Lập kế hoạch Marketing 2025: Hướng dẫn quy trình chi tiết
Lập kế hoạch Marketing là bước đầu quan trọng trong việc tối ưu chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Vậy quy trình lập kế hoạch Marketing gồm những bước nào? Doanh nghiệp cần lưu ý gì để lập kế hoạch Marketing hiệu quả? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu ngay trong bài viết này.
1. Tổng quan về lập kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing là mô tả chi tiết các hoạt động và chiến lược sẽ được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu Marketing.
Lập kế hoạch Marketing là quy trình các bước tạo và thực hiện một chiến lược tiếp thị. Bao gồm tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng mục tiêu cho đến phân tích và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Quá trình này hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, xác định các cơ hội trên thị trường và đạt được các mục tiêu Marketing.
Lợi ích của lập kế hoạch Marketing
Tối ưu hóa nguồn lực
Quá trình lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp phân bổ tài nguyên hợp lý, bao gồm nhân sự, tài chính và thời gian.
Qua đó, xác định được công việc quan trọng cần ưu tiên cũng như tận dụng tối đa nguồn nhân lực để đạt kết quả tốt nhất.
Xây dựng chiến lược
Kế hoạch Marketing rõ ràng giúp định hướng và phát triển chiến lược cụ thể như thông điệp, công cụ tiếp thị, kênh quảng cáo, v.v. nhằm tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu hiệu quả.
Truyền thông nội bộ
Những thông tin đầy đủ được thu thập trong kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai truyền thông nội bộ.
Từng cá nhân ở các bộ phận khác nhau đều nắm bắt được thông tin quan trọng và hành động dựa trên định hướng chiến lược có sẵn.
Đo lường hiệu quả
Kế hoạch Marketing bao gồm các mục tiêu cụ thể, tiêu chí và phương pháp đo lường cho chiến dịch. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ hiệu quả, điều chỉnh và cải thiện các hoạt động trong quá trình thực hiện.
Đọc thêm: 15 KPI Marketing mọi Marketer cần biết trong doanh nghiệp
Giảm thiểu rủi ro
Xây dựng kế hoạch Marketing yêu cầu quá trình phân tích thị trường và đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể dự đoán rủi ro tiềm ẩn và lên kế hoạch dự phòng khi cần thiết.
2. 07 bước lập kế hoạch Marketing chi tiết
2.1. Nghiên cứu thị trường
Trước hết, doanh nghiệp cần tiến hành tìm hiểu thị trường. Đây là cơ sở để quyết định chiến lược như lựa chọn thị trường, phân đoạn thị trường, phân phối kênh Marketing hiệu quả, v.v.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường (khảo sát, phỏng vấn, dữ liệu thứ cấp) để thu thập thông tin về thị trường, xu hướng, và hành vi khách hàng.
Ngoài ra, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm bắt rõ đối thủ và xác định được vị trí thương hiệu so với đối thủ và tìm ra cơ hội cũng như thách thức trong thị trường.
Dựa vào những thông tin trên, doanh nghiệp sẽ xây dựng được mô hình SWOT cho riêng mình, xác định điểm mạnh/yếu cũng như cơ hội và thách thức.
2.2. Xác định đối tượng khách hàng
Ở bước này, bạn nên phân khúc thị trường thành các nhóm khách hàng dựa trên đặc điểm chung như nhân khẩu học, tâm lý học hay hành vi.
Qua đó, xây dựng chi tiết chân dung khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, sở thích và thói quen mua hàng của họ, hỗ trợ tạo thông điệp và chiến lược Marketing phù hợp.
Chẳng hạn, một thương hiệu bán hàng xa xỉ có thể nhắm mục tiêu đến những khách hàng có thu nhập cao, những người xem trọng chất lượng và tính độc quyền.
2.3. Thiết lập mục tiêu Marketing
Doanh nghiệp không thể lập kế hoạch Marketing nếu không biết mục đích cuối cùng là gì. Bởi vậy, xác định mục tiêu cụ thể rất quan trọng trong định hướng quá trình về sau.
Các mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định những gì cần đạt được, quyết định về lựa chọn công cụ và kênh Marketing cũng như phân phối ngân sách và tài nguyên.Bao gồm: thu hút khách hàng mới, nâng cao nhận diện thương hiệu, tăng trưởng doanh thu hoặc tăng tỷ lệ chuyển đổi,v.v.
Xác định mục tiêu cụ thể dựa theo nguyên lý SMART như sau:
- Cụ thể (Specific): Xác định rõ ràng những gì cần đạt được.
- Đo lường được (Measurable): Thiết lập các tiêu chí để đánh giá hiệu quả.
- Khả thi (Achievable): Đảm bảo đạt được mục tiêu với nguồn lực hiện có.
- Thực tế (Relevant): Mục tiêu phải phù hợp và nhất quán với chiến lược kinh doanh tổng thể.
- Thời hạn (Time-bound): Xác định thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu.
Từ đó, đưa ra các chỉ số KPI cụ thể để đo lường tiến độ triển khai các mục tiêu. Chẳng hạn, số lượng khách hàng mới, doanh thu từ khách hàng hiện tại, tỷ lệ chuyển đổi, v.v.
2.4. Hoạch định chiến lược
Phát triển chiến lược tổng thể nhằm đáp ứng các mục tiêu tiếp thị và thu hút đối tượng mục tiêu, sử dụng chiến lược Marketing Mix 4Ps cho sản phẩm và 7Ps cho dịch vụ.
- Sản phẩm (Product): Sản phẩm/dịch vụ sẽ cung cấp, bao gồm thiết kế, chất lượng, tính năng, bao bì và nhãn hiệu, các tính năng, và lợi ích.
- Giá (Price): Xây dựng chiến lược giá, giảm giá và điều khoản thanh toán sao cho cạnh tranh và phù hợp với giá trị khách hàng nhận được.
- Phân phối (Place): Chọn các kênh phù hợp để phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
- Quảng cáo (Promotion): Lên kế hoạch cho các hoạt động quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng.
3 yếu tố bổ sung cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:
- Con người (People): Đảm bảo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, kỹ năng và thái độ phục vụ tốt.
- Quy trình (Process): Quy trình cung cấp dịch vụ tối ưu để đảm bảo hiệu quả và chất lượng.
- Bằng chứng vật lý (Physical Evidence): Xây dựng các yếu tố như bao bì, cửa hàng, website, v.v. giúp khách hàng tin tưởng và cảm nhận được chất lượng dịch vụ.
2.5. Tính toán ngân sách
Doanh nghiệp cần xác định chi phí cần thiết cho từng hoạt động Marketing như quảng cáo,thiết kế website, sự kiện, PR, Digital Marketing,v.v.
Hãy đánh giá tài chính tổng thể và xác định ngân sách có sẵn để đầu tư hoặc xem xét các nguồn tài chính khả dụng, nguồn vốn và dự đoán về doanh thu trong tương lai.
Từ đó, phân bổ ngân sách hợp lý, phù hợp cho từng kênh tiếp thị và hoạt động Marketing dựa trên mục tiêu và chiến lược đã đề ra.
2.6. Lập kế hoạch Marketing chi tiết
Đây là quá trình tạo kế hoạch hành động chi tiết sẽ được thực hiện trong chiến dịch Marketing.
Kế hoạch cần xác định thời gian rõ ràng cho từng hoạt động Marketing từ giai đoạn chuẩn bị đến triển khai và đánh giá.
Phân công từng thành viên trong đội ngũ Marketing chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ cụ thể. Đảm bảo mọi hoạt động được triển khai hiệu quả và đồng nhất.
2.7. Đánh giá và điều chỉnh
Bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch Marketing là đánh giá hiệu quả của kế hoạch sau khi triển khai các chiến thuật và chiến lược Marketing.
Doanh nghiệp nên theo dõi kế hoạch thường xuyên và đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình tiến hành chiến dịch.
Ngoài ra, cũng nên xem xét mọi thay đổi trong môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến kế hoạch, từ đó đưa ra điều chỉnh cần thiết.
3. Lưu ý trong lập kế hoạch Marketing
3.1. Mục tiêu không khả thi
Sai lầm lớn nhất dễ mắc phải của Marketers là luôn đặt ra kỳ vọng quá cao mà quên đánh giá mức độ khả thi của các mục tiêu.
Bởi, mục tiêu khả thi của kế hoạch Marketing là những con số, hiệu quả dự kiến có thể đạt được dựa trên tính toán logic và bối cảnh thực tế mà doanh nghiệp có thể triển khai.
Doanh nghiệp cần tỉnh táo, tránh đặt mục tiêu quá xa vời có thể dẫn đến không thực hiện được kế hoạch hoặc thực hiện kém hiệu quả, khó đạt được mục tiêu.
3.2. Lập kế hoạch Marketing thiếu nguồn lực triển khai
Quá trình triển khai chiến dịch Marketing bao gồm chuỗi các hoạt động khác nhau liên kết mật thiết với nhau. Do đó, một sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng lên cả quá trình.
Doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ về nguồn lực khi bắt đầu lập kế hoạch, đặc biệt là ngân sách và nhân lực. Với từng chiến lược nhỏ, bạn cần định sẵn nguồn lực hoặc có kế hoạch rõ ràng về nguồn lực để sẵn sàng triển khai.
3.3. Thiếu nhất quán và thiếu linh hoạt
Một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh cần có sự đồng thuận giữa các cấp quản lý cho đến nhân viên thực hiện. Nếu không có sự nhất quán giữa các cấp và các bộ phận triển khai thì rất khó để triển khai kế hoạch.
Hãy đảm bảo giao tiếp hiệu quả, hướng dẫn chi tiết và phân công rõ ràng, doanh nghiệp có thể xây dựng một môi trường làm việc đồng nhất và đạt được các mục tiêu marketing đề ra.
Thị trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và liên tục, một kế hoạch Marketing cần phải linh hoạt để thích ứng với những thay đổi đó.
Nếu doanh nghiệp không thường xuyên theo dõi cũng như không có sự linh hoạt trong kế hoạch của mình, có thể bỏ lỡ các cơ hội tiềm năng và mắc phải rủi ro không đáng có.
Lập kế hoạch Marketing: Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về quy trình xây dựng kế hoạch Marketing chi tiết cho doanh nghiệp.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà CleverAds cung cấp ở trên sẽ giúp bạn nắm được các bước đi đúng đắn để lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho chiến dịch.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!