Tổng hợp các Chiến lược Digital Marketing nổi bật nhất

Tổng hợp các Chiến lược Digital Marketing nổi bật nhất

Làm thế nào để lựa chọn chiến lược Digital Marketing giữa hàng loạt xu hướng? Đây là câu hỏi trong thời đại Marketing không ngừng biến đổi, mang đến vô vàn cơ hội để các doanh nghiệp tạo dấu ấn và kết nối với khách hàng. Trong bài viết này, CleverAds sẽ tổng hợp những chiến lược Digital Marketing nổi bật nhất và đưa ra dự đoán về các chiến lược sẽ đứng đầu xu thế sắp tới.

1. Tổng quan về chiến lược Digital Marketing

1.1. Chiến lược Digital Marketing là gì?

Chiến lược Digital Marketing là một kế hoạch tổng thể sử dụng các nền tảng và công cụ kỹ thuật số nhằm tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu, nhằm mục đích đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Chiến lược bao gồm việc phân tích thị trường, xác định đối tượng khách hàng, chọn kênh truyền thông phù hợp và tối ưu hoá nội dung để tạo giá trị.

1.2. Các chiến lược Digital Marketing phổ biến

Content Marketing (Tiếp thị nội dung)

Là nền tảng của mọi chiến lược, với xu hướng hiện nay các doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư sản xuất nội dung ngắn trên TikTok, Instagram Reels và Youtube Shorts để tận dụng thời gian chú ý ngắn của người dùng.

Theo khảo sát, các video ngắn có tỷ lệ tương tác cao hơn 50% so với bài viết thông thường. Ngoài ra, áp dụng AI để tạo nội dung nhanh chóng và cá nhân hoá cũng đang được ứng dụng rộng rãi, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian mà vẫn duy trì chất lượng.

Chiến lược Digital Marketing: Search Engine Optimization (Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm)

Chiến lược SEO hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tối ưu từ khoá mà còn mở rộng sang tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) trên website. Điểm đáng chú ý là mới đây, Google đang khuyến khích sử dụng Content AI-friendly, nghĩa là nội dung vừa phải tối ưu SEO vừa thiết kế để phù hợp với công cụ AI như Google Bard hoặc ChatGPT.

Social Media Marketing (Tiếp thị trên các nền tảng xã hội)

Một trong những chiến lược hiệu quả nhất đã bước vào kỷ nguyên mới với sự lên ngôi của các nền tảng như LinkedIn và TikTok. LinkedIn không chỉ là nơi dành cho mô hình B2B (Business to Business) mà còn trở thành môi trường lý tưởng để xây dựng thương hiệu cá nhân, thu hút nhân tài.

TikTok, ngược lại, cho thấy sức hút mạnh mẽ với các chiến dịch lan tỏa nhanh chóng nhờ định dạng video ngắn, kết hợp cùng Influencer Marketing tạo hiệu ứng mạng lưới. Báo cao cho thấy các thương hiệu đầu tư vào quảng cáo TikTok đã tăng tỷ lệ nhận diện thương hiệu đến 35% so với các nền tảng khác.

Influencer Marketing (Tiếp thị với người có sức ảnh hưởng)

Đối với việc kết nối với các influencer nhằm mục đích quảng cáo, các thương hiệu không chỉ hợp tác với các ngôi sao lớn mà còn tận dụng sức ảnh hưởng của các micro-influencer để tạo kết nối chân thật hơn với khách hàng.

Chiến lược Digital Marketing: Paid Advertising (Tiếp thị trả phí)

Quảng cáo trên Google và Meta (Facebook, Instagram) vẫn là lựa chọn hàng đầu nhờ khả năng nhắm mục tiêu chính xác. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang chuyển dịch dần sang các nền tảng mới như Pinterest Ads hoặc Amazon Ads để khai thác thị trường ngách.

Email Marketing (Tiếp thị thư điện tử)

Chiến lược tưởng như đã lỗi thời nhưng cũng đang hồi sinh với các chiến dịch tự động hoá dựa trên dữ liệu khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng AI để phân tích hành vi của người nhận email và đưa ra những đề xuất nội dung đúng thời điểm. Thực tế cho thấy email với tiêu đề cá nhân hoá có tỷ lệ mở cao hơn 26% so với email thông thường.

Video Marketing (Tiếp thị video)

Là “lá bài tẩy” gây bất ngờ trong năm 2025, nội dung video không chỉ giúp tăng tương tác mà còn thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Các thương hiệu thành công đang đầu tư mạnh vào video kể chuyện thương hiệu (brand storytelling), hoặc livestream để tương tác trực tiếp với khách hàng.

2. Case study chiến lược Digital Marketing thành công

Đọc thêm: Hiểu về chiến lược Marketing qua 5 chiến lược thành công nhất 

2.1. Vinamilk Rebranding và chiến lược Social Media Marketing tạo dấu ấn từ cá nhân hoá

Vinamilk – thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam với hơn 45 năm lịch sử, đã quyết định thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu (rebranding) vào năm 2022. Mục tiêu chính là trẻ hoá hình ảnh thương hiệu, tiếp cận sâu hơn với thế hệ Gen Z và Millennials.

Trong chiến dịch,

Một điểm nhấn đặc biệt giúp Vinamilk tạo nên tiếng vang lớn chính là việc ra mắt website est1976.vinamilk.com.vn.

Website cho phép người dùng tạo hình ảnh tên riêng của họ theo phong cách logo mới của Vinamilk, mang đến cảm giác độc đáo và “được nhìn nhận”. Ngay sau khi ra mắt, tính năng này đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội. Người dùng, đặc biệt là Gen Z, hào hứng chia sẻ hình ảnh tên mình lên mạng xã hội.

Theo một số báo cáo không chính thức: Hàng nghìn hình ảnh được tạo ra chỉ trong 3 ngày đầu tiên, dẫn đến lượt truy cập vào website tăng đột biến.

chiến dịch digital marketing

Việc người dùng chia sẻ hình ảnh kèm hashtag #VINAMILKEST1976 giúp Vinamilk đạt được mức độ nhận diện thương hiệu ngoài mong đợi mà không cần đầu tư vào quá nhiều chi phí quảng cáo.

Đây là ví dụ điển hình của việc áp dụng cá nhân hoá vào chiến lược tiếp thị, yếu tố ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên số, nơi người tiêu dùng yêu cầu nội dung phải phản ánh cá nhân họ thay vì chỉ là thông điệp chung chung.

2.2. Bài học về chiến lược Digital Marketing:

Đẩy mạnh nội dung cá nhân hoá

Người tiêu dùng không chỉ muốn tiêu thụ nội dung, họ muốn trở thành một phần của nó, tương tự việc cá nhân hoá thông qua website của Vinamilk đã tạo ý nghĩa cảm xúc khi người dùng trân trọng và yêu quý tên của mình.

Chiến lược Digital Marketing: Tận dụng hiệu ứng mạng xã hội

Khi khách hàng tự nguyện chia sẻ nội dung liên quan đến thương hiệu, hiệu ứng lan toả sẽ mạnh mẽ hơn bất kỳ chiến dịch trả phí quảng cáo nào. Đây là sức mạnh của UGC (User-Generated Content).

Tạo trải nghiệm số hoá độc đáo

Đầu tư vào công cụ tương tác trực tiếp với người dùng, như website cá nhân hoá của Vinamilk, là minh chứng cho thấy trải nghiệm độc đáo có thể làm nên thành công trong chiến lược Digital Marketing.

3. Dự đoán: Xu hướng chiến lược Digital Marketing trong tương lai gần

3.1. Sự trỗi dậy của Artificial Intelligence (AI) và Machine Learning trong marketing

Công nghệ AI sẽ tiếp tục trở thành công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chiến lược marketing, từ việc phân tích dữ liệu khách hàng, dự đoán hành vi, cho đến cá nhân hóa trải nghiệm. Theo Gartner, đến năm 2026, hơn 70% các công ty sẽ áp dụng AI vào các chiến dịch của mình, điều này khiến AI không chỉ còn là xu hướng mà còn là “vũ khí” cạnh tranh dài hạn.

3.2. Nội dung cá nhân hoá (Personalized Content) trở thành tiêu chuẩn

Không chỉ dừng ở việc thêm tên khách hàng vào email, nội dung cá nhân hoá sẽ bao gồm các thông điệp, sản phẩm và trải nghiệm được thiết kế riêng cho từng đối tượng. Nghiên cứu của Epsilon cho thấy, 80% người tiêu dùng có xu hướng mua hàng từ những thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hoá. Có thể thấy trong tương lai, thương hiệu nào không cung cấp nội dung cá nhân hoá có thể bị coi là “lạc hậu” và mất kết nối với khách hàng.

chiến dịch digital marketing

3.3. Chiến lược Digital Marketing: Tập trung vào trải nghiệm đa kênh (Omni-channel Marketing)

Người tiêu dùng hiện nay tiếp xúc với thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau, chiến lược này sẽ đồng bộ hoá trải nghiệm người dùng, đảm bảo sự nhất quán và mượt mà.

