13 Marketing Skill cần thiết dành cho Marketer
Marketing Skill còn thiếu? Bế tắc với một dự án? Muốn nâng cấp Marketing Skill? Dưới đây là danh sách các kỹ năng Marketing bạn cần và các ví dụ thực tế từ các thương hiệu hàng đầu.
Phần lớn mọi người khi còn đi học đều cảm thấy ái ngại với môn Toán, sau này khi đi làm Digital Marketing lại là thứ khiến mọi người chần chừ. Marketing luôn đổi mới và phát triển hàng ngày. Các nền tảng truyền thông phát triển, những công cụ mới được ra mắt, và khách hàng của bạn cũng sẽ cần những nội dung thú vị và mới mẻ hơn.
Là một ngành nghề khó nhằn, nhiều người bị kiệt sức vì 3 lý do phổ biến:
- Không đủ kỹ năng cứng về Marketing để điều hành dự án.
- Không có năng bẩm sinh về Marketing.
- Không có kỹ năng mềm để dẫn dắt nhóm hay thuyết phục đội ngũ điều hành hỗ trợ dự án.
Với bài viết dưới đây, CleverAds hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về lý do chúng ta nên củng cố những kỹ năng Marketing này, và biến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi làm việc thực tế.
Phần 1. Technical Marketing Skill
Marketing Skill #1: Marketing strategy (Chiến lược Marketing)
Một kỹ năng không thể thiếu mà mọi marketer đều cần sở hữu chính là khả năng lập kế hoạch, lên chiến lược cho mọi dự án hay hoạt động Marketing của họ.
Digital marketer (nhân viên tiếp thị kỹ thuật số) cần phải có một tư duy chiến lược và phân tích thật xuất sắc. Thay vì tạo ra một loạt nội dung, bài viết và cầu mong rằng khán giả sẽ thích nó, marketer cần phải suy nghĩ và lập kế hoạch trước khi hành động. Họ cần hiểu rõ tâm lý của đối tượng khán giả mà họ đang nhắm đến, làm thế nào để tiếp cận và cuối cùng phân tích hiệu quả Marketing như thế nào.
Bạn không thể chỉ nhét hết chỗ dữ liệu đó vào một bản mẫu của Marketing Plan. Bạn cần hiểu rõ các khái niệm, trao đổi với khán giả, và tạo ra chiến thuật phù hợp cho dự án của mình.
Dưới đây là ví dụ điển hình cho chiến lược Marketing hiệu quả mà GoPro đã sử dụng.
Thương hiệu camera đình đám này đã mang đến một cách quảng bá độc lạ với UGC (User-generated content: Nội dung người dùng tự sản xuất). Họ đã tạo ra phần mềm chỉnh sửa video tự động ghim logo của hãng vào mỗi video từng dùng phần mềm này. Sau đó, GoPro chia sẻ hết những video thú vị nhất của khách hàng lên mạng xã hội.
Điều này đã truyền cảm hứng cho càng nhiều người dùng GoPro, khiến họ sử dụng phần mềm chỉnh sửa của GoPro và sản xuất càng nhiều nội dung UGC cho thương hiệu. GoPro còn đưa ra các giải thưởng cho video hấp dẫn nhất – điều này đã giúp thương hiệu cải thiện sự chung thành của khách hàng và nâng cao độ phổ biến của GoPro.
Marketing Skill #2: Writing (Sản xuất nội dung)
Mọi digital marketer đều cần thành thạo việc viết lách. Sẽ rất khó nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực Marketing mà không có khả năng viết và sản xuất nội dung.
Kỹ năng này giúp ích cho cả bên trong công việc, lẫn bên ngoài xã hội. Là một marketer, bạn phải giao tiếp với rất nhiều người. Bạn cần biết cách truyền tải thông điệp của mình thành văn bản, rồi gửi đến các thành viên trong nhóm, các bên liên quan và đối tác. Bạn cũng sẽ dùng khả năng viết lách để tạo ra đa dạng nội dung như blog, bản sao quảng cáo, thông cáo báo chí, bản sao web, email, lời thoại video,…
Ví dụ, công ty truyền thông quảng cáo Mother đã giúp KFC tại Anh gửi lời xin lỗi đến khách hàng vì vấn đề chuỗi cung cấp của họ. Mother đã lợi dụng sức mạnh của bản sao để lật chuyển tình huống, biến sự tiêu cực thành một chiến dịch. Cuối cùng, chiến dịch còn giúp KFC cải thiện danh tiếng thương hiệu.
Marketing Skill #3: Quản lý mạng xã hội và cộng đồng
Ngày nay, số đông các doanh nghiệp đều sử dụng mạng xã hội. Ai không dùng mạng xã hội được coi như đến từ thời kỳ khủng long. Các doanh nghiệp dùng nó cho mục đích quảng bá và kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của họ, kết nối với cộng đồng, trả lời thắc mắc của khách hàng, và hơn thế.
Các kỹ năng mạng xã hội đang ngày càng trở nên hữu ích hơn với marketer, khi mà càng ngày càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội để lấy lời khuyên mua hàng.
Để phát triển các kỹ năng về Social Media
Đầu tiên, bạn cần hiểu cách hoạt động của từng nền tảng truyền thông, chiến thuật bạn nên dùng, và bạn sẽ tận dụng thuật toán của nền tảng đó ra sao. Bạn cũng cần sáng tạo, biết cách viết và sắp xếp các loại nội dung khác nhau. Sau đó, hãy lập một kế hoạch Marketing mạng xã hội thật xuất sắc và bắt đầu triển khai.
Một trong những điều bạn cần chú ý nhất là quản lý cộng đồng. Những thương hiệu thành công nhất trên mạng xã hội đều đã phát triển cộng đồng xung quanh thương hiệu của họ. Là một digital marketer, bạn sẽ cần học cách tiếp cận khách hàng thông qua các kênh truyền thông, kết nối và xây dựng mối quan hệ với họ.
Một thương hiệu mang tính biểu tượng đã hoàn toàn làm chủ mạng xã hội là Nike. Instagram của họ tràn ngập những hình ảnh, video sống động của các vận động viên đang thi đấu. Nội dung quảng cáo gián tiếp qua các vận động viên và đội thể thao đang sử dụng Nike, chứ không tập trung vào sản phẩm Nike.
Marketing Skill #4: SEO
Google và những công cụ tìm kiếm khác đóng vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng tiềm năng mua hàng. SEO giúp doanh nghiệp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của họ. Với 53% người tiêu dùng Mỹ sử dụng các công cụ tìm kiếm để mua hàng, các doanh nghiệp không thể lờ đi tầm quan trọng của SEO.
Những kỹ năng SEO cần thiết bao gồm nghiên cứu từ khóa chuyên sâu, phân tích SEO cạnh tranh, tối ưu hóa trên trang, xây dựng liên kết và PR.
Một ví dụ điển hình từ American Egg Board, chiến dịch quảng bá về tác dụng của trứng trong việc giảm cân.
Với sự giúp đỡ từ Rise Interactive, họ đã phát triển một chiến lược từ khóa mới, triển khai kiến trang web mới, cải thiện trải nghiệm người dùng, và .thực hiện tối ưu hóa SEO trên trang. Cách tiếp cận này đã thành công giúp tăng lưu lượng truy cập lên 87% trên điện thoại và 22% trên website.
Marketing Skill #5: Phân tích dữ liệu
Dữ liệu là rất cần thiết trong Marketing. Để một chiến dịch có thể thành công, cần để ý đến những con số. Phân tích dữ liệu giúp marketer thấy được điểm mạnh và yếu, từ đó duy trì hoặc cải thiện. Nó cũng giúp marketer lên kế hoạch, thử nghiệm, triển khai và phân tích chiến dịch. Marketer còn dùng việc phân tích dữ liệu để nghiên cứu và nắm bắt những cơ hội thú vị trong thời gian sớm nhất.
Có rất nhiều công cụ phân tích dữ liệu mà marketer có thể dùng, ví dụ như Google Analytics là phổ biến nhất. Tuy nhiên, những công cụ khác, như Supermetrics hay Improvado, cũng rất nổi tiếng trong ngành.
Marketing Skill #6: Conversion Rate Optimization (Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi)
CRO (Conversion Rate Optimization) là quá trình hiểu và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng website, nhằm chuyển đổi họ thành khách hàng.
Để thành thạo CRO, điều đầu tiên chúng ta cần làm là tập trung phát triển kỹ năng phân tích, mã hóa cơ bản, thiết kế tương tác và các kỹ năng về số liệu. CRO cần phải giỏi về tư duy phân tích, và hiểu rõ các số liệu kinh doanh khác nhau, ví dụ như tỷ lệ duy trì. Sự kết hợp các kỹ năng này chắc chắn sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Các công cụ về CRO được chia ra làm 3 nhóm:
- Công cụ phân tích website: Amplitude, Mixpanel, và Google Analytics.
- Công cụ phân tích hành vi: Hotjar và FullStory.
- Công cụ thử nghiệm: VWO Testing và Optimizely.
Marketing Skill #7: Thiết kế đồ họa
Là một marketer, bạn không cần biết cách thiết kế hình ảnh hay thiết kế giao diện sản phẩm, người dùng. Nhưng biết cách sắp xếp màu sắc, thuật in máy, bố trí và những thực hành thiết kế hay nhất, là điều cần thiết.
Kỹ năng này sẽ giúp bạn đưa ra những nhận xét cụ thể hơn cho designer và nhóm Marketing, cuối cùng đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Bạn sẽ có thể hợp tác làm việc theo cách thuận tiện hơn và sản xuất đầu ra chất lượng cao.
Headspace – Ứng dụng về trải nghiệm thư giãn đã sử dụng bảng màu nổi bật và thiết kế đồ hoạ thu hút cho website và trang mạng xã hội của họ. Mục đích nhằm thể hiện một trạng thái tích cực, điều mà gắn liền với mục đích kinh doanh của họ: giúp người dùng tìm thấy nhiều niềm vui hơn.
Marketing Skill #8: Quảng cáo
Doanh nghiệp có thể quảng cáo thương hiệu của mình bằng nhiều cách, từ bảng hiệu đến truyền hình, và cả quảng cáo PPC – Pay Per Click (Quảng cáo rả tiền cho mỗi lần nhấn chuột).
Tùy thuộc vào việc bạn muốn chuyên về mảng Marketing nào, kỹ năng về loại hình quảng cáo đó sẽ khác. Nếu bạn muốn trở thành một marketer kiểu Don Draper và tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo truyền thống, bạn nên phát triển về mảng ý tưởng sáng tạo, sau đó biến chúng thành ngôn từ.
Nếu bạn muốn thực hiện các chiến dịch PPC, bạn cần đầu tư học hỏi về số liệu, viết bản sao quảng cáo, phát triển khướu thiết kế, hiểu rõ khách hàng và xác định họ đang ở đâu trong hành trình khách hàng.
Alec Brownstein đã tạo ra một chiến dịch PPC thông minh và độc đáo.
Anh nhắm đến tên tuổi của các giám đốc sáng tạo nổi tiếng tại New York, với hy vọng họ sẽ nhìn thấy quảng cáo và mời anh ấy tới cuộc phỏng vấn. Kết quả sau khi kết thúc 5 chiến dịch quảng cáo, Alec đã nhận được 4 lời mời phỏng vấn và 2 lời mời thử việc.
Marketing Skill #9: Email Marketing
Email Marketing là chiến dịch quảng cáo với email, được tạo dựng với mục tiêu tăng doanh thu bán hàng. Các chiến dịch Email Marketing thường được chạy với các công cụ Marketing tự động. Các doanh nghiệp Bán lẻ và TMĐT thường khá ưa chuộng sử dụng hình thức này.
Để thành thạo Email Marketing, bạn cần phát triển tư duy chiến lược, khả năng viết, tạo, gửi và tối ưu hóa các chiến dịch email, quản lý danh sách email, thiết kế và phân tích.
Uniqlo – thương hiệu thời trang phong cách tối giản của Nhật Bản đã áp dụng rất hiệu quả hình thức marketing này.
Trong một nội dung email, Uniqlo đã thông báo tới khách hàng về một sản phẩm khách hàng có thể ưu thích hiện đang được giảm giá. Đây là email có công cụ tự động thông báo cho người mua số lượng đồ hiện có trong giỏ hàng. Người dùng này đã có lịch sử truy cập trang web sản phẩm và thêm mặt hàng vào giỏ hàng của họ, nhưng chưa quyết định hoàn tất giao dịch mua.
Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng góp phần không kém quan trọng trong quá trình phát triển của bạn trong sự nghiệp làm Marketing. Vì vậy ngoài bổ sung kiến thức về chuyên ngành, hãy dành một phần ít thời gian để cải thiện kỹ năng mềm nhé!
Phần 2. Sofl Skill (Kỹ năng mềm)
#10. Cởi mở với những điều mới
Marketing đang ngày một phát triển và thay đổi. Những cải tiến về công cụ hay sự thay đổi của thị trường, đối thủ cạnh tranh luôn được cập nhật mỗi ngày. Vì thế, chúng ta không thể chậm trễ. Những chiến lược được dùng thời gian qua có thể sẽ không còn hoạt động trong tương lai. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần cởi mở và đón nhận sự thay đổi, thử thách với những điều mới.
Tik Tok là một ví dụ điển hình cho sự cởi mở với những đổi mới.
TikTok đã vượt qua YouTube, Facebook và Instagram, trở thành ứng dụng được sử dụng nhiều nhất tại Mỹ.
21.7% người dùng Tik Tok đang trong lứa tuổi 30, và 20.3% đang trong lứa tuổi 40. Vì thế, định kiến rằng người dùng Tik Tok chỉ toàn trẻ con và thanh thiếu niên là hoàn toàn không đúng. Những marketer mạo hiểm thử thách bản thân mình trong môi trường mới này đang nhận về vô vàn sự quan tâm và hứng thú trên Tik Tok.
#11. Kỹ năng trình bày trước đám đông
Trình bày trước đám đông là hoạt động gần như không thể tránh khỏi trong công việc của một người làm Marketing. Bạn có thể sẽ thuyết trình kế hoạch với khách hàng, trình bày báo cáo với bộ phận điều hành, thâm chí là trở thành diễn giả trong các hội nghị.
Cho dù bạn không livestream bán hàng trực tiếp thì kĩ năng giới thiệu sản phẩm và giải pháp doanh nghiệp vẫn không thể bị thay thế. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân và cải thiện hiệu quả công việc văn phòng từ 9:00 đến 5:00 của bạn.
#12. Khả năng phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp
Là một marketer, bạn có thể gặp rất nhiều đồng nghiệp với trình độ năng lực và mức độ hiểu biết về Marketing khác nhau. Đó có thể là các bên liên quan, giám đốc, hay đối tác khách hàng.
Vì thế, bạn cần có khả năng giải quyết các tình huống phức tạp và biến chúng thành những từ đơn giản. Cách tốt nhất là chia nhỏ chúng thành các bước đơn giản, sau đó, giải quyết bằng cách dễ hiểu và không gây thêm rắc rối.
#13. Một thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn
Không hẳn mọi chiến dịch Markerting đều thành công và thu về mức lợi nhuận khổng lồ. Đôi khi, bạn sẽ chứng kiến thất bại không vì lý do nào cả, mọi thứ đều không có ích.
Điều bạn có thể làm là vận dụng những kiến thức được học, nhưng sản phẩm và thị trường không phù hợp với nhau, hoặc đối tượng khách hàng đó không phải đối tượng tiềm năng nhất.
Rất nhiều diễn biến có thể đi chệch với kế hoạch ban đầu. Hãy học cách rút kinh nghiệm từ những thành công và cả những lần thất bại để tiếp tục cố gắng.
Chúng ta đã liệt kế tất cả những kỹ năng Marketing cần thiết để nâng cấp năng lực cho bản thân. Bây giờ hãy tìm hiểu xem chúng ta có thể cải thiện như thế nào nhé?
Phần 3. Cách thức để cải thiện Marketing Skill
1. Tự học
Nếu bạn là người bắt đầu từ con số 0, điều bạn có thể làm là tìm kiếm tất cả thông tin cần thiết trên mạng. Tự học là phương pháp tốt nhất nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Marketing. Bạn có thể đọc sách về Marketing, theo dõi blog Marketing, video YouTube về một dự án tiêu biểu hoặc một khía cạnh Marketing bạn đang cần cải thiện.
2. Tham gia các khóa học Marketing Skill có chứng chỉ
Nếu bạn có nhu cầu học về một kỹ năng Marketing cụ thể, hãy đăng ký một khóa học hoặc một chương trình có cấp chứng chỉ khi tốt nghiệp. Các khóa học sẽ giúp bạn hiểu được khái quát và cụ thể kiến thức chuyên ngành và những cập nhật mới. Hơn nữa, việc sở hữu một chứng chỉ kĩ năng có liên quan trong CV sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
3. Đăng kí các Chương trình đào tạo thạc sĩ
Nếu bạn muốn nghiên cứu thực sự nghiêm túc, bạn có thể cân nhắc về chương trình thạc sĩ về chuyên môn bạn cảm thấy yêu thích nhất. Ngoài kia có vô số chương trình thạc sĩ Marketing và có cung cấp chứng chỉ trực tuyến cho bạn lựa chọn. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội nâng cao các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp tương lai của mình.
4. Tham gia các dự án freelance phù hợp với Marketing Skill bạn chọn
Một cách hay để nâng cấp Marketing Skill là hãy thử thách bản thân. Nếu bạn không có cơ hội để làm điều đó trong công ty, hãy tìm một công việc tự do hoặc các dự án tình nguyện để thực hiện trong lúc rảnh.
Các dự án freelance là cơ hội tốt vị để chúng ta làm gì đó khác biệt. Có thể bạn sẽ được trả một khoản thù lao xứng đáng sau khi dự án kết thúc và đặc biệt, sẽ được trau dồi kỹ năng. Hãy dùng trình bày những dự án đạt được vào CV tuyển dụng của bạn nhé, hoặc bạn cũng có thể yêu cầu được tăng lương với công ty hiện tại của bạn.
Lời kết
Qua bài tổng hợp trên, mong rằng bạn sẽ có căn cứ xác định những Marketing Skill cần thiết trên con đường sự nghiệp của mình. Có kỹ năng Marketing nào mà bạn muốn thêm đạt được trong tương lai không? Hãy cho CleverAds biết suy nghĩ của bạn nhé!
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.