Shopper Insight là gì? Thấu hiểu người mua từ A – Z
Shopper Insight là gì? Điểm khác biệt giữa Shopper và Customer Insight. Tổng hợp các chiến lược marketing hiệu quả nhất nhằm thấu hiểu Shopper Insight.
1. Shopper Insight là gì?
Shopper Insight là một khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực Marketing và Retail (Bán lẻ), chỉ sự hiểu biết sâu sắc về hành vi mua sắm của khách hàng.
Khái niệm Shopper Insight
Là thông tin chi tiết về nhu cầu được khách hàng: tìm kiếm, mong đợi và cảm nhận. Từ những insight đó, các nhà bán lẻ có thể hiểu rõ khách hàng hơn, đồng thời đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.
Shopper Insight được thu thập qua nhiều phương tiện khác nhau
Bao gồm: khảo sát, phân tích dữ liệu từ hệ thống quản lý khách hàng, phỏng vấn, quan sát trực tiếp và thử nghiệm sản phẩm.
Kết quả thu thập được từ Shopper Insight thường được sử dụng để đầu tư vào các chiến lược bán hàng, marketing và quảng cáo nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
2. Vì sao doanh nghiệp cần hiểu Shopper Insight?
2.1. Hiểu rõ hành vi mua sắm của khách hàng
Shopper Insight cung cấp thông tin chi tiết về hành vi mua sắm của khách hàng. Thông tin này bao gồm những gì khách hàng đang tìm kiếm, mong đợi và cảm thấy về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì thế, Shopper Insight giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó nhắm mục tiêu khách hàng chính xác hơn.
2.2. Tạo ra chiến lược bán hàng và marketing hiệu quả – Shopper Insight
Khi doanh nghiệp có được thông tin chi tiết về khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả.
Các chiến lược này giữ vai trò quan trọng như: thu hút, giữ chân khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
2.3. Cải thiện trải nghiệm dịch vụ
Khi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, họ có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng với những tính năng mới trong sản phẩm/ dịch vụ.
Điều này làm tăng khả năng khách hàng quay lại, trở thành khách hàng trung thành hoặc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến người khác.
3. Điểm khác biệt giữa Customer Insight và Shopper Insight
Customer Insight và Shopper Insight đều là các khái niệm vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Marketing và bán lẻ. Tuy nhiên, mọi marketer và chủ doanh nghiệp đều cần hiểu rõ để phân biệt điểm khác nhau giữa hai khái niệm này.
3.1. Khách hàng và người mua
Customer Insight tập trung vào khách hàng, bao gồm thông tin về nhu cầu, mong đợi và hành vi mua hàng của khách hàng.
Trong khi đó, Shopper Insight luôn tập trung vào người mua, bao gồm thông tin về các quyết định mua hàng, hành vi mua sắm và tâm lý của người mua tại điểm bán hàng.
3.2. Trong và ngoài cửa hàng
Customer Insight cung cấp thông tin về khách hàng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm cả trước, trong và sau khi mua hàng.
Còn Shopper Insight lại tập trung vào hành vi mua sắm của người mua trong cửa hàng, bao gồm những thông tin về: cách khách hàng tìm kiếm, tương tác với sản phẩm, và cuối cùng là quyết định mua sản phẩm.
3.3. Mục đích và phạm vi – Shopper Insight
Customer Insight được doanh nghiệp tận dụng để hiểu rõ hơn về khách hàng, giúp đưa ra các quyết định về sản phẩm và quảng cáo hiệu quả hơn.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn về: hành vi mua sắm của người mua, tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tăng doanh số bán hàng trong cửa hàng; họ chắc chắn sẽ lựa chọn sử dụng Shopper Insight.
Tóm lại, Customer Insight và Shopper Insight đều cung cấp thông tin quan trọng để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và người mua. Tuy nhiên, chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của hành vi mua sắm và được sử dụng cho mục đích khác nhau.
4. Các chiến lược Marketing tác động hiệu quả đến Shopper Insight
Dưới đây, CleverAds đã tổng hợp top các chiến lược Marketing có thể tạo tác động hiệu quả nhất đến Shopper Insight.
4.1. Shopper Insight định hướng quảng cáo
Quảng cáo là cách phổ biến để nâng cao nhận thức của người mua về thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu quảng cáo được thiết kế với sự thấu hiểu sâu sắc về Shopper Insight, nó có thể tác động tích cực đến hành vi mua sắm của người mua.
4.2. Thiết kế sản phẩm và bao bì
Thiết kế sản phẩm và bao bì có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua hàng của người mua. Vì sao? Vì bao bì và thiết kế là những chỉ tiêu đầu tiên khi khách hàng cân nhắc sản phẩm/dịch vụ.
Thấu hiểu Shopper Insight, doanh nghiệp có thể thiết kế sản phẩm và bao bì phù hợp với nhu cầu và mong đợi của người mua. Từ đó, doanh thu sẽ được thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời độ định vị thương hiệu cũng được nâng cao.
4.3. Shopper Insight và thông tin sản phẩm chi tiết
Người mua thường muốn biết nhiều thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua. Vì thế, doanh nghiệp cung cần cấp thông tin sản phẩm chi tiết và đầy đủ, nhằm giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn.
4.4. Shopper Insight tạo trải nghiệm mua sắm tích cực
Trải nghiệm mua sắm của người mua chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Một môi trường mua sắm thoải mái và tích cực cho người mua có thể tạo ra ấn tượng tích cực và thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.
4.5. Chương trình khuyến mãi và giảm giá
Doanh nghiệp có thể sử dụng chương trình khuyến mãi và giảm giá nhằm hấp dẫn người mua và thúc đẩy họ mua hàng.
Hãy tận dụng Shopper Insight để thiết kế các chương trình khuyến mãi và giảm giá. Chiến lược này có khả năng khuyến khích người mua mua hàng, và giữ chân họ lại lâu dài với thương hiệu của doanh nghiệp.
Shopper Insight: Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, CleverAds đã cung cấp đủ các bí quyết cũng như cách để tối ưu hóa Shopper Insight, nhằm giúp doanh nghiệp mang về lợi nhuận cũng như độ nhận diện thương hiệu cao.