Báo cáo của Harvard Business Review cũng chỉ ra rằng, khách hàng đa kênh có giá trị vòng đời (Customer Lifetime Value) cao hơn 30% so với khách hàng chỉ mua sắm qua một kênh.

3.4. Video Marketing vẫn giữ “ngôi vương”

Video đang ngày càng trở thành định dạng nội dung ưa thích, đặc biệt là với các nền tảng như TikTok, Youtube, và Instagram Reels. Các loại video ngắn (short-form video), livestream và nội dung tương tác sẽ tiếp tục chiếm ưu thế, kết hợp với AI để tạo ra các video tự động cá nhân hoá.

3.5. Sự phát triển mạnh mẽ của Social Commerce (Thương mại qua mạng xã hội)

Nền tảng như Tik Tok Shop, Facebook Marketplace, và Instagram Shopping đang biến hành trình mua sắm thành trải nghiệm liền mạch. Theo Statista, giá trị thị trường của social commerce toàn cầu có thể đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2026.

4. Làm thế nào để doanh nghiệp nổi bật nhờ chiến lược Digital Marketing?

Đọc thêm: [Template] 7 bước xây dựng chiến dịch Marketing (cập nhật)

4.1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Để nổi bật, doanh nghiệp cần hiểu rõ “ai” là đối tượng mà họ đang tiếp cận. Việc tạo ra các “customer persona” chi tiết, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi tiêu dùng và những “nỗi đau” mà khách hàng muốn giải quyết, là bước đầu tiên. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 1500 người tiêu dùng Mỹ với độ tuổi 18 – 54, hơn 63% kỳ vọng thương hiệu hiểu rõ nhu cầu của họ trước khi đưa ra đề xuất mua hàng.

Một ví dụ điển hình là Netflix, nền tảng này không ngừng phân tích dữ liệu người dùng để đề xuất nội dung phù hợp nhất. Nhờ vậy, họ tạo được kết nối sâu sắc với người dùng và duy trì tỷ lệ giữ chân khách hàng cao hơn hẳn các đối thủ.

4.2. Chiến lược Digital Marketing: Tối ưu SEO và SEM để tiếp cận khách hàng mục tiêu

HubSpot cho rằng khoảng 68% trải nghiệm trực tuyến bắt đầu từ một công cụ tìm kiếm. Để doanh nghiệp nổi bật trên môi trường số, khả năng xuất hiện đúng lúc, đúng nơi là vô cùng quan trọng.

SEO giúp doanh nghiệp xuất hiện tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm, trong khi SEM (Search Engine Marketing) mang lại hiệu quả nhanh chóng thông qua quảng cáo trả phí. Việc tối ưu từ khoá, nội dung và quảng cáo không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được lưu lượng truy cập mà còn thu hút đúng nhóm đối tượng tiềm năng.

4.3. Tận dụng công nghệ hiện đại và đo lường hiệu quả

Một báo cáo tiếp từ McKinsey cho thấy, các công ty ứng dụng công nghệ vào Digital Marketing có thể tăng hiệu suất lên đến 20-30%. Việc áp dụng công nghệ như AI, ChatGPT, hoặc các công cụ phân tích dữ liệu (như Google Analytics, HubSpot) sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hiệu quả của từng chiến dịch và tối ưu hoá liên tục.

5. Lời kết: Tương lai thành công bắt đầu từ chiến lược đúng đắn

Trong thời đại số hoá, việc lựa chọn chiến lược Digital Marketing phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ mà còn tối ưu hoá doanh thu và kết nối bền vững với khách hàng. Tuy nhiên, để thực sự nổi bật giữa thị trường đầy cạnh tranh, bạn cần đến sự hỗ trợ từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Với hơn một thập kỷ đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ, CleverAds tự hào là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị số. Từ tối ưu hoá SEO, triển khai Google Ads đến các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội sáng tạo, CleverAds không chỉ mang lại giải pháp mà còn đảm bảo hiệu quả vượt mong đợi.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds