộ phim mới. Nó được tùy chỉnh dựa trên sở thích và nhu cầu cá nhân của bạn. Qua đó, Netflix đã sử dụng một thuật toán để lưu trữ lịch sử xem phim của người dùng.

Hơn nữa, họ còn cá nhân hóa đến mức trong ứng dụng có một danh mục phim với tựa đề “Các lựa chọn hàng đầu cho + tên người dùng”. Thay vì sử dụng cụm từ thông thường như “Các lựa chọn hàng đầu cho bạn”. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn so với các đối thủ trong ngành.

Nguồn: Netflix

Ngoài ra, phương pháp tiếp thị personalization cũng được Netflix áp dụng trong các chiến dịch Email Marketing. Với mục tiêu chính là để tối ưu hóa tương tác với khách hàng.

Bài học:

Khi áp dụng chiến lược tiếp thị cá nhân hóa, doanh nghiệp cần thể hiện cho từng khách hàng thấy bạn thấu hiểu họ một cách cụ thể. Để làm điều này, không cần phải triển khai những hoạt động quá lớn. Doanh nghiệp hãy tập trung vào việc phát triển từ những chi tiết nhỏ nhất.

6. Personalization – Lời kết

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm personalization. Cũng như cách thực hiện chiến lược này một cách hiệu quả để gia tăng doanh thu.

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds