Instagram Influencer Marketing: Cẩm nang từ cơ bản đến nâng cao

Instagram Influencer Marketing: Cẩm nang từ cơ bản đến nâng cao

Instagram Influencer Marketing là gì? Instagram đã trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 150 triệu người dùng mỗi tháng. Theo báo cáo, khoảng 50.8% các chiến dịch Influencer Marketing diễn ra trên nền tảng này.

1. Tổng quan về Instagram Influencer Marketing

Instagram Influencer Marketing là chiến dịch tận dụng sức ảnh hưởng của các cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên Instagram để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Các influencer không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn tạo dựng lòng tin và sự tương tác.

Trong những năm gần đây,

Xu hướng sử dụng influencer đang phát triển mạnh bởi tỷ lệ người tiêu dùng qua Instagram đang tăng rất nhanh chóng.

Một số phương pháp Instagram Influencer Marketing nổi tiếng có thể kể đến ảnh, video, reels… giúp tạo ra nội dung sinh động, thu hút sự chú ý từ người dùng.

Doanh nghiệp đang muốn thu hút khách hàng? Tìm hiểu thêm: Cách tăng follow Instagram hiệu quả

2. Phân loại Instagram Influencer Marketing

Khi lựa chọn influencer cho chiến dịch, không phải cứ nhiều người theo dõi là tốt nhất. Từng loại influencer mang đến giá trị riêng biệt, phù hợp với từng mục tiêu cụ thể của thương hiệu.

Dưới đây là bốn loại influencer phổ biến trên Instagram và cách họ có thể giúp thương hiệu tỏa sáng.

instagram influencer marketing
Source

2.1. Nano Influencer Instagram Influencer Marketing

Nano Influencer – gần gũi, chân thực, với lượng người theo dõi từ 1,000 đến 10,000, có thể nhỏ bé về số lượng nhưng mạnh mẽ về mức độ kết nối. Họ thường là những người có mối quan hệ gần gũi và thực sự tương tác với khán giả.

Điều này giúp họ truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, mang lại cảm giác gần gũi mà các thương hiệu lớn khó có được.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với cộng đồng, Nano Influencer chính là lựa chọn hoàn hảo với chi phí hợp lý.

Đọc thêm: Chi tiết quy trình tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

2.2. Micro Influencer

Micro Influencer – chuyên gia trong lĩnh vực riêng biệt, có từ 10,000 đến 100,000 người theo dõi và thường là những chuyên gia hoặc người có niềm đam mê sâu sắc trong lĩnh vực cụ thể như làm đẹp, thể thao, hay công nghệ.

Họ có mức độ ảnh hưởng cao trong cộng đồng của mình, và khán giả thường tin tưởng vào lời khuyên của họ.

Các chiến dịch hợp tác với micro influencer thường mang lại sự tương tác chất lượng và trung thành từ khách hàng, phù hợp cho thương hiệu muốn thúc đẩy sự nhận diện và doanh số trong một ngách thị trường.

2.3. Macro Influencer Instagram Influencer Marketing

Macro Influencer – Đòn bẩy cho thương hiệu lớn, với lượng người theo dõi từ 100,000 đến 1 triệu, Macro Influencer là những gương mặt quen thuộc, có sức lan tỏa rộng rãi.

Họ không chỉ là người nổi tiếng trên mạng xã hội mà còn có ảnh hưởng lớn trong đời sống công chúng.

Khi hợp tác với macro influencer, thương hiệu có thể dễ dàng tiếp cận hàng trăm nghìn người dùng tiềm năng chỉ trong một bài đăng. Mặc dù chi phí có thể cao, nhưng kết quả về độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu là không thể phủ nhận.

2.4. Mega Influencer (Celebrity Influencer)

Mega Influencer – điểm sáng truyền thông, là những người có lượng người theo dõi trên 1 triệu, thường là các ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí hoặc thể thao.

Họ có thể mang lại mức độ tiếp cận khổng lồ cho thương hiệu, nhưng đồng thời chi phí để hợp tác với họ cũng không hề nhỏ.

Mega influencer thường phù hợp với các thương hiệu lớn muốn tạo sự bùng nổ trong các chiến dịch marketing toàn cầu hoặc ra mắt sản phẩm mới.

3. Triển khai chiến dịch Instagram Influencer Marketing

3.1. Mục tiêu chiến dịch Instagram Influencer Marketing

Trước khi bắt đầu chiến dịch

Có một điều doanh nghiệp phải chắc chắn – doanh nghiệp mong đợi nhận được gì từ chiến dịch? Điều quan trọng là phải trả lời câu hỏi này vì câu trả lời sẽ hình thành cơ sở cho phần còn lại của chiến dịch.

Doanh nghiệp muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu, quảng bá sản phẩm mới, tăng lưu lượng truy cập hay doanh số? Hãy nhớ rằng khách hàng tiềm năng nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau trong kênh tiếp thị.

Đối với đối tượng cuối phễu

Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu tăng doanh số và hợp tác với influencer để đạt được điều đó. Trong khi đó, với những người ở đầu phễu, mục tiêu nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và sản phẩm. 

Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp hiểu cách thức hiện chiến dịch và lựa chọn số liệu hiệu suất phù hợp. Nếu mục tiêu là nâng cao nhận thức, các chỉ số như phạm vi tiếp cận, lượt hiển thị và mức độ tương tác sẽ rất quan trọng. 

3.2. Tìm kiếm và lựa chọn Influencer

Khi doanh nghiệp xác định được mục tiêu mình muốn đạt được từ chiến dịch, có thể bắt đầu quá trình xác định và nhận diện những người có sức ảnh hưởng lý tưởng. 

Một số điểm hữu ích khi xác định người có sức ảnh hưởng lý tưởng: 

Niche (thị trường ngách):

Xem xét Niche hoặc lĩnh vực chuyên môn của influencer. Họ thường đề cập đến những chủ đề nào? Điều này rất cần thiết để duy trì tính xác thực và tạo ra nội dung quảng cáo không đi lệch khỏi các chủ đề thông thường của họ.

Reach (tiếp cận):

Hãy cân nhắc phạm vi tiếp cận của người có sức ảnh hưởng lý tưởng dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, một người có sức ảnh hưởng hàng đầu có liên quan sẽ là lựa chọn tuyệt vời để nâng cao thương hiệu.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thúc đẩy sự tương tác và bắt đầu các cuộc trò chuyện xung quanh các sản phẩm của mình, hãy tìm những người có sức ảnh hưởng nhỏ có liên quan.

Tỷ lệ tương tác:

Doanh nghiệp nên xác định rõ ràng tỷ lệ tương tác trung bình tối thiểu mà những người có sức ảnh hưởng có thể duy trì, thường từ 2-10%, để đảm bảo rằng họ có mối liên kết thực sự với cộng đồng của mình và có khả năng tạo ra hiệu quả tích cực cho chiến dịch. 

3.3. Thiết lập ngân sách Instagram Influencer Marketing

Ngân sách cho một chiến dịch Influencer Marketing cần được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên quy mô chiến dịch và loại influencer mà thương hiệu hợp tác.

Ngoài chi phí trả cho influencer, thương hiệu cũng cần dự trù thêm các chi phí phát sinh như sản xuất nội dung, quà tặng cho người theo dõi, hoặc các hoạt động bổ trợ khác. Một ngân sách hợp lý sẽ giúp thương hiệu tối ưu hóa hiệu quả mà không vượt quá khả năng tài chính.

3.4. Xây dựng nội dung và thông điệp

Nội dung là cốt lõi của mọi chiến dịch. Nội dung phải thú vị, hấp dẫn và đồng thời phải phản ánh được giá trị của thương hiệu. Ngoài ra, việc tạo ra thông điệp rõ ràng và phù hợp với phong cách của influencer cũng rất quan trọng.

Thông điệp cần phải dễ hiểu, có tính tương tác cao và thúc đẩy người xem thực hiện hành động, ví dụ như mua sản phẩm hoặc tham gia cuộc thi, chương trình khuyến mãi.

Instagram Influencer Marketing

3.5. Kiểm tra và đánh giá chiến dịch Instagram Influencer Marketing

Thương hiệu cần thường xuyên theo dõi và đo lường kết quả. Các chỉ số như lượt thích, bình luận, chia sẻ, lượt truy cập website, hoặc doanh số bán hàng đều cần được theo dõi cẩn thận.

Việc đánh giá này không chỉ giúp thương hiệu điều chỉnh chiến dịch kịp thời mà còn rút ra những kinh nghiệm quý báu cho các chiến dịch tương lai.

Tìm hiểu thêm: Instagram Marketing: Từ A – Z về tối ưu hóa chiến lược 

4. Sai lầm phổ biến trong Instagram Influencer Marketing

Instagram Influencer Marketing là một công cụ mạnh mẽ, nhưng nếu không biết cách khai thác đúng, doanh nghiệp có thể rơi vào những sai lầm khiến chiến dịch thất bại. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều thương hiệu mắc phải: 

4.1. Influencer không phù hợp đối tượng khán giả

Đã bao giờ doanh nghiệp chọn một influencer với lượng người theo dõi khủng, nhưng kết quả lại chẳng đến đâu? Điều này xảy ra khi influencer không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Đừng để ánh hào quang của con số theo dõi che mờ sự thật – điều quan trọng nhất không phải là lượng người theo dõi, mà là khán giả đó có quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp hay không.

Một influencer không hiểu và không thể truyền tải đúng thông điệp có thể khiến chiến dịch thất bại từ bước đầu.

4.2. Quản lý không chặt chẽ nội dung chia sẻ

Influencer là người có tầm ảnh hưởng, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp cho họ hoàn toàn tự do trong việc sáng tạo nội dung.

Doanh nghiệp có thể tin tưởng vào sự sáng tạo của họ, nhưng nếu không có sự kiểm soát hoặc hướng dẫn rõ ràng, rất có thể nội dung họ đăng tải sẽ không khớp với giá trị thương hiệu. 

Kết quả là thông điệp bị sai lệch hoặc thậm chí gây phản cảm cho khán giả. Vậy nên, hãy luôn đảm bảo rằng nội dung của influencer được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chiến dịch. 

4.3. Thiếu chiến lược Instagram Influencer Marketing tổng thể

Dù influencer có nổi tiếng đến đâu nếu chiến lược marketing của thương hiệu không hỗ trợ đồng bộ thì kết quả sẽ không như mong đợi.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần hợp tác với influencer là đủ, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược toàn diện, từ việc tối ưu hóa các kênh truyền thông khác đến việc liên kết nội dung của influencer với các chiến dịch quảng cáo trả phí, email marketing hay SEO.

Thiếu một chiến lược hỗ trợ chặt chẽ có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vàng để tạo ra sự bùng nổ về doanh thu và tương tác.

5. Instagram Influencer Marketing: Kết luận

Instagram Influencer Marketing không chỉ là xu hướng, mà còn là một công cụ chiến lược để giúp thương hiệu kết nối với khách hàng mục tiêu một cách chân thực và hiệu quả.

Từ việc phân loại influencer cho đến các bước triển khai chiến dịch, thương hiệu cần nắm rõ từng giai đoạn để tối ưu hóa kết quả. Khi làm đúng cách, influencer không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số và tạo dựng sự tin tưởng trong lòng khách hàng.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp giúp phát triển chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả trên Instagram, CleverAds chính là đối tác lý tưởng, sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến dịch influencer hoàn chỉnh, tối ưu hóa nguồn lực và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds