Zalo Ads là gì? Từ A đến Z về Zalo Ads cho doanh nghiệp

Zalo Ads là gì? Từ A đến Z về Zalo Ads cho doanh nghiệp

Zalo Ads cũng mang đến rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Theo báo cáo của Q&Me, Facebook Messenger và Zalo là 2 ứng dụng tin nhắn được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Và Zalo hiện đang có mặt và được sử dụng bởi 100 triệu người dùng Việt Nam và thế giới. Cùng tìm hiểu về Zalo Ads nhé!

1. Quảng cáo Zalo (Zalo Ads) là gì?

Zalo là một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam với tính năng chính là kết nối bạn bè thông qua trò chuyện, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hoặc thiết lập gian hàng trực tuyến…

Zalo Ads là hệ thống mà Zalo cung cấp để chạy quảng cáo. Hệ thống này chạy trên tất cả các ứng dụng kết nối nằm trong hệ sinh thái Zalo như Zing-TV, Zing-MP3, Zing News, Báo Mới, Zalo Pay và Zalo Shop. 

Zalo Ads là hình thức quảng cáo trả phí nhằm đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến với đông đảo người dùng Zalo theo một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau như thu hút người dùng truy cập website, thu hút đối tượng mục tiêu. Đăng ký nhận thông tin hoặc tăng cường nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

2. Zalo Ads có hiệu quả không?

Nếu phải so sánh thì Zalo Ads vẫn chưa bắt kịp Facebook Ads hay Google Ads. Nhưng Zalo vẫn đang tích cực cải thiện và ngày càng hoàn thiện và hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.

Và theo thống kê, hiện nay Zalo đã có hơn 100 triệu người dùng. Báo cáo mới nhất của Decision Labs cũng cho biết: “Ở mảng Social Platform, trong năm Quý 1- 2021, Zalo đã vượt Facebook và Youtube trở thành mạng xã hội phổ biến với tỷ lệ sử dụng lên đến 94%”.

3. Ưu thế của chạy quảng cáo Zalo Ads

Từ đây có thể thấy việc chạy quảng cáo trên Zalo mang lại khá nhiều ưu điểm. Cụ thể:

3.1. Ít cạnh tranh, chi phí thấp

So với Facebook hay Google, Zalo Ads là một thị trường còn mới, còn ít người đầu tư. Trong khi nó có lượng người dùng cố định rất lớn. Từ đó mức độ cạnh tranh và chi phí cũng sẽ thấp hơn khá nhiều. 

3.2. Đa dạng nhóm khách hàng tiềm năng

Zalo cán mốc 100 triệu người dùng. Theo báo cáo Zalo, phần lớn nhóm người dùng thuộc độ tuổi lý tưởng từ 18-40 và về giới tính nam chiếm 62% và nữ chiếm 38%. Đây là phân khúc khách hàng có tỷ lệ mua hàng cực kỳ tốt nên quảng cáo trên nền tảng Zalo sẽ là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp tiếp cận.

3.3. Tỷ lệ tiếp cận người dùng lớn

Hỗ trợ tìm kiếm kết bạn với những bạn bè trong danh bạ điện thoại của mình hoặc tìm kiếm theo khu vực xung quanh, theo độ tuổi, giới tính trong bán kính 10km. Ngoài ra, nhờ tính năng thông báo đẩy thường xuyên của Zalo, các bài đăng mới của người quảng cáo trên Zalo thường được cập nhật liên tục tới những đối tượng khách hàng quan tâm. 

3.4. Dễ dàng kết nối với khách hàng

Nhờ vào nguồn số điện thoại khách hàng đã cung cấp, doanh nghiệp hay cửa hàng có thể dễ dàng chăm sóc khách hàng trước – trong và sau mua hàng. 

3.5. Dễ dàng thao tác, sử dụng

Các giao diện liên quan đến tạo, quản lý, báo cáo quảng cáo của Zalo rất đơn giản, thích hợp cho những người không quá giỏi về kỹ thuật. Zalo hiện đang là một nền tảng vô cùng tiềm năng. Và việc chạy quảng cáo Zalo (Zalo Ads) cũng mang đến rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp.

