Phân khúc thị trường là gì? 5 bước phân khúc thị trường hiệu quả

Phân khúc thị trường là gì? 5 bước phân khúc thị trường hiệu quả

Phân khúc thị trường là gì? Thực hiện phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định khách hàng tiềm năng. Từ đó, dễ dàng đề xuất phương hướng, mục tiêu kinh doanh phù hợp. Vậy, phân khúc thị trường là gì? Các bước phân khúc thị trường như thế nào? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là hoạt động thực hiện phân chia thị trường mục tiêu thành các nhóm có thể tiếp cận. Hoạt động phân khúc thị trường tạo ra các tập hợp con của thị trường dựa trên:

  • Nhân khẩu học
  • Nhu cầu
  • Mức độ ưu tiên, sở thích chung
  • Các tiêu chí tâm lý, hành vi khác

Được sử dụng để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu. Từ đó, triển khai các chiến lược: sản phẩm, bán hàng và tiếp thị đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ: Dựa trên phân khúc thị trường, họ thúc đẩy phát triển sản phẩm, tạo ra các sản phẩm cho phân khúc khác nhau.

Đọc thêm: Marketing là gì? Mọi điều Marketer cần biết về Marketing

2. Tầm quan trọng của phân khúc thị trường

phân-khúc-thị-trường

Một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao chính là: xây dựng chiến lược tiếp thị tốt. Khi bắt đầu việc xác định phân khúc thị trường rất quan trọng và phải ưu tiên.

2.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Từ phân khúc thị trường, doanh nghiệp xác định các nhóm khách hàng khác nhau.

Sau đó, tìm ra những đối tượng khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp định hướng: phương pháp tiếp thị phù hợp, nhằm quảng bá dịch vụ sản phẩm cung cấp đến khách hàng tiềm năng.

Đọc thêm: Tất tần tật kiến thức về Marketing Objectives bạn phải biết

2.2. Kiến tạo giá trị từ phân khúc thị trường

Dựa vào kết quả phân khúc thị trường, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về khách hàng mục tiêu. Từ đó, thiết kế sản phẩm dịch vụ giá trị, đáp ứng nhu cầu, được yêu thích và lựa chọn.

2.3. Phân khúc thị trường tạo lợi thế cạnh tranh

Vì thị trường được phân thành các khúc nhỏ nên doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như mô hình kinh doanh. Từ đó, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác. Đây là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.

2.4. Tiết kiệm chi phí

Thực hiện phân khúc thị trường hiệu quả giúp thu lợi tức đầu tư tốt hơn. Đồng thời, thực hiện tốt phân đoạn giúp tránh lãng phí khi tiếp cận sai đối tượng mục tiêu. 

2.5. Phân khúc thị trường tăng khả năng giữ chân khách hàng

Thông qua phân khúc thị trường, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng. Với dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ phát triển các tiêu thức giữ chân khách hàng. Khiến họ thực hiện hành động mua lại sản phẩm dịch vụ.

2.6. Thông điệp tiếp thị mạnh mẽ

Phân khúc thị trường, xác định đúng nhóm mục tiêu sẽ tránh tình trạng không thể phân biệt sản phẩm với đối thủ. Tiếp thị sẽ nhắm đến đối tượng cụ thể với các đặc điểm, mong muốn nhu cầu riêng.

Đọc thêm:

3. Các tiêu chí phân khúc thị trường

phân-khúc-thị-trường

Phân khúc thị trường có thể tuân theo các tiêu chí như sau:

3.1. Nhân khẩu học

Nhân khẩu là hình thức phân khúc đơn giản và được sử dụng phổ biến khi phân chia thị trường. Vì các sản phẩm hay dịch vụ người tiêu dùng mua, cách họ sử dụng và khả năng chi trả thường dựa trên các yếu tố nhân khẩu học.

Với tiêu chí này, các phân khúc thị trường được sắp xếp theo các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, giáo dục, thu nhập, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình,..

Ví dụ:

Một doanh nghiệp sản xuất sữa thực hiện phân khúc khách hàng. Họ nhận thấy: khách hàng là người lớn tuổi có xu hướng tiêu thụ sữa bổ sung canxi. Trong khi trẻ nhỏ sử dụng loại tăng đề kháng, miễn dịch hệ tiêu hóa.

3.2. Khu vực địa lý

Dựa trên ranh giới địa lý để thực hiện. Trên thực tế, khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và mối quan tâm khác nhau tùy theo khu vực địa lý của họ. Do vậy, hiểu biết về khí hậu và vùng địa lý của các nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định nơi bán, hình thức quảng cáo và chiến dịch tiếp thị phù hợp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng rau củ quả quyết định mở rộng quy mô cửa hàng trên khắp các tỉnh thành trên Việt Nam. Trong quá trình phân khúc khách hàng theo khu vực địa lý, họ thấy những khách hàng ở vùng thành thị có nhu cầu mua các mặt hàng rau củ quả hơn những khách hàng ở vùng nông thôn.

3.3. Tâm lý học

Phân khúc tâm lý học xem xét các khía cạnh tâm lý của hành vi người tiêu dùng bằng cách phân chia thị trường theo lối sống, đặc điểm tính cách, giá trị, quan điểm và sở thích của người tiêu dùng. Khi thực hiện phân khúc thị trường theo tâm lý, doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phỏng vấn.

Ví dụ:

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ gym, thể dục, các đơn vị kinh doanh này sử dụng phân đoạn tâm lý khi sắp xếp khách hàng của mình thành nhóm người có lối sống lành mạnh, khoa học.

3.4. Hành vi tiêu dùng

Phân khúc thị trường theo hành vi tiêu dùng là phân chia dựa trên quyết định: tiêu dùng, lối sống và cách sử dụng. Việc phân đoạn thị trường dựa trên hành vi mua hàng cho phép các nhà tiếp thị có cách tiếp cận tới mục tiêu hơn. Vì có thể tập trung vào những gì biết về người tiêu dùng, tăng khả năng mua hơn.

Ví dụ: Người tiêu dùng trẻ mua sữa tắm đóng chai. Nhóm lớn tuổi nghiêng về xà phòng tắm.

4. Quy trình 5 bước phân khúc thị trường

phân-khúc-thị-trường

4.1. Xác định thị trường

Bước đầu tiên trong việc phân khúc thị trường là xác định thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Do đó, phải phác thảo rõ ràng các đặc điểm khác nhau của thị trường mục tiêu. Điều quan trọng là thị trường này là không được định nghĩa quá rộng mà thay vào đó tập trung vào các đặc điểm cụ thể.

Việc xác định thị trường thường trả lời cho các câu hỏi như:

  • Thị trường có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của bạn không?
  • Quy mô thị trường?
  • Định vị thương hiệu hiện tại?

4.2. Phân khúc thị trường

Sau khi đã xác định rõ ràng thị trường mục tiêu, có thể bắt đầu phân khúc thị trường này thành các nhóm khác nhau dựa trên các đặc điểm chung. Tùy thuộc vào loại sản phẩm muốn giới thiệu vào thị trường, có thể chọn một loại phân khúc trong số 4 tiêu chí phân khúc (nhân khẩu học, địa lý, tâm lý, hành vi). 

4.3. Hiểu rõ thị trường

Tạo và triển khai khảo sát nghiên cứu sơ bộ, nhóm tập trung, cuộc thăm dò ý kiến,v.v. Đặt câu hỏi liên quan đến phân khúc đã chọn. Sử dụng kết hợp phương pháp định lượng/ định tính.

4.4. Tạo phân khúc khách hàng

Từ những kết quả khảo sát, nghiên cứu sơ bộ, thực hiện phân tích nhằm làm nổi bật các phân khúc khách hàng phù hợp nhất với thương hiệu. Khi đó, thực hiện tạo hồ sơ phân khúc, mô tả chính xác các phân khúc. Hồ sơ gồm:

  • Mô tả chi tiết nhân khẩu học
  • Phạm vi địa lý
  • Đặc điểm tâm lý
  • Tốc độ tăng trưởng của phân khúc
  • Nhu cầu tiêu dùng
  • Mức độ sử dụng
  • Chi tiết liên quan đến hành vi tiêu dùng

4.5. Kiểm tra chiếc lược tiếp thị

Thực hiện kiểm tra và đánh giá từng phân khúc trước khi lựa chọn. Sau đó, theo dõi chuyển đổi để đánh giá hiệu quả. Nếu hiệu quả thấp, hãy xem lại phân đoạn hoặc phương pháp sử dụng. 

Việc đánh giá đúng các phân khúc sẽ quyết định sự chính xác lựa chọn phân khúc mà muốn nhắm đến mục tiêu. Đây cũng chính là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình, vì phân khúc hiệu quả sẽ định hình tất cả các chiến lược tiếp thị và định vị sản phẩm về sau.

5. Một số lỗi thường gặp khi phân khúc thị trường

phân-khúc-thị-trường

5.1. Phân khúc thị trường quá nhỏ

Cần xác định tính hiệu quả mà những phân khúc đó mang lại khi thực hiện phân khúc thị trường. Các phân khúc nhỏ có thể khó định lượng hoặc không chính xác sẽ không đem lại hiệu quả cao, gây mất tập trung và lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.

5.2. Tập trung quá mức vào phân khúc thị trường

Khi phân khúc, có thể xác định được một phân khúc lớn. Tuy nhiên, phân khúc lớn đấy chỉ có hiệu quả trong trường hợp có sức mua và muốn hoặc cần sản phẩm. Ngược lại, nếu không đáp ứng được nhu cầu trên sẽ không mang lại lợi tức đầu tư cho doanh nghiệp.

5.3. Phân khúc thị trường không linh hoạt

Nhu cầu khách hàng và bối cảnh kinh doanh luôn thay đổi không ngừng. Vì vậy, việc không có kế hoạch phân khúc thị trường theo từng giai đoạn thay đổi sẽ khiến cho các chiến dịch tiếp thị dễ gặp thất bại. Thế nên, phải luôn chuẩn bị kịch bản ứng phó với những thay đổi trong tương lai.

6. Kết luận

Phân khúc thị trường là giai đoạn quan trọng trong quá trình làm tiếp thị đối với bất kỳ quy mô doanh nghiệp nào (nhỏ, vừa hay lớn). Hơn nửa, doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện chi tiết các bước phân khúc thị trường. Có như vậy, phân khúc thị trường mới mang lại chính xác, quy trình làm tiếp thị mới đạt được hiệu quả cao.


Nếu doanh nghiệp cần các giải pháp Digital Marketing, vui lòng gửi yêu cầu cho CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất.

    Connect With CleverAds