Bí quyết xác định Unique Selling Point thành công
Unique Selling Point là gì? Unique Selling Point là yếu tố để doanh nghiệp phát triển trên thị trường đầy tính cạnh tranh. Cùng CleverAds tìm hiểu và cập nhật thông tin về Unique Selling Point.
1. Unique Selling Point là gì?
Unique Selling Point, viết tắt là USP, có thể hiểu là điểm bán hàng độc nhất. USP giúp phân biệt sản phẩm của bạn với đối thủ trong thị trường. Chẳng hạn như giá thấp nhất, chất lượng cao nhất, sự đột phá hoặc những điểm khác biệt đặc trưng.
Nhiều công ty trong quá khứ và hiện tại sử dụng Unique Selling Point
Như một phần quan trọng trong khẩu hiệu của họ. Với mục đích để truyền tải thông điệp đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
USP có thể được coi như “điểm mạnh mà bạn có, mà đối thủ của bạn không có”. Sử dụng USP là một công cụ tuyệt vời trong lĩnh vực tiếp thị để thể hiện vị trí sản phẩm của doanh nghiệp và thúc đẩy bán hàng.
2. Tầm quan trọng của Unique Selling Point với doanh nghiệp
Một Unique Selling Point rõ ràng được coi là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào mục tiêu tiếp thị. Nó làm nền tảng cho việc xây dựng thành công thương hiệu và sản phẩm.
Unique Selling Point truyền đạt những lợi ích độc đáo
Đại diện cho sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng một cách rõ ràng. Thường là thành phần cấu thành chiến lược xây dựng thương hiệu
Tạo chiến dịch tiếp thị hấp dẫn có ấn tượng tích cực với tâm trí của khách hàng
Mặc dù bạn có thể biết điểm mạnh nào làm bạn nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Nhưng nếu bạn không truyền đạt điều này một cách rõ ràng đến khách hàng tiềm năng thông qua tất cả các tài sản tiếp thị. Điều đó không tạo ra sự khác biệt nữa. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định USP của mình ngay hôm nay.
3. Bí quyết xác định Unique Selling Point độc đáo và riêng biệt
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của Marketing Online, nếu sản phẩm của bạn không khác biệt lớn so với các đối thủ. Việc xác định Unique Selling Point trở thành một bài toán nan giải.
Để xác định Unique Selling Point, doanh nghiệp cần thấu hiểu sâu hơn về khách hàng mục tiêu. Cũng như phải nắm rõ đối thủ và ngành công nghiệp mà mình đang hoạt động. Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về cách xác định USP, CleverAds sẽ bật mí một số bí quyết sau:
3.1. Brainstorm
Brainstorming là quá trình sáng tạo ý tưởng và giải pháp thông qua cuộc thảo luận sâu rộng của một nhóm. Để xác định Unique Selling Point sản phẩm của bạn, hãy sử dụng một cây bút và tờ giấy trắng để ghi lại tất cả những đặc điểm độc đáo của sản phẩm đó.
Đừng suy nghĩ quá lâu, hãy viết xuống tất cả những ý tưởng nảy ra trong đầu bạn. Dù có vẻ không quan trọng nhưng đó có thể là yếu tố giúp bạn xác định USP thành công.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và trả lời các câu hỏi về Unique Selling Point:
- Khách hàng của bạn đang tìm kiếm cái gì? Họ đang gặp khó khăn ở điểm nào?
- Sản phẩm của bạn làm thế nào để đáp ứng nhu cầu và giải quyết khó khăn của họ?
- Sản phẩm của bạn có điểm mạnh nào mà vượt trội hơn so với đối thủ?
- Tại sao khách hàng nên chọn doanh nghiệp của bạn thay vì các công ty khác?
- Công ty của bạn có nguyên liệu đặc biệt hoặc kĩ thuật nào mà đối thủ không có?
Khi bạn đã ghi lại hết những ý tưởng này, nhiệm vụ khó khăn hơn là lựa chọn và xác định những điểm mạnh phù hợp với thị trường của bạn. Tập trung vào xây dựng một Unique Selling Proposition độc đáo và hấp dẫn để nổi bật trong môi trường cạnh tranh.
3.2. Nghiên cứu đối thủ
Trước khi cố gắng đánh bại đối thủ, bạn cần hiểu rõ họ đang làm gì và làm như thế nào. Điều này đòi hỏi bạn phải tiến hành một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ về đối thủ của mình.
Chẳng hạn như website chính, phương thức kinh doanh, cách họ chăm sóc khách hàng, quy trình tạo sản phẩm…Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét xem đối thủ của bạn vận dụng USP ra sao.
3.3. Hiểu khách hàng
Chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp thường bị mắc kẹt trong việc “say đắm” với sản phẩm/dịch vụ của họ và bỏ quên nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, hãy thận trọng hơn trong việc xem xét lại các hoạt động hàng ngày. Và nghiên cứu kỹ lưỡng về những điều mà khách hàng của bạn thực sự đang cần.
3.4. Nắm rõ thị trường mục tiêu
Chắc hẳn bạn đã từng biết đến câu: “Thất bại chính là khi bạn cố gắng vừa lòng tất cả mọi người”. Điều này hoàn toàn tương tự với việc marketing cho sản phẩm của bạn.
Thay vì cố gắng hài lòng tất cả mọi người, bạn nên tập trung vào một nhóm khách hàng chính. Đây là nhóm khách hàng mà sản phẩm của bạn có khả năng cung cấp lợi ích lớn nhất.
Qua đó, bạn có thể xác định Unique Selling Point dễ dàng và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. Đôi khi, mở rộng danh sách khách hàng hàng tệp thứ 2, thứ 3 có thể giúp bạn nắm bắt được các khía cạnh khác nhau của USP.
4. Case-study: Một số Unique Selling Point nổi bật của thương hiệu lớn trên thế giới
Dưới đây là một số Unique Selling Point của các thương hiệu hàng đầu mà bạn nên tham khảo:
4.1. Domino’s Pizza
“Bạn nhận được bánh Pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”.
Mặc dù thông điệp dài đối với Domino’s Pizza có thể không thực sự hấp dẫn cho khách hàng. Tuy nhiên, nó vẫn là một Unique Selling Point hiệu quả, đảm bảo rõ ràng về chất lượng và dịch vụ của họ. Thống kê cho thấy rằng USP này đã giúp tăng doanh thu của nhãn hàng Pizza này nhanh chóng.
Domino’s đã quyết định ngừng sử dụng Unique Selling Point này
Bởi nó có thể gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông khi giao hàng. Điều này thể hiện một tầm nhìn quan trọng về việc đảm bảo an toàn và tránh các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giao hàng.
4.2. Avis
“Chúng tôi đang ở vị trí số 2. Chúng tôi luôn cố gắng tốt hơn”
USP của Avis đã thành công trong việc biến những điều tiêu cực thành lợi ích. Trong nhiều năm, Avis đã đứng ở vị trí thứ hai trong ngành thuê xe ô tô, trong khi Hertz luôn đứng đầu. Với mục tiêu cải thiện thị hình của mình, Avis quyết định thuê một công ty quảng cáo để thực hiện chiến dịch mới.
Chiến dịch “Chúng tôi luôn cố gắng tốt hơn” giúp Avis tăng thị phần từ 11% lên 35% trong vòng 4 năm. Điều này là một ví dụ điển hình về cách sử dụng USP một cách hiệu quả để thay đổi hình ảnh thương hiệu và nâng cao sự cạnh tranh trên thị trường.
4.3. Starbucks
“Cà phê hảo hạng”
Starbucks không định vị mình như là một nhà cung cấp cà phê hảo hạng với mức giá thấp nhất. Thay vào đó, USP của Starbucks nằm ở khả năng cung cấp cà phê chất lượng cao cấp. Cùng với một loạt các sản phẩm đồ ăn sáng như bánh sandwich và đồ uống như smoothie.
Unique Selling Point tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng
Cho phép họ có thêm lựa chọn mà không cần chờ đợi lâu để thưởng thức cà phê chất lượng. Starbucks đã thành công trong việc xây dựng một USP dựa trên sự kết hợp giữa sản phẩm chất lượng và sự đa dạng trong thực đơn của họ.
Lời kết
Unique Selling Point (USP) là điểm bán hàng độc nhất. Nó chính là công cụ giúp bạn nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua bài viết của CleverAds, doanh nghiệp sẽ tạo ra 1 USP độc đáo và tăng doanh thu trong tương lai.