Zalo Ads

4. Các loại Zalo Ads phổ biến

Đến nay đã có 5 hình thức quảng cáo Zalo với các đối tượng nhắm mục tiêu khác nhau.

4.1. Hình thức Zalo Form 

Hình thức quảng cáo trên nền tảng Zalo là hình thức quảng cáo sau khi người dùng click vào CTA kêu gọi hoặc một hình ảnh quảng cáo sẽ hiện lên một form đăng ký với các thông tin chính như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại,… Nhằm tối ưu hóa số lượng và chất lượng chuyển đổi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được hiển thị ngẫu nhiên và xen kẽ trên hệ thống nền tảng Zalo App (Zalo news feed và Zalo article).

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng hình thức quảng cáo của Zalo. Một số ngành được phép sử dụng loại hình quảng cáo này như: Bất động sản, Giáo dục, Tài chính – kinh doanh, Sắc đẹp, Thể thao, Du lịch,..

Mỗi lĩnh vực trên được chia thành các phân ngành với các điều kiện quảng cáo riêng biệt. Và để chạy hình thức Zalo Ads này bắt buộc doanh nghiệp cần có một Zalo Official Account.

4.2. Khi nào bạn nên sử dụng hình thức quảng cáo trên Zalo?

Doanh nghiệp hay nhà quảng cáo nên cân nhắc sử dụng hình thức quảng cáo trên Zalo khi muốn tối đa hóa tỷ lệ người dùng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ của mình thông qua hình thức thu thập thông tin liên hệ. 

4.3. Hình thức Zalo Website Ads

Đây là hình thức quảng cáo thu hút người dùng click vào mẫu quảng cáo do doanh nghiệp tạo và điều hướng đến website. Nói cách khác, đây là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập vào website của mình.

Quảng cáo website trên Zalo sẽ được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên Zalo App và mạng Zalo (ZingMP3, BaoMoi, ZingNews…).

Xem thêm: Agency là gì? Top Agency Vietnam cập nhật mới nhất 2022

4.4. Quảng cáo Zalo tài khoản chính thức

Hình thức quảng cáo Zalo Official Account là hình thức quảng cáo hướng sự chú ý của người dùng vào trang Zalo Official Account của doanh nghiệp. Quảng cáo này giúp tăng mức độ tương tác của người dùng và tăng khả năng giới thiệu trang web của người dùng đến cộng đồng.

Tương tự như quảng cáo trên website, quảng cáo tài khoản chính thức Zalo cũng được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên ứng dụng Zalo và hệ thống mạng Zalo.

4.5. Quảng cáo video

Quảng cáo video là hình thức quảng cáo giúp tăng tương tác của người dùng tiềm năng một cách sinh động và trực quan. Hình thức quảng cáo này còn giúp doanh nghiệp đạt được sự quan tâm và tin tưởng của người dùng, hỗ trợ và nâng cao tỷ lệ mua hàng trên Zalo.

4.6. Quảng cáo bài viết, sản phẩm

Đây là hình thức quảng cáo nhằm thu hút người dùng tiềm năng tương tác. Từ đó click vào trang thông tin sản phẩm của doanh nghiệp trên tài khoản Zalo chính thức (Zalo OA).

Tương tự như hai hình thức quảng cáo trên Zalo OA và quảng cáo video. Quảng cáo sản phẩm trên Zalo sẽ được phân phối ngẫu nhiên và hiển thị trên hệ thống Zalo app và Zalo Network.

5. Cách tính phí Zalo Ads

Cũng giống với các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay, cách tính phí trên Zalo Ads là hình thức đấu thầu trực tiếp giữa các nhà quảng cáo cùng tham gia quảng cáo trên hệ thống. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn hình thức trả phí phù hợp.

