Nghiên cứu thị trường bia: Cơ hội nào cho các ông lớn

Nghiên cứu thị trường bia: Cơ hội nào cho các ông lớn

Nghiên cứu thị trường bia Việt Nam cập nhật 2023. Cơ hội nào để phát triển ở thị trường Việt Nam? Có những trở ngại gì khi thâm nhập vào thị trường bia? Cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng nghiên cứu thị trường bia Việt Nam hiện nay

Ngành Đồ uống là một ngành kinh tế – kỹ thuật đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Thị trường bia ở nước ta chỉ phát triển từ những năm 1990 khi nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế. Các nhà máy bia Sài Gòn, Hà Nội được đầu tư. Đồng thời nhiều hãng bia lớn trên thế giới đã xâm nhập vào Việt Nam như Heineken, Carlsberg, AB – InBev.

Tàn dư hậu đại dịch và tình hình kinh tế thế giới

Nghiên cứu thị trường bia

Năm 2021, Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco chiếm hơn 90% thị phần ngành bia Việt Nam. Trong đó, riêng Heineken và Sabeco có tổng thị phần là 78,3%. Sau thời gian dài chịu tác động từ đại dịch Covid 19 và chính sách quản lý của Nhà nước, hoạt động kinh doanh ngành bia thiệt hại nặng nề. Doanh thu toàn ngành đồ uống năm 2020 giảm 16% so với năm 2019.

Xung đột Nga – Ukraine đang gây nên khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này làm trầm trọng khó khăn cho ngành đồ uống khi: giá nhiên liệu tăng mạnh, giá nguyên liệu tăng phi mã. Tuy nhiên, theo Euromonitor đánh giá: Từ 2023, sản lượng tiêu thụ thị trường bia dự đoán quay trở lại như trước Covid-19.

2. Cơ hội mới: Cơ cấu dân số vàng, thu thập có sự tăng trưởng

Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu của người dân Việt Nam tương đối lớn. Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trong số 11 nước khu vực Đông Nam Á. Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam tăng trung bình 6,6%/năm trong suốt 6 năm qua (toàn cầu tăng trưởng chỉ ở mức 0,2%). Đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, kèm theo đó là thu nhập của người dân tăng không ngừng. Điều đó đã khiến mức sống của người dân cũng tăng cao.

Theo nghiên cứu từ Nielsen & VBA:

  • 2020 có khoảng 33 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu.
  • Họ đã chi tiêu xấp xỉ 173 tỷ USD.

Thị trường hiện nay đang có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, sức mua của người tiêu dùng Việt sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhãn hàng ngành bia khai thác.

3. Nghiên cứu thị trường bia: Tiềm năng phát triển sản xuất và xuất khẩu

3.1. Xuất khẩu bia Việt Nam có sự gia tăng đáng kể

Thị trường xuất khẩu bia của Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các thị trường quốc tế với sản phẩm bia chất lượng cao và đa dạng. Các thương hiệu bia Việt Nam như: Bia Saigon, Bia Hà Nội và Bia 333, nhanh chóng lan rộng sự hiện diện trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu bia tới nhiều quốc gia trên thế giới. Bao gồm các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, và châu Âu.

3.2. Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng

Đọc thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường 

Các nhà sản xuất bia Việt Nam đã đầu tư nâng cao quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp bia đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, chi phí sản xuất thấp và nguồn lao động dồi dào cũng là một lợi thế của ngành công nghiệp bia Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc tận dụng những nguyên liệu sản xuất bia có sẵn trong nước cũng giúp giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

4. Những trở ngại tăng trưởng thị trường bia Việt Nam

4.1. Quy định và chính sách kinh doanh

Quy định và chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh và quảng cáo bia có thể gây rào cản cho sự phát triển của thị trường bia. Các quy định về thuế, giấy phép, quy trình xin phép và kiểm soát chất lượng có thể tạo ra thách thức và chi phí đáng kể cho các nhà sản xuất và nhà kinh doanh bia.

4.2. Sự cạnh tranh thương hiệu và chiếm thị phần gay gắt

Sự cạnh tranh từ các thương hiệu bia nhập khẩu cũng là một trở ngại. Các thương hiệu bia nổi tiếng từ nước ngoài thường có nguồn lực và sự thừa nhận từ khách hàng, khiến cho việc tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường trở nên khó khăn đối với các nhà sản xuất bia trong nước.

4.3. Những hạn chế về kênh phân phối và nội dung quảng cáo

Việc phân phối và tiếp thị bia cũng gặp phải một số thách thức. Đặc biệt là khi tiếp cận các khu vực nông thôn hoặc các khu vực xa xôi, việc phân phối và tiếp thị trở nên khó khăn. Điều này có thể gây hạn chế cho việc mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

5. Phản ứng của người tiêu dùng – Nghiên cứu thị trường bia Việt Nam

Nghiên cứu thị trường bia

5.1. Xu hướng tiêu thụ bia ít cồn

Báo cáo từ Nielsen cho biết: Sau ổn định sự nghiệp, mục tiêu quan trọng kế tiếp của người dân Việt Nam là sức khỏe.

Gần 80% người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu với các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Không quá ngạc nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại nước ta cũng nằm ở tình trạng báo động. Người tiêu dùng tỏ ra lo ngại khi tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu là ăn và uống.

Mối quan tâm về sức khỏe của người tiêu dùng Việt tạo nên xu hướng mới

Đó là tiêu thụ đồ uống không chứa cồn. Với thị trường bia, đây là loại bia được sản xuất với các công nghệ chiết xuất và tách cồn. Điểm mạnh là vẫn giữ được mùi vị bia. Loại bia này hiện đã phổ biến trên thế giới. Đối tượng tiêu dùng cũng phong phú.

Khách hàng mục tiêu chủ yếu là phụ nữ. Họ có sở thích uống bia nhưng không muốn quá say, gây hại tới sức khỏe và sắc đẹp. Giải pháp này sẽ tháo gỡ những rào cản từ Nghị định 100 về sức khoẻ và an toàn giao thông, bia không cồn là sản phẩm triển vọng của ngành bia Việt Nam. Đặc biệt là phân khúc này hiện khá non trẻ. Vì vậy, cơ hội khai thác sẽ mở rộng cho nhiều doanh nghiệp trong tương lai gần.

5.2. Sự xuất hiện của xu hướng “cao cấp hoá”

Việt Nam không ngoại lệ với xu hướng chung này trên thế giới. Theo Eurominitor International: Tăng trưởng ngành bia Việt Nam đã chững lại với CARG giai đoạn 2020 – 2025 giữ ở mức 6%.

Cùng với sự tăng lên của mức thu nhập và ý thức về tác hại của rượu, bia, người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch thói quen sang sử dụng đồ uống an toàn, có xuất xứ đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó là tâm lí “sính ngoại”. Luôn tin tưởng hàng nước ngoài tốt hơn nội địa. Dẫn đến tiêu thụ dòng bia nhập khẩu gia tăng. Nhu cầu thể hiện vị thế, khẳng định thương hiệu cá nhân cũng là xu thế chung. Bia rượu chính là một trong những mặt hàng thuận tiện để người dùng chứng tỏ “đẳng cấp” với các mối quan hệ và cộng đồng.

Kết luận – Nghiên cứu thị trường bia

Nghiên cứu thị trường bia là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Thị trường bia Việt Nam đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ tăng dân số, thu nhập và thay đổi thói quen tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam đang tăng lên. 

Nếu doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ với CleverAds TẠI ĐÂY để được hỗ trợ nhanh nhất!

    Connect With CleverAds