UGC Creator là gì? Làm thế nào để trở thành UGC Creator?

UGC Creator là gì? Làm thế nào để trở thành UGC Creator?

UGC Creator – chiến thuật mới thay đổi cuộc chơi lĩnh vực Marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng của các nhãn hàng. Cùng CleverAds tìm hiểu UGC Creator là gì? Làm thế nào để trở thành một UGC Creator thành công trong bài viết dưới đây.

1. UGC Creator là gì?

UGC (User Generated Content) là nội dung được tạo bởi người theo dõi hoặc khách hàng sử dụng, trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của thương hiệu. Say đó, những nội dung này được chia sẻ lại trên lên kênh truyền thông trực tuyến của thương hiệu

Một khảo sát năm 2021 đã giải thích nguyên nhân các nhãn hàng lựa chọn UGC là chiến thuật Marketing ưa thích. 80% đáp viên của khảo sát cho biết: UGC có tác động mạnh đến quyết định tiêu dùng trong thị trường mục tiêu của họ.

1.1. Đây chính là khởi đầu mới của xu hướng UGC Creator

Từ sự phát triển của UGC, thuật ngữ UGC Creator ra đời, dùng để chỉ những người tạo nội dung trong lĩnh vực này. Tức, họ được đề xuất  mức hoa hồng để quảng bá sản phẩm dịch vụ cho nhãn hàng, dưới hình thức người tiêu dùng chia sẻ trải nghiệm thực. Tóm lại, UGC Creator về cơ bản, là cách gọi khác cho công việc sáng tạo nội dung tự do. Social Media Manager của Later cho biết:

“UGC hiệu quả bởi đó vốn là nội dung được tạo bởi người hâm mộ thực sự của nhãn hàng.”

UGC Creator là gìLindsay Ashcraft, Social Content Leader của Later, chia sẻ: “Không giống Influencers, cần phát triển cộng đồng người ủng hộ lớn mạnh trước khi làm việc với thương hiệu, UGC Creator không cần quá nhiều người theo dõi và quan trọng hơn cả, họ không nhất thiết phải lộ diện. Họ chỉ cần tạo nội dung có thể chia sẻ trên mạng xã hội của thương hiệu.”

1.2. UGC Creator có thể tạo và đăng tải nội dung qua hình ảnh hoặc video

Họ thường được booking quảng cáo với nội dung được truyền đạt tự nhiên, feedback chân thật về trải nghiệm với sản phẩm dịch vụ. Sau đó, nhãn hàng sẽ chia sẻ lại nội dung này trên tài khoản truyền thông trực tuyến của họ dưới dạng “phản hồi tích cực từ khách hàng”. Hiện nay, càng có nhiều thương hiệu thúc đẩy hoạt động với UGC. Bởi nó đem đến sự chân thực, mới mẻ; nhờ đó, gia tăng doanh số và lưu lượng truy cập liên kết của sản phẩm đính kèm các bài đăng.

2. Vì sao nhãn hàng ưa chuộng UGC Creator?

Nhãn hàng sử dụng UGC như một phần của chiến lược Marketing. Họ không chỉ muốn bán sản phẩm, mà còn nỗ lực xây dựng mối quan hệ với người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là những lợi ích UGC Creator mang lại.

2.1. Một “ngân hàng” nội dung vô tận

Sáng tạo nội dung là quá trình tiêu tốn thời gian và chất xám. Đặc biệt với nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp sở hữu một đội in-house. Tức là tự sản xuất nội dung truyền thông. Tuy nhiên, UGC Creator đã mở ra cách cổng mới cho luồng nội dung dồi dào mà thương hiệu không cần dày công sáng tạo.

Chỉ cần lên ý tưởng nội dung, ký kết hợp đồng (nếu cộng tác lâu dài) và thông báo tới UGC Creator về những hạng mục cần thiết. Như vậy, bạn đã có những nội dung quảng cáo sản phẩm dịch vụ với khả năng chuyển đổi cao do đậm tính “chia sẻ từ người tiêu dùng”.

2.2. Niềm tin luôn là yếu tố quyết định

UGC luôn thành công trong việc gây dựng lòng tin với khán giả vì chúng như lời giới thiệu truyền miệng từ bạn bè hoặc thành viên gia đình. Tuy vây, không phải công ty nào cũng thành công sở hữu một kho nội dung UGC dồi dào. 

Vì họ chưa có khách hàng trung thành, chưa có khối lượng lớn feedback từ khách hàng, hoặc feedback không đầy đủ, không nêu bật được điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách làm việc với những UGC Creator, các thương hiệu hoàn toàn có thể đăng các nội dung UGC – ít “bóng bẩy”, ít quảng cáo – tạo cảm giác tự nhiên hơn, cung cấp được thông tin từ góc nhìn người đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó, niềm tin được hình thành với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

2.3. UGC Creator thu nhỏ ngân sách Marketing

Chiến dịch marketing sử dụng Influencers là một chiến thuật quan trọng để tiếp cận khán giả mới, nhưng điều này sẽ tùy thuộc vào quy mô và độ ảnh hưởng của Influencers bạn đang book (Micro-Influencer hoặc Macro, Mega-Influencer).

Lựa chọn này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí đáng kể nếu bạn đang thực hiện chiến dịch cho sự kiện hoặc ra mắt sản phẩm mới (bởi chúng chỉ diễn ra một lần). Mặt khác, làm việc liên tục với những UGC Creator cho phép bạn sử dụng nội dung của họ trên các kênh truyền thông, xây dựng khán giả và giữ chi phí ở mức kiểm soát.

2.4. Thúc đẩy doanh số

Khi người dùng các nền tảng mạng xã hội được tận mắt nhìn thấy trải nghiệm của người tiêu dùng và lắng nghe ý kiến chân thành từ những người đã sử dụng, họ có nhiều khả năng sẽ quyết định chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đó hơn.

UGC Creator có khả năng độc đáo để biến sản phẩm, dịch vụ họ đang quảng cáo thành một trải nghiệm sống – trải nghiệm có thực – đã sử dụng và đưa ra quan điểm, thay vì dùng những lời quảng cáo sáo rỗng trên một thị trường bão hoà.

3. Làm thế nào để trở thành UGC Creator?

Sự gia tăng về hiệu quả của UGC đã đóng góp mạnh mẽ vào việc mở ra cơ hội cho UGC Creator phát triển và được trả tiền, bất kể số lượng người theo dõi của họ là bao nhiêu.

Tuy nhiên, bạn sẽ cần thời gian, tính nhất quán về nội dung, sự chăm chỉ trong việc tạo content và nguồn thu nhập ổn định từ nghề này trước khi bạn có thể trở thành một UGC Creator full-time.

Sau đây là 3 mẹo CleverAds sẽ chỉ ra cho bạn để có thể trở thành một UGC Creator

3.1. Xác định thể loại thương hiệu bạn muốn hợp tác

Trước khi bắt đầu công việc về UGC, bạn nên lập danh sách các thương hiệu mình muốn hợp tác. Hãy bắt đầu từ các thị trường ngách, thị trường nhỏ và hẹp, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực rộng như Sức khỏe, Thời trang, B2B, Công nghệ, Thể thao.

Sau đó, hãy dành thời gian để kiểm tra tổng quan nội dung được các thương hiệu, ngành nghề, lĩnh vực đã đăng:

  • Nội dung như thế nào phù hợp với thương hiệu, lĩnh vực?
  • Bài đăng nào nhận được nhiều bình luận, lượt xem nhất?
  • Họ có đăng nhiều UGC không? Nếu có, trông chúng như thế nào?
  • Điều gì sẽ thu hút sự chú ý của bạn ở các bài đăng đó và điều gì khiến bạn thoát trang?
  • Có khoảng trống nào trong content của họ không? Khoảng trống này có thể bù đắp bằng việc nâng cao trình độ tạo Reels hay TikTok không?
  • Đối tượng mục tiêu của họ là ai? Hình ảnh thương hiệu của họ là gì?

Luôn nhớ rằng: UGC hoạt động tốt bởi tính chân thật trong phong cách xây dựng content. Làm việc với các thương hiệu trong ngành mà bạn dành sự quan tâm giúp tạo dựng mối quan hệ hợp tác trong mơ và mở rộng mối liên hệ thật sự với sản phẩm để giúp bạn tỏa sáng và gây dựng được hình ảnh thương hiệu.

3.2. Tạo nội dung – Thực hành tạo nên sự hoàn hảo

Nên tập trung phát triển chuyên sâu một số loại nội dung trong lĩnh vực cụ thể thay vì chỉ chung chung.

Ví dụ:

Bạn muốn tập trung phát triển UGC về hình ảnh, bạn nên tham gia một vài khoá học nhiếp ảnh dành cho người mới bắt đầu. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn khi diễn trước ống kính máy quay, hãy tạo short video đăng tải trên Story, TikTok, Reels. Hãy thử nội dung cho sản phẩm dịch vụ trên tài khoản cá nhân.

Điều này giúp xây dựng kinh nghiệm và kỹ năng phát triển nội dung, thử nghiệm nhiều thể loại, kịch bản. Từ đó đánh giá các mức độ phù hợp và cách đầu tư cho UGC portfolio.

3.3. Tạo và xây dựng portfolio

Portfolio là phương thức hữu ích để giới thiệu. Nó làm nổi bật chuyên môn và tăng tính lâu dài trong mối quan hệ hợp tác với nhãn hàng. Nhiều UGC Creator khuyến khích sử dụng mẫu Canva để tạo portfolio. Hãy giới thiệu về bạn và lý do để các brand nên chọn bạn, đi kèm sản phẩm đã được nghiệm thu để minh chứng.

Trong trường hợp chưa có sản phẩm đã nghiệm thu, hãy thử “tạo nội dung tại nhà”. Như vậy, đại diện nhãn hàng có thể hình dung về phong cách, lối viết nội dung và tư duy sáng tạo của bạn. Hoặc có thể làm các bản demo với sản phẩm dịch vụ bạn muốn hợp tác, sau đó email tới bộ phận PR để gia tăng cơ hội.

4. UGC Creator và những câu hỏi thường gặp

4.1. Cần tối thiểu bao nhiêu người theo dõi để trở thành một UGC Creator?

Câu trả lời là KHÔNG. Hình thức này không đòi hỏi lượng lớn người theo dõi để được đề nghị từ thương hiệu.

Thực tế, lượng follower của UGC Creator không tác động đến hiệu quả của nội dung. Bởi vì, nhãn hàng sẽ chia sẻ (đăng lại) nội dung đó trên kênh truyền thông của họ dưới hình thức đánh giá sản phẩm. Những nội dung này không cần phải đăng trên chính tài khoản của cá nhân người chia sẻ.

4.2. Làm thế nào để UGC Creator có cơ hội làm việc với nhãn hàng?

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cơ hội trở thành UGC Creator rất đa dạng. Bạn có thể cập nhật trên các diễn đàn UGC sau để gia tăng cơ hội:

Đặc biệt, nếu bạn là UCG Creator tại Việt Nam, REVU sẽ là sự lựa chọn vô cùng phù hợp. Là một platform Content Marketing, đóng vai trò kết nối các công ty quảng cáo và reviewer. REVU mang đến những cơ hội làm việc với đối tác dành cho cộng đồng reviewer trong lĩnh vực họ yêu thích.

4.3. UGC Creator nên tính phí bao nhiêu?

Điều này phụ thuộc vào bạn. Không có quy tắc định giá chung cho UGC Creator phù hợp cho mọi nhãn hàng. Phân khúc thị trường của UGC Creator thay đổi dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm: phạm vi công việc, thời gian và tài nguyên cần thiết, số lượng content có thể phân phối.

Tuy nhiên, có một công thức chung UGC Creator có thể tham khảo:

Thời gian sản xuất nội dung x định giá thời gian làm việc

Lời kết

Trước khi “đặt trứng vào giỏ”, những điều tốt đẹp cần có thời gian để xuất hiện và trở thành một UGC Creator thành công sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Vì vậy, nếu bạn thật sự quan tâm đến việc trở thành một UGC Creator, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu tỏa sáng. Không gì quan trọng bằng việc quyết tâm thực hiện ước mơ của mình.

Đối với các thương hiệu, nếu bạn đang tìm cách gia tăng doanh số bán hàng và tiếp cận đối tượng mới, bài viết này đã chỉ cho bạn chiến thuật marketing mới, hiệu quả cao. Hy vọng bài viết này truyền cảm hứng cho bạn!

Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.