Trong đó có 4 cách tính chủ yếu:

  • CPC – Cost Per Click: Lượt nhấn 
  • CPA – Cost Per Action: Lượt hành động 
  • CPM – Cost Per Mille: Lượt hiển thị 
  • CPV – Cost Per View: Lượt xem 

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân phối Zalo Ads

Một số yếu tố phổ biến nhất ảnh hưởng đến việc phân phối Zalo Ads các doanh nghiệp nên cân nhắc để tối ưu hóa độ phủ của các chiến dịch quảng cáo đang chạy.

6.1. Chỉ số CTR

Theo thông tin từ Zalo, chỉ số CTR được cho là ổn định khi dao động trong khoảng 0,7% – 0,9%.

6.2. Giá thầu

Giá thầu thấp sẽ hạn chế việc phân phối quảng cáo. Do đó dẫn đến số lần nhấp chuột vào quảng cáo thấp hơn. 

6.3. Tiền duy trì tài khoản

Để đảm bảo chiến dịch quảng cáo không bị ngừng phân phối đột ngột, doanh nghiệp hoặc tổ chức nên chuẩn bị số tiền trong tài khoản quảng cáo lớn hơn hoặc bằng tổng ngân sách dự kiến ​​sẽ chạy.

6.4. Tiền tạm giữ

Sau khi hoàn thành các bước thiết lập quảng cáo sẽ được phê duyệt. Đối với quảng cáo Zalo, hệ thống sẽ giữ lại một số tiền nhất định nhằm mục đích đảm bảo ngân sách phân phối của các chiến dịch quảng cáo hiện có. Các nhà quảng cáo có thể kiểm tra trong phần thông tin người dùng để đảm bảo rằng các quảng cáo trên đã được giữ tiền hay chưa.

Xem thêm: Creative Agency là gì? Top 5 Creative Agencies tại Việt Nam

7. Hướng dẫn cách tạo tài khoản Zalo Ads

7.1. Cách tạo tài khoản nhanh Zalo Ads

zalo ads

Bước1: Vào trang Zalo Ads.

Bước2: Chọn Bắt đầu với Zalo Ads để tiến hành đăng nhập tài khoản Zalo của bạn.

Bước3: Sau khi đăng nhập, hệ thống yêu cầu bạn xác nhận thông tin. Chọn Khách hàng cá nhân hoặc chọn Tổ chức/doanh nghiệp.

Bước4: Điền thông tin theo mẫu. Đọc thông tin hợp đồng và tick chọn vào ô “Tôi đã đọc và đồng ý với các điều khoản nêu trên”.

Bước5: Chọn Xác nhận thông tin. Chọn OK trong bảng thông báo cập nhập hợp đồng thành công.

7.2. Hướng dẫn chi tiết cách tạo tài khoản Zalo Ads

Bước1: Truy cập vào trang Zalo Ads 

Chọn Đăng nhập để đăng nhập vào tài khoản Zalo của bạn. Trên máy tính bạn chọn Bắt đầu với Zalo Ads. Đăng nhập Zalo Ads

Bước2: Sau khi đăng nhập, hệ thống yêu cầu bạn xác nhận thông tin. Chọn Khách hàng cá nhân hoặc chọn Tổ chức/doanh nghiệp.

Bước3: Điền thông tin theo mẫu: Họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ, ngành nghề. Chọn thông tin bạn biết đến Zalo từ đâu.

Bước4: Đọc thông tin hợp đồng và tick chọn vào ô “Tôi đã đọc và đồng ý với các điều khoản nêu trên” trong mục Thông tin hợp đồng.

Bước5: Chọn Xác nhận thông tin.

Bước6: Chọn OK trong bảng thông báo cập nhập hợp đồng thành công.

Như vậy, bạn đã thành công tạo tài khoản quảng cáo Zalo Ads rồi. Hãy bắt đầu tạo quảng cáo ngay nhé.

Kết luận

Zalo Ads đang được đánh giá là có tiềm năng hơn so với Facebook ads và Google Ads đối với thị trường Việt Nam hiện tại. Hi vọng nội dung trên hữu ích và giúp bạn đọc hiểu rõ về các hình thức quảng cáo mà nền tảng Zalo đang cung cấp cũng như cách thức áp dụng vào thực tế doanh nghiệp để tăng sức ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng. 

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds