Facebook Ads: Chiến lược tối ưu quảng cáo trực tuyến
Facebook Ads là gì? Trong thời đại số hóa hiện nay, Facebook trở thành nền tảng hàng đầu được nhiều doanh nghiệp chọn để triển khai chiến dịch quảng cáo với cơ hội tiếp cận hàng tỷ người dùng trên thế giới.
Vậy đâu là chiến lược Facebook hiệu quả và phù hợp? Triển khai các chiến lược này ra sao? Cùng CleverAds tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Facebook Ads là gì?
Facebook Ads là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến do Facebook cung cấp, cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các chiến dịch quảng cáo.
Đây là hình thức quảng cáo sản phẩm/dịch vụ có trả phí dưới dạng bài viết, hình ảnh, video, story,v.v.
Facebook Ads hỗ trợ nhiều tính năng và công cụ
Giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo, từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu và gia tăng doanh số.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà quảng cáo đều thành công trên Facebook.
Để triển khai quảng cáo hiệu quả, bạn cần hiểu rõ đối tượng bạn hướng tới là ai và cách nhắm mục tiêu bằng chiến lược nào sẽ hiệu quả.
Lợi ích của chiến dịch Facebook Ads
Tiếp cận đúng đối tượng người dùng
Facebook sở hữu 2.9 tỷ người dùng hàng tháng với đa dạng tệp khách hàng khác nhau, cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu dựa trên độ tuổi, giới tính, công việc và nhiều yếu tố khác.
Tất cả những thông tin cung cấp ở trên giúp quảng cáo được phân phối đến đúng đối tượng người dùng.
Đọc thêm: Facebook Marketing: Hướng dẫn toàn diện cho người mới
Khả năng lan truyền nhanh chóng
Facebook có khả năng lan truyền nhanh chóng nhờ tính kết nối cao giữa những người dùng. Chỉ cần một người tương tác với bài quảng cáo của bạn trên Facebook thì thông tin cũng sẽ được hiển thị trên bảng tin của bạn bè họ.
Bằng cách tự nhiên đó có thể lôi kéo sự chú ý và quan tâm của nhiều người tới Fanpage.
Ngoài ra, Facebook Ads còn giúp doanh nghiệp duy trì tương tác với khách hàng, nắm bắt thông tin nhanh về các vấn đề của khách hàng cũng như thông báo chiến dịch mới hiệu quả.
Tăng lượt truy cập website
Doanh nghiệp có thể tận dụng Facebook Ads để thu hút khách hàng truy cập website của mình.
Bởi, khi người dùng nhấp vào đường dẫn trên quảng cáo, họ có xu hướng thực hiện mua hàng cao hơn cũng như tìm hiểu thêm các sản phẩm khác và nội dung liên quan.
Facebook Ads tăng tỷ lệ chuyển đổi
Doanh số là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động quảng cáo tiếp thị. Facebook Ads cung cấp nhiều định dạng khác nhau để giúp nhà quảng cáo tiếp thị sản phẩm của mình đến với những người có nhu cầu.
Từ đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng có thực hiện giao dịch.
2. Chuẩn bị khởi chạy chiến dịch Facebook Ads
2.1. Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Trước khi chạy bất kỳ quảng cáo Facebook nào, hãy xác định rõ khách hàng mục tiêu của bạn là ai nhằm đảm bảo tiếp cận đúng người và tăng cơ hội thành công cho chiến dịch quảng cáo.
Đọc thêm: Thu hút khách hàng: Bật mí những chiến lược hiệu quả
Nghiên cứu hành trình khách hàng
Trên phương diện người làm quảng cáo, hãy khám phá xem vấn đề của khách hàng là gì, giải pháp ra sao và làm cách nào để biến bạn trở thành lựa chọn của họ, cuối cùng là mua hàng từ bạn.
Mỗi khách hàng sẽ có quá trình mua hàng khác nhau. Tuy nhiên, họ đều trải qua 3 giai đoạn chung: nhận thức, cân nhắc và quyết định.
Dựa trên từng giai đoạn trên, có thể điều chỉnh nội dung, ưu đãi và lời kêu gọi hành động (CTA).
Ví dụ:
Bạn muốn chạy quảng cáo cho sản phẩm kem dưỡng ẩm. Trong giai đoạn nhận thức, bạn có thể tạo một video ngắn về tình trạng da khô căng, thiếu ẩm.
Đến giai đoạn cân nhắc, bạn sẽ tập trung vào quảng cáo công dụng của kem dưỡng ẩm như cấp ẩm sâu, làm dịu da. Bao gồm feedback từ khách hàng đã sử dụng nhằm tăng tính xác thực cho sản phẩm.
Để tác động đến quyết định mua hàng, bạn có thể triển khai quảng cáo cung cấp các mức ưu đãi trong thời gian giới hạn cùng với một CTA rõ ràng để nhấn mạnh tính cấp bách và thôi thúc hành động mua ngay lập tức.
Phân khúc khách hàng Facebook Ads
Việc phân loại khách hàng dựa trên hành trình khách hàng nhằm mục tiêu quảng cáo các ưu đãi phù hợp cho từng đối tượng tại từng thời điểm thích hợp.
Điều này giúp đảm bảo quảng cáo tiếp cận đến đúng đối tượng có khả năng tương tác với doanh nghiệp, từ đó mở rộng cơ hội quảng cáo.
Lựa chọn chiến lược quảng cáo phù hợp với từng phân khúc khách hàng:
- Khách hàng mới: Những người lần đầu biết tới thương hiệu và có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
- Khách đã truy cập website nhưng rời đi: Sử dụng quảng cáo nhắm lại mục tiêu để nhắc nhở họ bạn có giải pháp cho vấn đề của họ.
- Khách truy cập trang đích: Họ có xu hướng đến một trang đích cụ thể và quan tâm một sản phẩm cụ thể.
- Khách bỏ giỏ hàng: Họ gần mua hàng nhưng có gì đó ngăn cản họ. Với đối tượng này, bạn chỉ cần nhẹ nhàng thúc đẩy họ hoàn tất mua hàng.
- Khách hàng trung thành: Họ yêu thích thương hiệu của bạn, đã từng mua và có ý định quay lại tiếp tục mua thêm.
2.2. Cài đặt Meta Pixel Facebook Ads
Meta Pixel (trước đây là Facebook Pixel) là một đoạn mã được cài đặt vào trang web của bạn để theo dõi các hoạt động của người dùng trên website đó.
Điều này giúp đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch, xác định được khách hàng tiềm năng và hiểu được quảng cáo nào thúc đẩy doanh số bán hàng.
Hơn nữa, thông tin dữ liệu mà Meta Pixel thu thập cho phép tối ưu hóa quảng cáo và nhắm mục tiêu đến những đối tượng có nhiều khả năng thực hiện hành động hơn.
Ví dụ:
Một khách hàng cụ thể thường xuyên thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng không mua, doanh nghiệp có thể tạo quảng cáo các ưu đãi nhắm tới họ để khuyến khích họ hoàn thành quá trình mua hàng.
3. Chiến lược Facebook Ads hiệu quả
3.1. Sáng tạo nội dung Facebook Ads
Trong một vài trường hợp, khách hàng chưa thực sự sẵn sàng mua hàng. Bạn nên xây dựng nội dung hữu ích để giải đáp thắc mắc và đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ.
Chẳng hạn, bạn cung cấp dịch vụ học tiếng Anh. Thay vì quảng cáo trực tiếp các khóa học giảm giá, bạn có thể đưa ra vấn đề của khách hàng như nâng cao kỹ năng tiếng anh, cải thiện kỹ năng nghe nói.
Bên cạnh đó, sử dụng hình ảnh học viên đang tham gia lớp học. Những nội dung như vậy sẽ khiến khách hàng cảm nhận được giá trị mà họ mong muốn.
3.2. Influencer Marketing
Ngày nay, những người có ảnh hưởng có tác động quan trọng đến quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Quảng cáo sử dụng influencer mang lại sự tin tưởng và tính xác thực cao hơn so với quảng cáo truyền thống.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lựa chọn influencer phù hợp với giá trị thương hiệu, đảm bảo mối quan hệ hợp tác diễn ra tốt đẹp và tạo sự kết nối chân thật đến khách hàng mục tiêu.
Qua đó, những nội dung quảng cáo do influencer tạo ra sẽ khuyến khích khách hàng tiềm năng tin tưởng và mua hàng.
Đọc thêm: Influencer Marketing là gì? Tổng quan kiến thức từ A đến Z
3.3. Xây dựng danh sách tiếp thị riêng
Doanh nghiệp có thể tự tạo nam châm thu hút khách hàng tiềm năng thông qua việc xây dựng danh sách tiếp thị riêng.
Sử dụng hình thức Lead Ads để chạy quảng cáo Facebook, ví dụ như “Đăng ký ngay khóa học miễn phí” hay “Nhận mẫu thử sản phẩm làm đẹp miễn phí”.
Điều này khiến khách hàng sẵn sàng đưa thông tin của họ cho bạn. Khi thu thập được email của khách hàng, bạn có thể đưa họ vào các chiến dịch email marketing một cách hiệu quả.
3.4. Định dạng quảng cáo video
Thống kê marketing năm 2024 cho thấy:
96% người dùng xem video giải thích để tìm hiểu về một sản phẩm. Và có đến 89% thừa nhận rằng họ quyết định mua hàng sau khi xem các video này.
Rõ ràng, kết hợp quảng cáo video trong các chiến dịch trên Facebook góp phần thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ và gia tăng lượt bán hàng.
3.5. Mini game & giveaway
Đôi lúc, việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo không phải lúc nào cũng tập trung vào doanh thu bán hàng.
Thay vào đó, chạy quảng cáo Minigame hoặc giveaway nhằm đưa ra các giải thưởng có giá trị cao giúp nâng cao nhận thức thương hiệu.
Việc này khuyến khích khách hàng tìm hiểu về thương hiệu và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Về lâu dài, nó sẽ mang lại giá trị hiệu quả bằng cách thu hút khách hàng tiềm năng vào kênh chuyển đổi.
3.6. Facebook Ads kết hợp AI
Kết hợp AI trong chạy quảng cáo Facebook không những hỗ trợ tối ưu hóa quy trình và hiệu suất quảng cáo mà còn mang lại những lợi ích lớn về thời gian và chi phí.
Điển hình như AI giúp phân phát quảng cáo theo nhiều ngôn ngữ với độ chính xác cao hơn so với Google Translate.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng AI như công cụ bổ trợ cho các hoạt động sáng tạo thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào nó.
Lời kết
Chiến lược quảng cáo trên Facebook sẽ không mang lại hiệu quả nếu bạn không xác định được thông điệp của mình hướng tới ai. Việc chuẩn bị trước khi triển khai quảng cáo là bước vô cùng quan trọng.
Hy vọng rằng những thông tin cung cấp ở trên sẽ giúp bạn tìm ra được chiến lược quảng cáo Facebook phù hợp cũng như áp dụng thành công cho chiến dịch.