USP là gì? 5 bước xây dựng USP cho sản phẩm thành công

USP là gì? 5 bước xây dựng USP cho sản phẩm thành công

USP là gì? Khi nói đến chiếm lĩnh thị trường, USP là yếu tố không thể thiếu. Marketer cần hiểu rõ bản chất và xác định USP của sản phẩm doanh nghiệp sở hữu. Cùng tìm hiểu chi tiết USP là gì? qua bài viết dưới đây.

1. USP là gì?

USP (Unique Selling Point) là những đặc điểm độc nhất, không trùng lặp của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Là nét độc đáo, sự khác biệt, đặc biệt về dấu ấn thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.

USP là yếu tố người tiêu dùng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Đó có thể được đại diện bởi: chất liệu, giá cả, sự tiên phong, v.v.

Trong Marketing, nếu USP được truyền tải một cách đồng nhất, cụ thể

Nó sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh và chiến thuật thu hút người tiêu dùng. Sử dụng USP một cách hiệu quả sẽ khẳng định vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, giúp việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn.

2. Lợi ích của USP là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin tạo điều kiện cho Marketing Online phát triển vượt trội. USP càng có vị trí quan trọng để thiết lập chiến lược kinh doanh. Vậy lợi ích của USP là gì?

USP la gi

2.1. Xây dựng chiến dịch hiệu quả

Sở hữu USP tốt, oanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược truyền thông sản phẩm. Quá trình tiếp thị cần chú trọng vào đặc điểm riêng biệt của sản phẩm, tác động tâm lý mua hàng.

Lợi thế thiết lập nội dung quảng cáo với USP là gì?

Giúp người xem ghi nhớ và ấn tượng về hình ảnh, đặc điểm riêng của sản phẩm.

Đây chính là một yếu tố không thể thiếu khi triển khai quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Và vì thế, sẽ giúp chiến dịch ghi dấu ấn và tạo niềm tin với khách hàng. Ngoài ra, nếu quảng cáo được liên kết với USP tốt sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (CVR).

Xem thêm: CVR là gì ? 4 cách tăng CVR cho Marketer

2.2. Lợi thế cạnh tranh với USP là gì?

Nói đơn giản, khi có 2 sản phẩm cùng loại được bày bán trên thị trường. Nếu trong đó 1 sản phẩm có đặc điểm nổi trội hơn về giá cả, thành phần thì chắc chắn sẽ được lựa chọn nhiều hơn.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, không mặt hàng nào là duy nhất

Doanh nghiệp phải liên tục đối đầu nhau. Đâu là lợi thế để doanh nghiệp sử dụng đối đầu với đối thủ kinh doanh ? Đó chính là liên tục xây dựng và phát triển USP cho sản phẩm/dịch vụ. Các doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế ưu tiên cho sản phẩm/dịch vụ. Kích thích khả năng tăng trưởng, từ đó giữ vững vị thế trên thị trường.

3. Quy trình 5 bước xác định USP là gì?

Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp?

Một sai lầm phổ biến trong kinh doanh là định vị mọi đặc điểm cho sản phẩm. Khách hàng phải thu nhận quá nhiều thông tin. Họ không nhớ điểm nổi bật của sản phẩm.

Do đó, hãy tập trung vào điểm độc nhất. Dưới đây là 5 bước xác định USP cho sản phẩm, dịch vụ thống lĩnh thị trường.

3.1. Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Để hiểu khách hàng, trước tiên, hãy đặt bản thân vào vị trí của họ. Từ đó tìm ra sở thích, thái độ, yếu tố quyết định mua sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Hành vi người tiêu dùng là gì? Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu

Ở bước này, cần phối hợp với Bộ phận Chăm sóc khách hàng và những Chuyên gia tâm lý. Đặc biệt, hãy gia tăng sự trò chuyện với khách hàng để làm rõ điều họ quan tâm.

Đặt câu hỏi:

  • Họ kỳ vọng điều gì ở thương hiệu?
  • Điểm đau, rào cản mua của khách hàng là gì?
  • Mức giá họ mong muốn/ sẵn sàng chi trả?

USP_la_gi_5_bước_xây_dựng_USP_cho_sản_phẩm_thành_côngVí dụ:

Doanh nghiệp kinh doanh túi xách dành cho nữ. Những câu hỏi có thể sửi dụng là:

  • Dịp đặc biệt, hoàn cảnh sử dụng?
  • Độ tuổi nào phù hợp kiểu dáng, mẫu mã nào?
  • Sức chứa?
  • Kiểu dáng, màu sắc, chất liệu yêu thích?
  • Phong cách (định hướng) hướng thời trang?

Đặt câu hỏi cụ thể, sát với cuộc sống của khách hàng là phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu tốt nhất. Kết quả nghiên cứu có sự chi tiết và khắc họa rõ chân dung khách hàng mục tiêu.

Xem thêm: Tâm lí khách hàng

3.2. Đóng vai và trả lời câu hỏi

Sau khi đã lập được danh sách các câu hỏi chi tiết về sản phẩm và chân dung khách hàng.

Tiếp theo, việc trả lời các câu hỏi đó sẽ giúp bạn khắc họa được USP phù hợp. Cần có đánh giá khách quan. Cuối cùng, sẽ rút ra được những điểm cần cải thiện trong sản phẩm của mình.

3.3. Hiểu mong muốn – USP là gì

Sau khi trả lời câu hỏi, bạn cần kết luận insight khách hàng. Tổng hợp, chọn lọc thông tin hữu ích có thể sử dụng để phát triển USP.

Ví dụ với sản phẩm túi xách nữ:

  • Khách hàng độ tuổi 25 – 40: túi đi tiệc, sang trọng tinh tế.
  • Những khách hàng trẻ tuổi hơn: hiện đại, thời thượng, màu sắc nhẹ nhàng, chất liệu bền, có nhiều ngăn,v.v.

Chú ý USP cần phù hợp với những mong muốn thậm chí thầm kín của họ. Xem thêm: Insight, yếu tố then chốt khi xây dựng chiến lược tiếp thị

3.4. Xác định giá trị sản phẩm

USP của sản phẩm cơ bản là “giá trị độc nhất”. Hãy liệt kê những giá trị của sản phẩm bạn đang cung cấp từ đó chọn lọc yếu tố sáng giá nhất. Xác định được bạn sẽ phục vụ điều gì tới cho khách hàng. Điều đó có phù hợp nhu cầu, giá trị và nhu cầu đó đồng nhất như thế nào.

3.5. Thiết lập USP là gì?

USP sẽ đi xuyên suốt và song song với sản phẩm. Hãy bắt đầu cần cân nhắc kĩ về giá trị độc nhất mà doanh nghiệp sẽ đưa đến cho khách hàng. Bên cạnh đó, USP chính là yếu tố để người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của bạn. Vì thế USP cần thực tế, nổi bật và đánh trúng tâm lý khách hàng.

Gồm những đặc điểm:

  • Khó sao chép, bắt chước
  • Có sức ảnh hưởng khắp thị trường
  • Độc đáo, khác biệt
  • Tập trung vào giá trị mang đến cho khách hàng

4. Ví dụ tiêu biểu về USP là gì?

4.1. Yakult “Tốt cho hệ tiêu hóa”

Khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, Yakult đã đem đến USP mới lạ “tốt cho hệ tiêu hóa”.

Ngoài ra, sản phẩm của Yakult cũng được Bộ Y Tế chứng nhận. Điều này càng khiến Yakult được yêu thích bởi người tiêu dùng. Tạo nên tâm lý khi uống Yakult sẽ bổ sung men vi sinh, kích thích tiêu hóa.

4.2. Starbucks “Premium coffee”

USP_la_gi

Tầm nhìn chiến lược thương hiệu được Starbucks thiết lập rõ ràng. Họ cung cấp một ly cà phê cao cấp với giá từ 2 USD (mức giá hầu hết khách hàng mục tiêu có thể chi trả).

Đồ uống chú trọng trải nghiệm khách hàng.

Các cửa hàng của Starbucks trên toàn thế giới không có nhân viên bồi bàn.

Khách hàng sẽ tự di chuyển tới quầy khi Barista hoàn thành đồ uống và gọi tên họ (được ghi lên cốc theo yêu cầu trong hoá đơn). Việc này khiến cửa hàng hình thành một không gian yên tĩnh và thoải mái.

Điều này khiến Starbucks trở thành thương hiệu hàng đầu với hơn 25000 cửa hàng toàn cầu.

4.3. Heads & Shoulders “Làm sạch đến 99,9% vi khuẩn, ngăn ngừa gàu”

Mặc dù USP không mới lạ, nhưng nó là sự mở đường thành công nhất mọi thời đại.

Heads & Shoulders đã xây dựng USP đơn giản, nói trực tiếp công dụng sản phẩm. Đó là một tuyên bố mạnh mẽ. Khi khách hàng có nhu cầu mua dầu gội trị gàu, họ dễ liên tưởng đến Heads & Shoulders đầu tiên.

5. Kết luận

USP là “xương sống” của sự khẳng định thương hiệu: tách biệt với đối thủ trên thương trường. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về USP và cách thưc xác định USP cho sản phẩm, nâng tầm vị thế thương hiệu.

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại cleverads.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds