Tìm hiểu Marketing tổng thể và các bước triển khai cần biết
Marketing tổng thể là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều chiến lược phương pháp và kỹ thuật khác nhau để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp đến với khách hàng. Tuy nhiên việc khai thác lợi ích từ việc xây dựng plan Marketing tổng thể cũng không hề đơn giản.
Hãy cùng CleverAds tìm hiểu chuyên sâu chiến lược Marketing tổng thể nhé.
1. Marketing tổng thể là gì?
Marketing tổng thể là phương pháp tiếp cận toàn diện, trong đó tất cả các hoạt động và chiến lược marketing của doanh nghiệp được kết nối chặt chẽ để tạo nên một hệ thống thống nhất, bao gồm cả marketing truyền thống và marketing online.
Là sự kết hợp của những hoạt động: nghiên cứu, tạo ra giá trị phân phối, truyền thông giá trị đó với mục đích xây dựng mối quan hệ giữa các bên.
Để chiến lược Marketing tổng thể thành công, cần đảm bảo những điều sau:
- Tiến hành phân tích, nghiên cứu thị trường, sự cạnh tranh của các đối thủ
- Xác định chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể với từng kênh truyền thông
- Theo dõi và kiểm tra hoạt động để điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao
2. Các thành phần trong Marketing tổng thể
2.1. Marketing tích hợp
Marketing tích hợp (IMC) là một chiến lược nhằm đảm bảo thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải đồng nhất và rõ ràng đến khách hàng. Chiến lược này kết hợp các hoạt động như quảng cáo, PR, tiếp thị trực tiếp, truyền thông trực tuyến và marketing truyền thông xã hội, và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động.
Việc sử dụng dịch vụ marketing tích hợp trực tuyến mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp nhờ vào khả năng truyền tải thông điệp nhất quán và hiệu quả, giúp khách hàng có cái nhìn toàn diện và rõ ràng hơn về doanh nghiệp. Điều này không chỉ tạo ra sự nhận diện thương hiệu nhanh chóng mà còn nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ.
2.2. Marketing xã hội
Marketing xã hội không chỉ hướng tới lợi ích kinh doanh mà còn đặt mục tiêu lớn là phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Đây cũng là cách để nâng cao giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin và thúc đẩy những mối quan hệ hợp tác dài hạn giúp cho quá trình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp được thuận lợi hơn.
Thực hiện các hoạt động kinh doanh có đạo đức, tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội, sẽ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi hơn và được nhìn nhận tích cực hơn. Điển hình là việc sản xuất những sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, từ đó tạo ra giá trị bền vững không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội.
2.3. Marketing quan hệ
Marketing quan hệ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài với các bên liên quan quan trọng như khách hàng, nhà cung cấp và đối tác, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thay vì chỉ chú trọng vào số lượng sản phẩm bán ra, mục tiêu của marketing quan hệ là mang lại trải nghiệm tích cực, nâng cao sự hài lòng và tạo dựng lòng trung thành từ khách hàng.
Để đạt được sự phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần duy trì mối liên kết vững chắc với nhân viên công ty, khách hàng, đối tác tài chính, nhà cung cấp, cơ quan quản lý và thậm chí các công ty cạnh tranh trong cùng ngành.
2.4. Marketing nội bộ
Marketing nội bộ nhằm phục vụ nhân viên trong doanh nghiệp, giúp họ cảm thấy hài lòng về định hướng doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng và gắn bó, điều này sẽ góp phần làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Doanh nghiệp có thể áp dụng dịch vụ marketing online tổng thể để cải thiện sự phối hợp giữa các phòng ban, từ đó giảm thiểu xung đột và tạo ra sự đoàn kết. Một môi trường làm việc hợp tác và hài hòa sẽ thúc đẩy hiệu suất công việc và cải thiện kết quả kinh doanh.
3. Lợi ích của Marketing tổng thể
3.1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng
Như đã đề cập ở trên, các chiến dịch marketing trọn gói mang đến những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt tâm lý khách hàng, và hiểu được nhu cầu của khách hàng.
Bằng cách xây dựng các chiến dịch đa dạng, từ quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing và sự kiện offline, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng nhận diện thương hiệu, từ đó thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược thu hút khách hàng chinh phục hiệu quả kinh doanh
3.2. Tăng cường hiệu quả định vị, truyền thông thương hiệu
Triển khai kế hoạch marketing tổng thể cho phép nhà quản lý theo dõi chi tiết và thu thập dữ liệu cụ thể về hiệu quả của từng kênh truyền thông. Từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh, tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị hiệu quả nhất.
Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tới khách hàng tiềm năng. Điều này đòi hỏi người phụ trách chiến lược phải xác định đúng phương thức tiếp cận, mở rộng phạm vi khách hàng nhằm tối ưu hóa giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.
3.3. Tăng trưởng doanh thu và tối ưu chi phí
Thay vì tự lên kế hoạch marketing mà không chắc về hiệu quả, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ marketing tổng thể.
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn chiến lược phù hợp ngay từ đầu, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tập trung vào những kênh tiếp thị hiệu quả.
Đây là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp khi chưa biết phân bổ chi phí vào hình thức marketing nào cho phù hợp. Các chuyên gia sẽ giúp lược bỏ các chiến dịch không cần thiết giúp tối ưu đáng kể chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và tăng doanh thu đáng kể.
3.4. Dịch vụ Marketing tổng thể lan tỏa hình ảnh thương hiệu
Khi phát triển một chiến lược marketing phù hợp, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được phát triển một cách toàn diện. Nhờ đó, sẽ góp phần phủ sóng thương hiệu liên tục, dần tạo dựng ấn tượng sâu sắc và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí họ. Điều này không chỉ tạo ra nền tảng phát triển bền vững mà còn giúp củng cố uy tín cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Top 08 Dịch vụ Digital Marketing tốt nhất hiện nay
4. Các bước xây dựng chiến lược Marketing tổng thể
4.1. Phân tích và nghiên cứu thị trường
Để xây dựng các phương án phát triển hiệu quả và xử lý tốt với các tình huống khác nhau, doanh nghiệp cần hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh. Sự am hiểu về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện những bước này doanh nghiệp cần:
- Nắm vững các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm những điểm mạnh và yếu của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh, bao gồm danh sách đối thủ, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, cùng những lợi thế và thách thức mà họ đang gặp phải.
- Xác định chính xác nhóm khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng đến để phát triển.
4.2. Xác định mục tiêu chiến dịch
Sau khi đã có thông tin từ việc phân tích thị trường, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch marketing tổng thể. Mục tiêu có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu, hoặc mở rộng thị trường.
Mục tiêu càng rõ ràng và cụ thể, doanh nghiệp càng dễ dàng xây dựng kế hoạch và đo lường hiệu quả của chiến dịch.
4.3. Xây dựng plan Marketing tổng thể
.Trong Marketing tổng thể thì xác định mục tiêu chiến dịch là yếu tố cần thiết và quan trọng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau khi lập chiến dịch để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Các mục tiêu có thể là:
- Tăng doanh thu/ doanh số
- Quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu
- Tăng cường lượng truy cập và mức độ tương tác của khách hàng
- Tăng cường nhận diện thương hiệu
4.4. Triển khai chiến lược Marketing tổng thể
Sau khi hoàn thiện việc xác định chiến lược marketing tổng thể một cách khoa học và chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành triển khai thực tế kế hoạch.
Trong giai đoạn này, cần đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ đều được phân công rõ ràng và chính xác, đồng thời duy trì sự linh hoạt để xử lý các vấn đề phát sinh. Việc giám sát liên tục và chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện là yếu tố quan trọng giúp chiến dịch đạt được hiệu quả cao và tiến độ theo đúng lộ trình đã đề ra.
4.5. Xây dựng nội dung và phân bổ ngân sách
Tùy thuộc vào từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ nhắm tới những đối tượng khách hàng khác nhau. Các agency sẽ tiến hành xác định và lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp, nhằm đảm bảo chiến dịch marketing tổng thể đạt được hiệu quả cao nhất. Họ sẽ dựa trên ngân sách đã được dự trù để phân bổ chi phí hợp lý cho từng kênh.
Hiện nay, các hình thức quảng cáo phổ biến bao gồm Google ads, và trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook…Từ các hoạt động này, doanh nghiệp có thể thu thập được những tệp dữ liệu khách hàng chất lượng.
4.6. Đo lường và đánh giá hiệu quả
Sau mỗi chiến dịch, các đơn vị Agency cung cấp dịch vụ marketing tổng thể và doanh nghiệp sẽ cùng nhau tổ chức các buổi họp để đánh giá mức độ hiệu quả của từng giai đoạn đã thực hiện.
Nếu có sai sót hoặc vấn đề phát sinh, cả hai bên sẽ xem xét và điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp hơn. Ngoài ra, nhiều Agency còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng, đặc biệt khi có nhiều người quan tâm và đặt mua sản phẩm mà nhân viên không thể phản hồi kịp thời.
Những chỉ số đo lường trong Marketing doanh nghiệp cần biết!
5. Marketing tổng thể – Lời kết
Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ marketing tổng thể hoặc dịch vụ marketing trọn gói chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Từ đó, các công ty có thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Vậy, nên lựa chọn đơn vị nào cung cấp dịch vụ marketing tổng thể uy tín trên thị trường hiện nay?
Một trong những tên tuổi được nhiều doanh nghiệp tin tưởng là CleverAds. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing, CleverAds đã triển khai thành công nhiều dự án cho khách hàng thuộc các ngành nghề và lĩnh vực đa dạng, mang lại hiệu quả cao trong chiến lược tiếp thị.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!