Marcom là gì? Định nghĩa, Mục tiêu & Chiến lược triển khai

marcom

Truyền thông tiếp thị – hay còn gọi là Marcom – đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về marcom, từ định nghĩa, mục tiêu, các loại hình cho đến cách triển khai chiến lược hiệu quả.

Marcom là gì?

Marcom là viết tắt của từ Marketing Communication, hay nói một cách đơn giản là tiếp thị truyền thông. 

Truyền thông tiếp thị (Marcom) là tập hợp các hoạt động, công cụ và kênh truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo ra sự tương tác với khách hàng. 

Marcom bao gồm quan hệ công chúng (PR), xây dựng thương hiệu, quảng cáo, bao bì, mạng xã hội, v.v.

Marcom giúp khách hàng hiểu về công ty và sản phẩm mà công ty cung cấp, đồng thời giúp thương hiệu rút ngắn chu kỳ bán hàng.

Mục tiêu của truyền thông tiếp thị (Marcom)

Mục tiêu chính của Marcom không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm mà còn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể, các mục tiêu của marcom bao gồm:

  • Truyền tải thông điệp chính đến đối tượng mục tiêu
  • Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng
  • Khuyến khích khách hàng chuyển đổi thương hiệu
  • Giúp thương hiệu cạnh tranh trên thị trường
  • Nâng cao nhận thức về sản phẩm và thương hiệu
  • Tác động đến quyết định mua hàng
  • Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực
  • Đạt được sự công nhận, lòng tin và tính minh bạch của thương hiệu

Doanh nghiệp có thể đạt được nhiều mục tiêu hơn nữa với truyền thông tiếp thị (marcom). 

Các loại hình Marcom phổ biến

Truyền thông tiếp thị (marcom) bao gồm nhiều phương thức tiếp cận khách hàng. Dưới đây là những loại hình marcom phổ biến nhất:

marcom

1. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)

Với hình thức marom này, thương hiệu sử dụng internet để quảng bá sản phẩm, kết nối với khách hàng và khuyến khích họ mua hàng. 

Các kênh phổ biến của marcom bao gồm: tiếp thị qua email, tin nhắn, mạng xã hội, thông báo đẩy trên web, v.v. 

Doanh nghiệp nên tối ưu hóa phiên bản website trên cả máy tính và di động để nâng cao trải nghiệm người dùng trong các hoạt động marcom.

Đọc thêm: Digital Marketing: Chiến lược tiếp cận hiệu quả cho doanh nghiệp

2. Quan hệ công chúng (PR – Public Relations)

PR được xem là một trong những phương pháp marcom hiệu quả và đáng tin cậy nhất. Lý do là thông tin về thương hiệu hoặc sản phẩm không do chính doanh nghiệp kiểm soát. Mà đến từ bên thứ ba – những cá nhân/tổ chức không có lợi ích liên quan, qua đó cung cấp cái nhìn khách quan. 

Marcom thông qua PR hoạt động hiệu quả nhất với các thương hiệu cung cấp sản phẩm chất lượng, mang đến trải nghiệm người dùng nhất quán và dịch vụ hỗ trợ tốt.

3. Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo (advertising) cũng là một phần quan trọng của marcom. Doanh nghiệp chi hàng triệu đô la để quảng bá sản phẩm trên TV, radio, mạng xã hội, YouTube, v.v. Họ có thể tự thực hiện chiến dịch quảng cáo hoặc thuê các agency chuyên nghiệp. 

Mặc dù chi phí cao, nhưng nếu được triển khai đúng cách, các hoạt động quảng cáo trong chiến lược marcom có thể mang lại ROI (lợi tức đầu tư) vượt trội.

4. Mạng xã hội (Social Media)

Với hơn 4,48 tỷ người dùng trên toàn cầu, mạng xã hội là kênh marcom phổ biến nhất. Các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube, Tiktok có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng với chi phí thấp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể hợp tác với các influencer để tăng cường mức độ ảnh hưởng của marcom.

Đọc thêm: Social Media Marketing là gì? Chiến lược triển khai hiệu quả

5. Đề xuất từ khách hàng (Customer Recommendations)

Khách hàng có thể trở thành những người quảng bá thương hiệu miễn phí. Tiếp thị truyền miệng luôn là kênh marcom hiệu quả vì khách hàng thường tin tưởng vào đánh giá của bạn bè và người thân. 

Doanh nghiệp có thể thúc đẩy marcom thông qua chương trình giới thiệu, ưu đãi giảm giá hoặc chương trình khách hàng thân thiết. Từ đó biến khách hàng thành những người quảng bá thương hiệu miễn phí.

6. Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)

Hình thức này bao gồm việc gửi thông điệp được cá nhân hóa đến nhóm khách hàng đã được chọn trước. Doanh nghiệp sẽ cung cấp các ưu đãi như phiếu giảm giá, khuyến mãi hoặc quà tặng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

7. Khuyến mãi bán hàng (Sales Promotion)

Nhiều người tiêu dùng đăng ký nhận thông tin từ thương hiệu để cập nhật các chương trình giảm giá, khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt. Đây là cách hiệu quả để thu hút sự chú ý, tăng doanh số bán hàng và mở rộng tệp khách hàng.

Chiến lược Marcom là gì?

Chiến lược Marcom là kế hoạch tổng thể nhằm xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị một cách nhất quán và hiệu quả. Một chiến lược marcom thành công thường bao gồm:

  • Phân tích thị trường: Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu, xu hướng và đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định thông điệp cốt lõi: Xây dựng thông điệp độc đáo, phù hợp với giá trị thương hiệu.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Chọn lựa kênh phù hợp (digital, truyền hình, PR, …) dựa trên phân khúc khách hàng.
  • Đặt mục tiêu và đo lường hiệu quả: Xác định KPI, theo dõi ROI để đánh giá và điều chỉnh chiến dịch

Làm thế nào để tạo ra một chiến lược Marcom hiệu quả

Doanh nghiệp có thể tạo một chiến lược Marcom dài hạn với 6 bước đơn giản sau:

1. Xác định đối tượng mục tiêu

Không phải tất cả mọi người đều là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Hãy xác định các phân khúc khách hàng có nhu cầu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ. Cần xem xét các yếu tố như vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu và nghề nghiệp.

Việc xây dựng chân dung khách hàng (buyer persona) giúp doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng mục tiêu. Hãy mô tả chi tiết về công việc, vấn đề gặp phải và mục tiêu của họ.

Đọc thêm: Khách hàng mục tiêu & Các cách xác định hiệu quả nhất

2. Xác định đề xuất giá trị độc nhất (UVP – Unique Value Proposition)

UVP giúp doanh nghiệp khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đây là lý do khách hàng nên chọn thương hiệu của bạn thay vì thương hiệu khác. 

Ví dụ: Domino’s Pizza nổi bật với cam kết giao hàng nhanh trong vòng 30 phút.

3. Đưa ra giải pháp cho vấn đề của khách hàng

Liệt kê những khó khăn khách hàng gặp phải và đối chiếu với giải pháp mà sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp. Sử dụng thông tin này để tạo ra nội dung phù hợp với từng kênh tiếp thị.

4. Chọn kênh truyền tải thông điệp

Lựa chọn kênh tiếp thị phụ thuộc vào mục tiêu và sở thích của khách hàng. Một số kênh hiệu quả bao gồm website, blog, email marketing, thông báo đẩy trên web, chatbot, v.v.

5. Đo lường kết quả

Sau khi triển khai chiến lược, thương hiệu cần theo dõi và đánh giá hiệu quả. Các chỉ số đo lường sẽ giúp hiểu rõ hiệu suất của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

Các thách thức và cơ hội trong Marcom

Mặc dù Marcom mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng cũng tồn tại không ít thách thức:

Sự phân mảnh của kênh truyền thông:

Với quá nhiều kênh và định dạng nội dung, việc duy trì sự nhất quán của thông điệp là một thách thức lớn.

Sự thay đổi liên tục của công nghệ:

Xu hướng và công cụ tiếp thị số luôn thay đổi, yêu cầu doanh nghiệp phải luôn cập nhật và linh hoạt điều chỉnh chiến lược.

Đòi hỏi sự phân tích dữ liệu chính xác:

Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào công cụ phân tích và quản lý dữ liệu chuyên sâu.

Tuy nhiên, những thách thức này cũng mở ra cơ hội cho marcom:

Tối ưu hóa tiếp cận khách hàng:

Công nghệ số cho phép cá nhân hóa nội dung, từ đó nâng cao hiệu quả tương tác và chuyển đổi.

Khả năng đo lường và điều chỉnh nhanh: 

Các công cụ số giúp doanh nghiệp theo dõi và tối ưu chiến dịch một cách chính xác và kịp thời.

Sự lan tỏa mạnh mẽ của truyền thông 

Mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến tạo cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn với chi phí thấp.

Case Study: Ứng dụng Marcom trong các ngành tại Việt Nam

Dưới đây là một số case study tiêu biểu về ứng dụng marcom trong các ngành tại Việt Nam 

1. Ngành ngân hàng: TPBank – “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”

marcom

TPBank đã triển khai chiến dịch marcom nhằm truyền thông công nghệ eKYC, giúp khách hàng mở tài khoản trực tuyến nhanh chóng và an toàn. 

Chiến dịch này sử dụng dữ liệu hành vi khách hàng, kết hợp với đại sứ nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP và các kênh truyền thông số đa dạng (video, social media,…).

Kết quả:

  • Tăng 40% số người dùng mới trong nhóm tuổi 18-24.
  • Hơn 100 triệu lượt hiển thị quảng cáo, lượt tìm kiếm thương hiệu tăng 50%.

Nguồn tham khảo: Brands Vietnam – Case Study Ngân Hàng

2. Ngành mỹ phẩm & làm đẹp: Thương hiệu M.O.I của Hồ Ngọc Hà

marcom

Trong ngành mỹ phẩm, marcom được áp dụng để khẳng định định vị “mỹ phẩm trang điểm chuyên nghiệp” của thương hiệu M.O.I. 

Chiến dịch sử dụng sự kết hợp giữa hình ảnh của ngôi sao giải trí và truyền thông số trên mạng xã hội, cùng với influencer marketing, đã giúp thương hiệu tạo dấu ấn riêng biệt trong phân khúc cao cấp.

Kết quả:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo dấu ấn riêng trong phân khúc mỹ phẩm chuyên nghiệp.

Đọc thêm: Thương hiệu mỹ phẩm M.O.I của Hồ Ngọc Hà

3. Ngành bán lẻ & thời trang: Biti’s Hunter – Chiến dịch Co-Brand “Nameless Edition x Công Trí”

marcom

Biti’s Hunter đã áp dụng chiến lược marcom kết hợp với nhà thiết kế nổi tiếng Công Trí để ra mắt dòng sản phẩm “Nameless Edition”. 

Chiến dịch này tận dụng sự sáng tạo trong nội dung, TVC và các hoạt động truyền thông trên social media để tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.

Kết quả:

  • Tăng cường sự nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng trẻ năng động.
  • Doanh số bán hàng đạt được kết quả ấn tượng trong thời gian ngắn.

Đọc thêm: Biti’s Hunter – “Nameless Edition x Công Trí”

Marcom: Kết luận

Marcom (truyền thông tiếp thị) không chỉ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp mà còn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng hình ảnh, tạo dựng lòng tin và thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Một chiến lược Marcom hiệu quả đòi hỏi sự nghiên cứu thị trường tỉ mỉ, xác định đối tượng khách hàng rõ ràng và lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp. 

Hãy bắt đầu áp dụng ngay những phương pháp marcom để nâng cao giá trị thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing & Performance, liên hệ với CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.

Gợi ý cho bạn

Nâng tầm thương hiệu
ngay hôm nay!

Xây dựng kế hoạch và phát triển chiến lược Digital Marketing ngay hôm nay.

Trò chuyện với chuyên gia
Chào bạn
Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức bên dưới!
Contact Button Contact Button