Seeding là gì? Tất tần tật về seeding dành cho doanh nghiệp

Seeding là gì? Tất tần tật về seeding dành cho doanh nghiệp

Seeding là gì? Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về seeding, từ khái niệm, lợi ích, hình thức triển khai, các giai đoạn, kênh hiệu quả và những lưu ý quan trọng.

Seeding là gì?

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, một chiến lược truyền thông hiệu quả là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ chân khách hàng.

Seeding là một trong những cách thức mà thương hiệu mong muốn gia tăng kích thích trải nghiệm, sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách chia sẻ nội dung.

Dễ hiểu hơn, seeding là hình thức đưa khách hàng tiếp cận với những thông tin liên quan đến thương hiệu một cách khéo léo, “quảng cáo mà không ai biết là đang quảng cáo”.

Seeding đòi hỏi truyền đạt nội dung đến khách hàng mục tiêu một cách chính xác nhất.

Tương tự như việc gieo hạt giống (tiếng Anh là “seed”) cho vụ mùa. Đôi khi, chúng nảy nở tại chỗ, đôi khi chúng được chim nhặt và mang đi nơi khác.

Người thực hiện seeding phải đảm bảo nội dung tiếp cận người dùng mục tiêu một cách hiệu quả.

Lợi ích của seeding là gì?

Seeding rất quan trọng với mọi doanh nghiệp, giúp thu hút khách hàng một cách tự nhiên, góp phần tăng doanh số. Chính vì vậy, 1 chiến dịch marketing hiệu quả không thể “vắng bóng” 1 kế hoạch seeding chi tiết.

Thậm chí, nếu có một kịch bản seeding hấp dẫn, biết cách “gieo” vào đầu khách hàng những suy nghĩ liên quan đến thương hiệu 1 cách thật tự nhiên, thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra xu hướng, content viral trên mạng xã hội, giúp thương hiệu của bạn được biết đến nhiều gấp 3-5 lần so với việc quảng cáo thông thường.

Do đó nhờ seeding, không ít thương hiệu có thể xoay chuyển cục diện, từ 1 sản phẩm ít người biết đến trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường bởi những lý do sau:

Tăng nhận diện thương hiệu:

Seeding giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của bạn đến với những người có ảnh hưởng (influencers) và khách hàng tiềm năng.

Khi các influencers đề cập, chia sẻ về sản phẩm, nó sẽ giúp gia tăng nhận diện và độ phủ của thương hiệu.

Tạo sự quan tâm và tương tác:

Thông qua nội dung hấp dẫn hay việc trải nghiệm sản phẩm miễn phí hoặc ưu đãi, khách hàng sẽ tò mò và quan tâm hơn đến sản phẩm. Điều này kích thích sự tương tác, phản hồi từ khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của họ.

seeding-là-gì

Tạo hiệu ứng lan truyền:

Những người nhận seeding thường sẽ chia sẻ, đánh giá sản phẩm với cộng đồng xung quanh. Từ đó, tạo ra hiệu ứng “miệng để miệng”, giúp thông tin về sản phẩm lan truyền nhanh chóng đến nhiều người hơn.

Cải thiện SEO và backlink chất lượng:

Nội dung seeding chất lượng có thể được chia sẻ rộng rãi, giúp tăng backlink đến website của doanh nghiệp, từ đó cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Thu thập phản hồi và cải thiện sản phẩm:

  • Seeding cho phép doanh nghiệp thu thập trực tiếp phản hồi từ khách hàng về sản phẩm.
  • Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện, hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo:

  • Thay vì đầu tư vào quảng cáo truyền thống, seeding có thể mang lại hiệu quả tương đương hoặc cao hơn với chi phí thấp hơn.
  • Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing và tăng hiệu quả đầu tư.

Hình thức seeding

“Gieo hạt” đơn giản

Việc gieo hạt đơn giản dựa trên những người có ảnh hưởng đã được xác định từ trước. Bởi chỉ những người đưa ra ý kiến ​​này, sẽ lan truyền thông điệp đủ xa với những người theo dõi của họ. Tùy mục tiêu và ngân sách, sẽ có định hướng chiến dịch “gieo” khác nhau:

Gửi mẫu sản phẩm

Doanh nghiệp gửi mẫu sản phẩm miễn phí cho những người có ảnh hưởng để họ trải nghiệm và chia sẻ trải nghiệm của mình.

Cung cấp nội dung độc quyền

Cung cấp nội dung độc quyền, như bài viết, video hoặc hình ảnh, cho những người có ảnh hưởng để họ chia sẻ với cộng đồng của mình.

Tổ chức sự kiện hoặc trải nghiệm

Doanh nghiệp có thể tổ chức sự kiện hoặc trải nghiệm đặc biệt cho những người có ảnh hưởng, cho phép họ trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và chia sẻ trải nghiệm của họ với cộng đồng.

“Gieo hạt” nâng cao

Ở lần gieo hạt này, không chỉ dựa vào lan truyền tự nhiên của thông điệp hay thông qua những người có tầm ảnh hưởng.

Thay vào đó, người tạo ra nội dung sẽ đăng tải trên nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, Linkedin, diễn đàn và nhiều nền tảng khác giúp lan truyền thông điệp của thương hiệu đến đối tượng khách hàng tiềm năng. 

Các giai đoạn triển khai seeding

Muốn hoạt động seeding đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp của bạn cần phải có các giai đoạn triển khai seeding cụ thể.

Tùy mục tiêu chiến dịch Marketing, cách thức hoạt động của doanh nghiệp, các giai đoạn seeding sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động này thường trải qua 3 giai đoạn chính sau:

1. Nhận diện thương hiệu (Awareness stage)

Giai đoạn nhận diện thương hiệu được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt hoặc sắp ra mắt trên thị trường.

Để thu hút được sự chú ý của khách hàng, nội dung seeding cần phải ấn tượng, tạo sự tò mò đến khách hàng. Từ đó kích thích họ click vào sản phẩm dịch vụ cũng như kích thích nhu cầu chọn mua và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đó.

Hoặc chỉ cần có nhiều khách hàng biết đến, bàn luận về sản phẩm của bạn, tức là bạn đã thành công.

2. Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)

Trong giai đoạn này, mục tiêu quan trọng nhất chính là xây dựng cảm xúc của khách hàng với thương hiệu. Nhờ những cảm xúc đó mà khi đứng trước các sự lựa chọn có thể đáp ứng nhu cầu của mình, khách hàng sẽ có xu hướng chọn sản phẩm, dịch vụ.

Để làm được điều này, các seeder thường tạo ra những mẩu đối thoại có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu, mang những câu chuyện tích cực, nhẹ nhàng và hấp dẫn. Điều này, sẽ đưa khách hàng đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến khách hàng tin tưởng, đón nhận những thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

3. Giai đoạn Hành động trực tiếp (Action Stage)

Đây chính là giai đoạn quyết định đến doanh số của thương hiệu, chuyển đối tượng khách hàng online sang offline.

Điều này đồng nghĩa với việc ở giai đoạn 2, bạn đã xây dựng được niềm tin với khách hàng, khiến họ có cảm nhận tốt về sản phẩm, dịch vụ dẫn đến mua hàng hoặc giới thiệu đến bạn bè, người thân.

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn seeding này là chia sẻ bài viết, nội dung nhằm tăng lượt tìm kiếm trên google cũng như giúp đẩy từ khóa lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Nền tảng triển khai seeding hiệu quả

Seeding trên mạng xã hội

Mạng xã hội là một trong những kênh Seeding hiệu quả nhất hiện nay. Đây là nơi thường xuyên tập trung số lượng rất đông người dùng ở nhiều giới tính, độ tuổi, sở thích, thói quen, nhu cầu khác nhau.

Đọc thêm: Thúc đẩy chiến dịch thương hiệu với Social Media Marketing 

Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube để để triển khai các chiến dịch marketing.

Diễn đàn, forum

Sử dụng seeding trên các diễn đàn, forum giúp sản phẩm, dịch vụ nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng. Bởi đây là không gian chung để trao đổi, thảo luận và chia sẻ của rất nhiều người có cùng thói quen, sự quan tâm đến một vấn đề nào đó.

Trên một diễn đàn sẽ chứa nhiều chuyên mục và trong một chuyên mục lại chứa nhiều chủ đề và bạn có thể lựa chọn chủ đề phù với với ngành nghề để seeding.

Kênh marketing tuy “cũ” nhưng vẫn rất hiệu quả.

Tuy nhiên, khi seeding trên diễn đàn hoặc forum khó khăn hơn so với seeding trên mạng xã hội, chưa kể đến việc phải kèm theo cả SEO offpage và đi link. Do đó, kịch bản của bạn phải hay, khéo léo và nhanh nhạy mới có thể thu hút được nhiều người.

Một số lưu ý khi triển khai seeding

Triển khai một cách tự nhiên

Người dùng luôn có một sự “cảnh giác” nhất định với những bài quảng cáo mà họ gặp phải. Không chỉ vậy, những người quản trị forum đều không thích để những bài quảng cáo xuất hiện với tần suất nhiều trên diễn đàn và họ sẵn sàng cho chúng vào thư mục rác.

Vì vậy, seeding đòi hỏi phải thật tự nhiên, khéo léo mới mang lại hiệu quả cao. Không chỉ đơn giản là mang lại nội dung với mục đích quảng bá, mà nó còn phải được lồng ghép vào trong những bài viết với những thông tin hữu ích cho người đọc.

Cập nhật xu hướng

Đôi khi seeding vẫn phải làm thay việc của các content writer đó chính là tự tạo topic cho mình. Hãy tạo một heading thật tốt và thu hút nhờ vào khả năng bắt những trend mới nhất. Bạn có thể bắt trend ở bất cứ thời điểm nào và bất kì lĩnh vực nào.

Ví dụ: lời bài hát đang hot, câu nói viral, nhân vật nổi tiếng,v.v.

Đo lường hiệu quả chiến dịch seeding

Để đảm bảo chiến dịch seeding hiệu quả, doanh nghiệp cần đo lường kết quả và hiệu quả của chiến dịch. Số lượng tương tác, lượt chia sẻ và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng là những chỉ số quan trọng cần theo dõi.

Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc áp dụng seeding vào chiến lược truyền thông của doanh nghiệp không chỉ giúp tạo ra sự khác biệt mà còn mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp. Bằng cách tận dụng sức mạnh của người tiêu dùng và truyền miệng, seeding giúp thương hiệu của bạn lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ trên thị trường.

Để thành công với seeding, doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng mục tiêu, lựa chọn kênh phù hợp và luôn duy trì sự sáng tạo trong chiến dịch.