Xây dựng thương hiệu: Một số xu hướng nổi bật trong tương lai

Xây dựng thương hiệu: Một số xu hướng nổi bật trong tương lai

Xây dựng thương hiệu đang là khái niệm được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong thời đại 4.0 nay. Không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt việc này bởi xây dựng thương hiệu là việc khởi đầu của mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu gia nhập thị trường.

1. Tổng quan xây dựng thương hiệu

1.1 Khái niệm xây dựng thương hiệu 

Xây dựng thương hiệu là việc khởi đầu của mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu gia nhập thị trường. Để có một thương hiệu tốt doanh nghiệp cần có một dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng, mục tiêu chính là để khách hàng phân biệt được thương hiệu của doanh nghiệp với đối thủ cùng ngành, giúp tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình xây dựng thương hiệu có thể bao gồm: việc thiết kế các yếu tố hình ảnh, thông điệp, giá trị cốt lõi và trải nghiệm tổng thể.

1.2 Danh tính khi xây dựng thương hiệu

Danh tính thương hiệu không chỉ bao gồm logo, màu sắc và khẩu hiệu, mà còn phản ánh bản chất và giá trị của doanh nghiệp.

Nhận diện thương hiệu:

Bao gồm logo, màu sắc, phông chữ, khẩu hiệu và các yếu tố hình ảnh khác để tạo ra một diện mạo thống nhất và dễ nhận biết.

Giá trị cốt lõi:

Những giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh mà thương hiệu cam kết mang lại cho khách hàng.

Thông điệp thương hiệu:

Cách thức mà thương hiệu truyền tải giá trị và câu chuyện của mình đến khách hàng, thường thông qua quảng cáo, chiến dịch marketing, và nội dung truyền thông.

Đọc thêm: Slogan là gì? Tầm quan trọn trong chiến lược Branding

Trải nghiệm khách hàng:

Cảm nhận của khách hàng về thương hiệu thông qua việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ và cách mà họ được phục vụ.

Uy tín thương hiệu:

Danh tiếng và niềm tin mà khách hàng đặt vào thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và sự minh bạch trong giao tiếp.

Để xây dựng thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ, doanh nghiệp có thể xem xét kết hợp các yếu tố như nghệ thuật đồ hóa, phong cách sáng tạo hoặc chủ đề độc đáo.

Ví dụ thực tế: Heinz Ketchup – “Draw Ketchup” Campaign (2021)

xay-dung-thuong-hieu-1

Trong chiến dịch 2021, Brand đã yêu cầu mọi người vẽ chai tương cà từ trí nhớ. Kết quả là hầu hết người tham gia đều vẽ chai tương cà với hình ảnh mang tính biểu tượng của thương hiệu Heinz, sau đó Heinz đã sử dụng những bức vẽ này để làm bao bì cho các sản phẩm.

Với chủ đề sáng tạo này, Heinz không những khẳng định vị trí trên thị trường, còn xây dựng thương hiệu gần gũi trong lòng người tiêu dùng.

1.3 Mô hình xây dựng thương hiệu

Mô hình Aaker

Mô hình xây dựng thương hiệu của David Aaker, bao gồm các yếu tố như nhận diện thương hiệu, liên kết thương hiệu, và giá trị thương hiệu.

Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc cải tiến, nghiên cứu phát triển (R&D) và áp dụng các công nghệ mới. Độc đáo hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng thông điệp tiếp thị nhấn mạnh chất lượng sản phẩm.

Ví dụ:

Thị trường trong nước, Thương hiệu Toyota Việt Nam đã làm tốt việc xây dựng thương hiệu với chất lượng cao qua cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi.

Trên Fanpage Facebook cũng thường xuyên đăng tải những chương trình hấp dẫn, thông điệp, hình ảnh gần gũi để thu hút khách hàng.

Xây dựng thương hiệu
(Fanpage: Toyota Việt Nam)

Mô hình Keller

Mô hình xây dựng thương hiệu của Kevin Lane Keller chủ yếu tập trung vào sự nhận diện và sự kết nối của thương hiệu với khách hàng.

Được biểu thị bằng Kim tự tháp Keller với 4 tầng tương ứng với các yếu tố tạo dựng tài sản thương hiệu:

  • Tầng 1: Nhận diện thương hiệu (Brand Identity)
  • Tầng 2: Ý nghĩa thương hiệu (Brand Meaning)
  • Tầng 3: Phản hồi thương hiệu (Brand Response)
  • Tầng 4: Cộng hưởng thương hiệu (Brand Resonance)

Mô hình Brand Resonance

Mô hình Brand Resonance đại diện cho mức độ tương tác và kết nối cao nhất, nằm trong phần quan trọng của mô hình Keller. Đo lường mức độ trung thành, sự gắn kếtcảm xúc sâu sắc mà khách hàng dành cho thương hiệu.

Để đạt được cộng hưởng thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ từng bước qua các giai đoạn, từ nhận diện thương hiệu đến sự trung thành, tương tác và cảm xúc mạnh mẽ.

Ví dụ thực tế: Apple

Chắc hẳn nhà táo rất tự hào vì sự cộng hưởng của những khách hàng quá tốt trong việc xây dựng thương hiệu. Thường xuyên chịu chơi những showroom lớn để tạo sự gắn kết cộng đồng, duy trì tương tác bằng cách hiểu nhu cầu khách hàng khiến cho ‘fan’ của thương hiệu luôn sẵn sàng chờ đón và mua các sản phẩm mới.

Xây dựng thương hiệu
(Apple Store tại Kuala Lumpur)

2. Xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trong vài năm tới

2.1. Xây dựng thương hiệu bền vững

Xu hướng xây dựng thương hiệu bền vững là như thế nào?

Trong tương lai, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu tập trung vào sự bền vững và trách nhiệm xã hội, cụ thể hơn là sự cam kết bảo vệ môi trường và cộng đồng để tạo ra giá trị lâu dài và thu hút khách hàng.

Đọc thêm: Cập nhật: Xu hướng thị trường mới nhất hiện nay

Xây dựng thương hiệu trong bối cảnh sẽ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng:

Người tiêu dùng hiện đại ngày càng có ý thức về môi trường và xã hội. Họ ủng hộ những thương hiệu thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh.

Xây dựng thương hiệu bền vững giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý và tránh các rủi ro về hình ảnh được đặt ra bởi chính phủ và tổ chức quốc tế.

Doanh nghiệp bền vững không chỉ giúp thu hút khách hàng có ý thức xã hội mà còn có thể tiết kiệm chi phí lâu dài qua việc giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa năng lượng và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

2.2. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Ngày nay thương hiệu cá nhân đang trở thành một xu hướng nổi bật, đặc biệt đối với doanh nhân và Influencer. Xây dựng thương hiệu cá nhân giúp tạo dựng sự tín nhiệm và kết nối mạnh mẽ hơn với cộng đồng. Trong tương lai, xu hướng xây dựng thương hiệu cá nhân có thể sẽ tiếp tục phát triển theo các hướng sau:

Sử dụng AI và dữ liệu cá nhân hóa

Cá nhân sẽ có thể sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu cá nhân hóa để tối ưu hóa cách họ truyền tải thông điệp, quản lý hình ảnh và mở rộng tầm ảnh hưởng.

Chuyển đổi số và nền tảng cá nhân

Việc xây dựng các nền tảng cá nhân như trang web riêng, ứng dụng hoặc cộng đồng trực tuyến sẽ trở nên quan trọng hơn.

Chia sẻ hành trình cá nhân

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự minh bạch và tính chân thật. Do đó, những cá nhân chia sẻ hành trình, thất bại và thành công của họ sẽ thu hút được sự chú ý và lòng tin từ cộng đồng.

3. Chiến lược sáng tạo trong xây dựng thương hiệu 

3.1. Chiến lược Marketing 

Trải Nghiệm Khách Hàng

Trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Đảm bảo rằng từ dịch vụ khách hàng đến giao diện người dùng, tất cả đều được thiết kế để mang lại sự hài lòng tối đa.

Áp dụng cách này, Netflix đã mang tới trải nghiệm cá nhân hóa theo sở thích cho khách hàng. Netflix tạo ra một giao diện dễ dùng, có thể dễ dàng điều chỉnh trên mọi thiết bị từ TV, điện thoại đến máy tính bảng, đảm bảo trải nghiệm mượt mà ở mọi nơi.

Xây dựng thương hiệu

Sử Dụng Công Nghệ Mới

Chắc chắn không thể thiếu việc áp dụng công nghệ vào chiến lược xây dựng thương hiệu, là một điểm mới cho những trải nghiệm sản phẩm độc đáo.

AI có thể giúp phân tích dữ liệu khách hàng để dự đoán nhu cầu của họ, trong khi VR có thể tạo ra các trải nghiệm tương tác thú vị như tham quan ảo hoặc trải nghiệm sản phẩm trước khi mua.

Chiến Lược Nội Dung

Chiến lược nội dung có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau, từ bài viết blog, video, infographic đến webinar hoặc podcast. Điều quan trọng là phải chọn loại nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu và cách họ tiêu thụ thông tin.

Nội dung trong các bài viết, thông điệp phải giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải hoặc cung cấp giá trị mà họ quan tâm. Thay vì chỉ quảng cáo sản phẩm, hãy tập trung vào việc chia sẻ thông tin hữu ích.

Để làm được như vậy nội dung cần phải phù hợp với sở thíchnhu cầu của khách hàng mục tiêu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và hiểu rõ đối tượng khách hàng: họ thích tìm kiếm thông tin ở đâu, họ có thói quen tiêu thụ nội dung như thế nào?

Ví dụ:

Nếu đối tượng khách hàng trong chiến dịch là người trẻ tuổi, có thể tập trung vào video ngắn trên TikTok hoặc infographic dễ tiếp cận trên Instagram.

Nên khuyến khích khách hàng tương tác, đặt câu hỏi hoặc chia sẻ ý kiến. Điều này không chỉ giúp tạo sự kết nối mà còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng.

Ví dụ:

Khi kết thúc một bài viết blog có thể để bằng câu hỏi mở: Còn bạn thì sao?… khuyến khích người đọc chia sẻ ý kiến hoặc kinh nghiệm cá nhân.

Để đảm bảo nội dung dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần tối ưu hóa nó cho công cụ tìm kiếm.

3.2. Câu chuyện thương hiệu 

Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu chắc hẳn sẽ có những khó khăn mà doanh nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều, vậy thì sao các Marketer không tận dụng điểm này để làm một điểm sáng cho doanh nghiệp.

Một câu chuyện mạnh mẽ không chỉ truyền tải thông điệp mà còn tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng.

3.3. Tinh chỉnh dựa trên phản hồi

Phản hồi từ khách hàng là nguồn thông tin quý giá để cải thiện thương hiệu. Hãy lắng nghe và sử dụng phản hồi để  xây dựng thương hiệu trở nên phù hợp hơn.

4. Tổng kết

Tóm lại, xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số yêu cầu sự sáng tạo và đổi mới liên tục.

Các chiến lược sáng tạo, trải nghiệm khách hàng và công nghệ tiên tiến là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nổi bật và kết nối với khách hàng. Đừng ngần ngại áp dụng các phương pháp mới và điều chỉnh khi cần thiết để giữ cho thương hiệu của doanh nghiệp luôn phù hợp và hấp dẫn.

Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!

    Connect With CleverAds