Social Commerce là gì? Tổng hợp kiến thức

Social Commerce là gì? Tổng hợp kiến thức

Social commerce là khái niệm chỉ các nền tảng đa năng, tiện lợi, có tính tương tác, kết nối cao đồng thời hỗ trợ người dùng hoàn tất hành trình mua hàng trực tiếp trên nền tảng.

Bài viết dưới đây, CleverAds sẽ chia sẻ các kiến thức quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng tiềm năng của các nền tảng social commerce để thúc đẩy doanh số.

1. Tổng quan về social commerce

1.1. Social commerce là gì?

Social Commerce là sự tích hợp giữa hai khái niệm gồm social media (mạng xã hội) và e-commerce (thương mại điện tử). Social Commerce hỗ trợ người dùng mua sắm trực tiếp trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok thay vì bị điều hướng sang các trang thứ 3 khác như website, các sàn TMĐT.

Từ đó, social commerce mang lại trải nghiệm tiện lợi, đơn giản hóa thao tác cho người dùng.

1.2. So sánh social commerce và e-commerce

Nền tảng

Social commerce bao gồm các nền tảng có tính tương tác cao, kết nối và chia sẻ cao như Facebook, Instagram, TikTok,v.v.

E-commerce thường là các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee. Thông thường các nền tảng e-commerce có mục đích chính là giao dịch. Ngoài ra, các website doanh nghiệp tích hợp hoạt động mua hàng trực tiếp cũng có thể được coi là nền tảng e-commerce.

Nội dung

Đối với các nền tảng social commerce, nội dung là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể thu hút sự chú ý và thuyết phục người dùng.

Các nền tảng mạng xã hội đề cao những nội dung sáng tạo, hữu ích và có giá trị đối với người xem.

Trên nền tảng social commerce, doanh nghiệp có thể triển khai đa dạng tuyến nội dung dưới nhiều hình thức.

Trong khi đó, nội dung e-commerce thường tập trung về thông tin của sản phẩm hay các chương trình ưu đãi với cách trình bày trực tiếp, rõ ràng. Đặc biệt với các sàn TMĐT, nội dung do người dùng tạo ở phần đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch seeding trên gian hàng TMĐT để nâng cao sự uy tín của thương hiệu.

Tìm hiểu thêm: Seeding Shopee là gì? Cách Seeding Shopee tự nhiên và hiệu quả 

Khả năng lan toả

Các kênh social commerce có tính xã hội cao nên các nội dung về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu dễ dàng được lan tỏa một cách tự nhiên thông qua các tính năng chia sẻ, bình luận, hashtag,v.v.

E-commerce là nền tảng tập trung vào hoạt động mua bán nên khả năng lan tỏa trên các kênh này cũng hạn chế hơn so với social commerce. Vậy nên, thương hiệu cần kết hợp hoạt động quảng cáo trả phí, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội hay affiliate marketing.

2. Các nền tải social commerce phổ biến tại Việt Nam

2.1. TikTok

TikTok là một trong những nền tảng social commerce được ưa chuộng tại Việt Nam. Với TikTok, người dùng có thể mua sắm ngay trong luồng nội dung giải trí nhờ các liên kết trực tiếp đến TikTok Shop.

social-commerce

Video ngắn là yếu tố quan trọng khiến TikTok trở thành kênh social commerce yêu thích. Hình thức thể hiện nội dung này giúp sản phẩm, dịch vụ được miêu tả sáng tạo, sống động và dễ dàng liên tưởng so với các nội dung chỉ bằng hình ảnh tĩnh hoặc bài viết.

Ngoài ra, với tính năng livestream bán hàng, TikTok hỗ trợ thương hiệu tương tác trực tiếp và xây dựng mối quan hệ với người dùng.

2.2. Facebook

Khi Facebook mới du nhập vào Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của nền tảng và đưa người Việt Nam gần hơn đến bán hàng hàng online.

social-commerce-5

Vào năm 2020, Facebook chính thức ra mắt Facebook Shop, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực social commerce. Đây là tính năng hỗ trợ doanh nghiệp tạo gian hàng trực tuyến trên Facebook, giúp khách hàng thuận tiện mua sắm và trao đổi.

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, Facebook Shop vẫn chưa thực sự phổ biến, người tiêu dùng vẫn quen thuộc với hành vi mua sắm cũ là: liên hệ tư vấn và chốt đơn trên Messenger.

2.3. Instagram

Tiếp nối Facebook, Instagram cũng là một trong những trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt được giới trẻ ưa chuộng. Đây là nền tảng đề cao tính thẩm mỹ với các nội dung bằng hình ảnh, video.

social-commerce-6
Instagram Shop

Tương tự Facebook, Instagram đã phát triển tính năng gian hàng trực tuyến (Instagram Shopping) nhưng thói quen mua sắm của người dùng Việt Nam vẫn đa phần thông qua tin nhắn trực tiếp trên nền tảng.

2.4. Zalo

Zalo được biết đến là ứng dụng liên lạc phổ biến của Việt Nam, hiện nay đã được phát triển thêm các tính năng thuộc social commerce, cụ thể như:

Zalo Shop:

Đây là gian hàng trực tuyến cho phép doanh nghiệp trưng bày và mua bán sản phẩm trực tiếp trên nền tảng Zalo.

Zalo OA:

Zalo OA hỗ trợ thương hiệu chia sẻ thông tin, tương tác cũng như chăm sóc khách hàng.

Zalo Ads:

Ngoài ra, Zalo hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng cái quảng cáo trả phí để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.

social-commerce
Zalo Shop

3. Các hoạt động hỗ trợ social commerce hiệu quả

3.1. Livestream

Trong social commerce, livestream là hoạt động có tính kết nối cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá sản phẩm và thuyết phục người xem đưa ra quyết định mua hàng. Đặc biệt, livestream có khả năng rút ngắn hành trình mua hàng.

Ví dụ:

Khách hàng trước đây chưa có nhận thức về sản phẩm. Tuy nhiên, ngay khi xem livestream, họ đã bị thuyết phục bởi doanh nghiệp và quyết định chốt đơn ngay trên phiên live mà không cần dành có nhiều thời gian để cân nhắc, so sánh với các sản phẩm khác.

Các nền tảng mạng xã hội hiện nay đã tích hợp các tính năng giải trí (shoppertainment) trong phiên livestream, giúp hành trình mua sắm của khách hàng trở nên thú vị hơn, từ đó kéo dài thời gian người dùng ở lại phiên live và tăng hiệu quả bán hàng.

Đọc thêm: Shoppertainment là gì? Xu hướng thống trị thương mại điện tử 

3.2. Affiliate Marketing

Trong social commerce, affiliate marketing (tiếp thị liên kết) là hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và các cá nhân để quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Các cá nhân này sẽ nhận được tiền % hoa hồng dựa trên hiệu quả chuyển đổi mà họ mang lại.

Bất kì ai cũng có thể làm affiliate marketing, thay vì chỉ giới hạn trong nhóm người có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vậy nên, những người tiêu dùng cũng có thể làm affiliate marketing, hỗ trợ sản phẩm/dịch vụ được lan toả tự nhiên và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Đọc thêm: Tiếp thị liên kết là gì? Hướng dẫn chi tiết dành cho người mới 

3.3. Sử dụng Influencers

Influencers (người có ảnh hưởng) có thể là người nổi tiếng, reviewers, KOLsv.v. Họ là những người có ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý mua hàng của người tiêu dùng.

Hiện nay, Influencers được tận dụng trên các nền tảng social commerce với các mục đích như: gia tăng nhận diện sản phẩm/dịch vụ, thuyết phục và thúc đẩy người dùng sử dụng sản phẩm.

Tìm hiểu thêm: Influencer là gì? Mở khóa thế giới của những Influencer.

3.4. Facebook Group

Facebook Group là cộng đồng những người quan tâm trong một lĩnh vực cụ thể.

Doanh nghiệp có thể lập các hội nhóm nhằm nuôi dưỡng những người có nhu cầu, quan tâm trong cùng một lĩnh vực thành khách hàng tiềm năng qua các nội dung hữu ích, chia sẻ kiến thức.

Một số lợi ích nổi bật của Facebook Group:

  • Cộng đồng khách hàng tiềm năng: Mỗi nhóm Facebook tập hợp những đối tượng có cùng vấn đề, mong muốn, nhu cầu.
  • Tính tương tác cao: Các thành viên trong cộng đồng có thể cởi mở hỏi đáp, chia sẻ với các thành viên khác cũng như quản trị viên trong lĩnh vực.
  • Tăng sự tin tưởng: Những lời khuyên từ các thành viên trong nhóm thường có tính uy tín cao hơn so với các nội dung quảng cáo bởi người dùng thường tin tưởng những chia sẻ từ người có trải nghiệm thực tế.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lưu ý không quảng cáo sản phẩm quá lố hoặc quá tập trung vào các nội dung bán hàng khiến các thành viên rời bỏ cộng đồng.

3.5. Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội

Để thúc đẩy doanh số trên nền tảng social commerce, xây dựng thương hiệu là một trong những nền móng quan trọng bởi người dùng cần đi qua ba giai đoạn biết – thích – tin rồi mới có thể quyết định mua hàng từ doanh nghiệp.

4. Case study hay về Social commerce

4.1. Pinduoduo

Khác với Facebook, Instagram hay TikTok vốn là những kênh social media được thêm các tính năng e-commerce, Pinduoduo có tiền thân là một nền tảng e-commerce, và được cải tiến thêm các yếu tố xã hội để trở thành nền tảng social commerce được ưa chuộng nhất nhì Trung Quốc chỉ sau vài năm thành lập.

Những đặc tính cốt lõi mang đến sự thành công của Pinduoduo

Mua hàng theo nhóm:

Mỗi sản phẩm trên Pinduoduo đều có hai mức giá gồm: giá mua lẻ cho cá nhân và mức giá ưu đãi hơn khi mua hàng theo nhóm. Người dùng có thể tự tạo nhóm và mời người thân, bạn bè gia nhập để cùng mua sắm hoặc có thể tham gia nhóm bất kì trên nền tảng.

Đây là một trong những yếu tố xã hội độc đáo của Pinduoduo, giúp người dùng có thể kết nối, chia sẻ và mua sắm với mức giá hấp dẫn.

Product feed:

Ở các sàn TMĐT truyền thống, người dùng thường truy cập khi có một nhu cầu cụ thể và tra cứu ở thanh công cụ tìm kiếm. Trong khi đó, người dùng thường mở app Pinduoduo ngay cả khi không có nhu cầu cụ thể nào cả.

Vậy nên, sản phẩm ở Pinduoduo sẽ được trình bày dưới dạng newsfeed thay vì theo dạng danh mục. Newsfeed Pinduoduo của người dùng sẽ được cá nhân hoá dựa trên những sản phẩm họ đã mua và những người cùng nhóm.

Với hình thức này, sản phẩm Pinduoduo sẽ được chủ động tiếp cận tới người dùng thay vì chờ đợi khách hàng tìm kiếm trên nền tảng.

Các tính năng giải trí:

Pinduoduo đề cao phát triển đa dạng các tính năng giải trí kết nối nhằm kéo dài thời gian người dùng ở trên ứng dụng cũng như thúc đẩy họ tương tác, chia sẻ nhiều hơn trên cộng đồng.

4.2. Pinterest

Pinterest là nền tảng trực quan, nơi mọi người có thể chia sẻ và tìm kiếm các ý tưởng, ví dụ:

  • Người dùng có nhu cầu trang trí nhà cửa có thể lên Pinterest tham khảo với từ khoá tra cứu như “home aesthetic decor”, “bedroom decor pink tone”,v.v.

Nắm bắt được tâm lý người dùng thường lên Pinterest với tâm thế tìm kiếm nguồn cảm hứng cũng như sẵn sàng mua sắm, vậy nên Pinterest đã thêm các tính năng e-commerce nổi bật như:

Ghim sản phẩm: Hỗ trợ người dùng mua hàng trực tiếp từ những hình ảnh sản phẩm được ghim mà không cần rời khỏi ứng dụng. 

  • Cho phép doanh nghiệp trưng bày gian hàng sản phẩm
  • Hỗ trợ các thương hiệu chạy quảng cáo
  • Công nghệ nhận diện hình ảnh (Pinterest Lens) giúp người dùng chụp hình ảnh và tìm kiếm sản phẩm tương tự.
social-commerce
Source

5. Social Commerce: Kết luận

Social commerce chỉ các nền tảng đa năng, nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi. Các doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng của các nền tảng social commerce để xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds