Viral Video Marketing: Định nghĩa, lợi ích và xu hướng hiện nay

Viral Video Marketing: Định nghĩa, lợi ích và xu hướng hiện nay

Viral video marketing đang là chủ đề sôi nổi, “nở rộ” trên các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội. Đây là phương thức marketing nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Bất kỳ một marketer nào cũng mong muốn xây dựng thành công một video marketing có tính ‘viral’ trên các nền tảng xu hướng.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp định nghĩa, lợi ích của một viral video marketing cùng những xu hướng đang thịnh hành.

1. Viral video Marketing là gì?

Viral video marketing là hình thức truyền thông bằng các nền tảng trực tuyến với định dạng video. Mục đích:

  • Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
  • Gợi nhớ, nhắc lại (repetition) hình ảnh thương hiệu

viral video marketing

Kịch bản Viral Video Marketing vô cùng đa dạng

Từ video giàu ý nghĩa và tính nhân văn, khơi gợi sự đồng cảm. Đến video nội dung giải trí, hài hước, có tính thương mại cao. Lựa chọn nội dung phụ thuộc vào thị hiếu công chúng mục tiêu và mức tương hợp nhóm ngành của doanh nghiệp. Thông thường, sản phẩm viral video marketing không giới hạn thời lượng. Tuy nhiên, để tăng sự chú ý, một video cô đọng sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn.

2. Viral video Marketing có vai trò gì trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp?

2.1. Tăng nhận diện thương hiệu bằng sự phủ sóng trên mạng xã hội

Nếu nội dung của viral video vừa truyền tải được thông điệp và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, vừa tạo giá trị cho người xem, thì thương hiệu sẽ thành công trên con đường tiếp cận trái tim và để lại ấn tượng sâu sắc giữa một thị trường đầy màu sắc.

2.2. Khả năng truyền tải lượng lớn thông điệp

Thời gian trung bình để một người đọc 200-300 từ là 1 phút. Vậy nên, sẽ rất khó để một người dành khoảng 5 phút để đọc một bài quảng cáo dài 1000 từ. Tuy vậy, kịch bản gồm 1000 từ được truyền đạt trong một video sẽ diễn ra rất nhanh.

Vì vậy, viral video marketing giúp content creator (người xây dựng nội dung) tóm gọn và diễn tải lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn mà không khiến người xem mất hứng.

2.3. Tiếp cận với mọi đối tượng, mọi độ tuổi, giới tính

Không kể già trẻ, gái trai, người xem có xu hướng dành nhiều thời gian để nghe hơn để đọc. Họ có thể nghe nhạc vì thích giai điệu hay, nghe thời sự vì nhiều thông tin có ích, nhưng hiếm đọc một bài quảng cáo vì doanh nghiệp muốn bán hàng. 

Kết hợp với lên kịch bản có nội dung lí thú, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận audience hơn vì đưa họ lựa chọn họ ưu thích.

3. Xu hướng của viral video marketing hiện nay

3.1. Nội dung định hình phong cách trên TikTok

Định dạng video ngắn và tự giải thích giúp truyền đạt đầy đủ thông tin trong thời gian ngắn. Đồng thời, lôi kéo người xem tiếp tục tìm hiểu những nội dung tương tự từ doanh nghiệp.

viral video marketing

3.2. User-generated video – Nội dung do người dùng tạo

Người dùng sản phẩm, dịch vụ sẽ quay video marketing để mô tả trải nghiệm thực nhằm tạo niềm tin cho khách hàng. Vì người xem có xu hướng tin tưởng review từ người dùng giống mình hơn là quảng cáo từ nhãn hàng.

3.3. Storytelling

Kể chuyện là xu hướng xây dựng viral video marketing với những mẩu chuyện gây được tình cảm từ người xem. Nó liên kết chặt chẽ tới doanh nghiệp.

Bằng công thức đánh vào sự tò mò của khán giả, thương hiệu có thể nhanh chóng tăng views (lượt xem) và tăng độ tương tác (interaction) với kênh truyền thông.

3.4. Behind-the-scenes video (Phía sau cánh gà)

Hoạt động thường ngày của phòng nghiên cứu sản phẩm, quy trình sản xuất tại nhà máy, cách nhân viên làm việc và tương tác là một vài ví dụ. Chứng kiến sự tận tâm với công việc cùng sự đầu tư tâm huyết cho sản phẩm, dịch vụ giúp tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

viral video marketing

3.5. Livestream – Phát trực tiếp

Trò chuyện, tương tác trực tiếp với khán giả là cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa người bán và người mua. Xu hướng này đã phát triển nhanh vượt bậc trong thời kỳ Covid-19 mà đem lại doanh thu đáng kể qua việc bán hàng trực tuyến và tổ chức event.

3.6. Chia sẻ kiến thức

Xây dựng viral video marketing truyền tải thông tin hữu ích như cách sử dụng sản phẩm, phương pháp chạy quảng cáo hiệu quả, bài học thành công, bài học thất bại, etc.

>> Đọc thêm: Quy trình sản xuất Video Marketing và Gợi ý công ty uy tín

4. Tiêu chí đánh giá thành công của chiến dịch viral video marketing

4.1. Views – Lượt xe của Viral video marketing

Lượt xem là số lần người dùng thấy được video marketing của bạn, hay còn gọi là lượt tiếp cận.

Tiêu chí này nên được liên tục theo dõi nếu mục tiêu chiến dịch của bạn là tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, đối với người làm marketing, bạn nên chú ý đến sự khác biệt trong cách tính lượt xem của từng nền tảng mạng xã hội để tăng hiệu quả của viral video marketing.

4.2. Tỷ lệ phát video (Play Rate)

Tỷ lệ phát là tỷ lệ phần trăm (%) số người đã phát video của bạn chia cho số lần video hiển thị.

Số liệu này giúp tìm ra mức độ phù hợp hoặc hấp dẫn của video đối với khán giả. Nếu hàng nghìn người thấy video của bạn nhưng chỉ một số ít người bấm phát video, thì đã đến lúc tối ưu hóa và thay đổi nội dung viral video marketing của bạn.

4.3. Tương tác mạng xã hội

Chia sẻ và bình luận (Share và comment) là những tính năng nổi bật trên mạng xã hội. Đây là những chỉ số báo tốt về mức độ phù hợp của nội dung với đối tượng mục tiêu. Nếu người xem video của bạn dành thời gian chia sẻ video đó, thì có thể content viral video marketing bạn tạo gây ấn tượng lớn với người xem. 

Lượt chia sẻ (share) trên mạng xã hội cũng rất quan trọng. Vì số lần chia sẻ video càng nhiều thì số lượt xem video sẽ càng cao. Nếu mục tiêu của bạn là tiếp cận nhiều người, thì lượt chia sẻ trên mạng xã hội là một thước đo tốt để theo dõi.

4.4. Video Completions – Lượt xem trọn nội dung

Lượt xem hoàn thành là số lần người dùng phát toàn bộ video của bạn. Số liệu này được cho là đáng tin cậy hơn số lượt xem khi đánh giá mức độ thành công của video.

4.5. Completion Rate – Tỷ lệ xem trọn nội dung video viral marketing

Tỷ lệ hoàn thành được tính bằng số người dùng xem toàn bộ video của bạn chia cho số người chỉ phát video đó.

Chỉ số này có khả năng giúp đánh giá phản ứng của người xem. Trong trường hợp tỷ lệ này của bạn thấp, bạn cần xem lại content trên viral video marketing của mình. Có thể chúng không gây được tiếng vang và để lại ấn tượng sâu sắc.

4.6. Tỷ lệ nhấp chuột (Click-through Rate)

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là số lần người dùng nhấp vào lời kêu gọi hành động (Call-To-Action) của bạn chia cho số lần viral video marketing được xem.

CTR hỗ trợ thông báo về mức độ hiệu quả của video trong việc khuyến khích mọi người thực hiện hành động với chiến dịch bạn đang thực hiện. Nếu CTR của bạn thấp, hãy xem xét sửa đổi thiết kế hoặc bản sao CTA.

4.7. Tỷ lệ chuyển đổi của Viral video marketing (Conversion Rate)

CR là số lần khách truy cập hoàn thành hành động mong muốn của bạn chia cho số lần nhấp vào CTA của bạn.

Nếu mục tiêu của bạn là để người xem hoàn thành một hành động như đăng ký dùng thử miễn phí, hãy thử thêm video vào trang đích (Landing Page) của bạn để xem tỷ lệ chuyển đổi có tăng hay không.

4.8. Tỷ lệ thoát và thời gian ở lại trang (Bounce Rate và Time-on-Page)

Tỷ lệ thoát trang và thời gian người xem ở lại trang thể hiện được mức độ phù hợp của viral video marketing với đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: 100 người truy cập website và 72 người thoát ra. Vậy bounce rate hiện tại là 72%. Để trang đích hoạt động hiệu quả, bounce rate cần nằm trong khoảng 15-20%, tức 15-20 người thoát trang.

Thời gian ở lại trang song hành cùng tỷ lệ thoát. Nếu tỉ lệ thoát tăng, thì time-on-page giảm, và ngược lại. Khi chỉ số ở mức an toàn, chiến dịch viral video marketing phù hợp với target audience và điều hướng thực hiện hành động tiếp theo.

5. Lời kết Viral Video Marketing

Bài viết trên chia sẻ đến các bạn đôi nét kiến thức về viral video marketing, sức mạnh của việc vận dụng viral video marketing và xu hướng hiện nay.

Doanh nghiệp cần các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds