IMC là gì? Vai trò của IMC đối với thương hiệu
IMC là gì? Trong bài viết này, CleverAds sẽ giúp bạn tìm hiểu định nghĩa, tầm quan trọng của IMC trong marketing doanh nghiệp và cùng phân tích một kế hoạch IMC rất thành công đến từ Spotify.
1. IMC là gì?
IMC (Integrated Marketing Communications), hay còn gọi là truyền thông marketing tích hợp, là quá trình thống nhất thông điệp của một thương hiệu để làm cho thông điệp đó nhất quán và xuyên suốt trên tất cả các phương tiện truyền thông mà thương hiệu sử dụng để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Đây là một chiến lược tiếp cận định hướng cho tất cả các kênh tiếp thị truyền thông của doanh nghiệp.
Chiến lược IMC mang đến trải nghiệm liền mạch
Đặc biệt là khi trên thực tế, trung bình một người tiêu dùng tương tác với thương hiệu trên khoảng 20 kênh khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần cung cấp một trải nghiệm khách hàng liền mạch (seamless customer experience), cho dù họ tương tác với thương hiệu trên trang web, mạng xã hội hay trực tiếp ngoài đời thực.
2. Tầm quan trọng của IMC là gì?
2.1. Tập trung nhiều kênh tiếp thị
Tuy nhiên, việc tiếp thị đa kênh yêu cầu một chiến lược có thể kết hợp hài hoà tất cả hoạt động với nhau, nhằm đạt được các mục tiêu marketing của mỗi doanh nghiệp. Đây là lúc chúng ta cần áp dụng IMC vào chiến lược marketing của mình.
4 lý do chính:
- Sự cần thiết về tính nhất quán trong hành trình khách hàng
- IMC giúp xây dựng thương hiệu
- Sự kết hợp hài hoà giữa các kênh marketing giúp đẩy mạnh hiệu quả của mỗi chiến dịch
- IMC giúp các kênh marketing bổ trợ lẫn nhau
Một số kết quả nghiên cứu có thể thậm chí sẽ làm thay đổi cách nhìn của bạn đối với marketing. Hãy cùng CleverAds phân tích kĩ hơn vào từng mục trên nhé.
2.2. Sự nhất quán trong hành trình khách hàng – IMC là gì
Lần tới khi bạn mua thứ gì đó, hãy nghĩ về lần đầu tiên bạn nghe nói đến nhãn hiệu của sản phẩm, bản thân sản phẩm và cách bạn đi đến quyết định mua hàng.
Nhiều người tiêu dùng sẽ không mua sản phẩm ngay lần đầu tiên nhìn thấy nó. Họ thường trải qua toàn bộ các bước trong một hành trình mua hàng. Hành trình này có thể diễn ra chỉ trong một ngày.
Điều này có liên quan đến phễu marketing.
Đây là một mô hình mô tả quy trình trở thành khách hàng: từ lần đầu tìm hiểu về thương hiệu đến ra quyết định mua hàng. Từ đó, việc giao tiếp sẽ nhất quán và dễ theo dõi tạo nên hành trình khách hàng thuận lợi toàn phễu marketing.
2.4. Xây dựng thương hiệu – IMC là gì
Như được nhắc tới bên trên, giao tiếp một cách nhất quán là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần đối tượng mục tiêu tham gia vào từng điểm chạm trong tất cả các chiến dịch của họ để xây dựng và củng cố các liên kết mà khách hàng có với thương hiệu.
Tuy vậy, cố gắng truyền tải đúng thông điệp vào đúng thời điểm thôi là chưa đủ.
Chìa khóa để xây dựng thương hiệu nằm ở việc áp dụng mã thương hiệu (Brand Code) lên tất cả các kênh truyền thông của doanh nghiệp để tăng độ nhận diện và sự khác biệt. Brand Code là những yếu tố hữu hình và vô hình, có tính liên tưởng tới thương hiệu.
2.5. Kết hợp hệ thống kênh phân phối, đẩy mạnh hiệu quả chiến dịch
Việc áp dụng IMC sẽ định hướng lại về hoạt động của những kênh tiếp thị doanh nghiệp đang sử dụng và cách họ sử dụng chúng. Hiện nay có vô số cách để tiếp cận khách hàng trên cả online và offline.
Tuy nhiên, trừ khi doanh nghiệp đang bán sản phẩm cho thị trường đại chúng, bạn nên có sự lựa chọn kĩ càng về các kênh marketing. Mặt khác, doanh nghiệp cần nỗ lực tăng nhận diện trên tất cả kênh và phương tiện truyền thông có liên quan.
Một nghiên cứu bởi Mark Ritson:
Càng có nhiều kênh truyền thông kết hợp, chiến dịch càng hiệu quả. Nhìn chung, cách tiếp cận lý tưởng nhất để tích hợp các kênh truyền thông là dành 60% ngân sách cho phần xây dựng thương hiệu và 40% còn lại cho việc nâng cao doanh số bán hàng.
Marketing Mix nên theo tỉ lệ 60:40. Có một số kênh sẽ phù hợp hơn cho việc xây dựng thương hiệu (TV, bảng quảng cáo, YouTube ads), trong khi một số khác phù hợp hơn để kích thích nhu cầu mua hàng (Search Ads, Remarketing Ads).
2.6. IMC bổ trợ kênh Marketing – IMC là gì
Khi doanh nghiệp làm truyền thông đúng cách, các kênh tiếp thị sẽ có khả năng tự hỗ trợ cho nhau. Mô hình Bánh đà (Flywheel) này đã được phổ biến rộng rãi bởi nó làm cho các doanh nghiệp thay đổi cách nhìn với Inbound Marketing.
Một khi kênh marketing được kết hợp nhuần nhuyễn, doanh nghiệp hoàn toàn dựa vào hiệu ứng “bánh đà” để phát triển.
3. Case Study chiến dịch IMC thành công – IMC là gì
Chiến dịch Spotify Wrapped thực sự đưa khái niệm IMC lên một tầm cao mới
Đây là một sự kiện hàng năm, được ra mắt lần đầu vào năm 2015. Spotify sẽ tiết lộ dữ liệu âm nhạc trong suốt một năm qua cho người dùng cá nhân và công chúng thông qua một chiến dịch tích hợp trên nhiều nền tảng.
Chiến dịch IMC của Spotify gồm 02 phần chính – IMC là gì
Đầu tiên là những video ngắn cho các cá nhân, dẫn dắt người dùng nhìn lại hành trình âm nhạc trên ứng dụng này dựa trên lịch sử nghe nhạc của họ. Phần còn lại là các quảng cáo thu hút và thú vị về chiến dịch ở khắp các thành phố trên thế giới.
Triển khai trên các nền tảng mạng xã hội
Các nghệ sĩ và ban nhạc nhận được những thông tin và data (dữ liệu) được thiết kế riêng. Cùng với đó, người nghe cũng được khuyến khích chia sẻ những số liệu Wrapped của riêng họ.
Chiến dịch đã tạo nên sức ảnh hưởng khủng lồ. Theo Twitter, chiến dịch đã được nhắc tới trong hơn 1.2 triệu bài đăng. Chiến dịch năm 2020 đã giúp Spotify tăng trưởng 21% lượt tải app chỉ trong tuần đầu tiên của tháng 12.
Kết luận – IMC là gì
Trong bài viết này, CleverAds đã cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về khái niệm IMC là gì, vai trò và phân tích ví dụ cụ thể về một chiến dịch đã thành công khi áp dụng kế hoạch này.
Mỗi doanh nghiệp đều cần có một kế hoạch IMC của riêng mình để tất cả các hoạt động marketing kết hợp hài hoà với nhau và đưa ra một thông điệp xuyên suốt. Điều này tăng độ nhận diện và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.