Các bước xây dựng ngân sách Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng ngân sách Marketing là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, việc này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát và tính toán các việc phân chia nguồn lực. Vậy ngân sách Marketing là gì? Các bước xây dựng ngân sách Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ngân sách Marketing là gì?
Ngân sách Marketing (Marketing Budget) là chi phí mà doanh nghiệp dùng để chi trả các hoạt động Marketing của mình. Khoản ngân sách này nên được liệt kê chi tiết cho từng kênh để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư.
Thông thường ngân sách Marketing sẽ bao gồm các yếu tố sau: Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy;chi phí tổ chức sự kiện; các mẫu sản phẩm miễn phí, khuyến mãi, chi phí tổ chức triển lãm….
Tuỳ vào doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu và chiến lược khác nhau, chi phí mà doanh nghiệp cần trả cho nhân viên quản lý và thực hiện chiến dịch tiếp thị cũng nằm trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp đó.
Tại sao phải xây dựng ngân sách Marketing
Xây dựng ngân sách Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng ngân sách Marketing cần được phác thảo nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một thời điểm hoặc thời gian cụ thể.
- Xây dựng ngân sách Marketing giúp doanh nghiệp đi đúng hướng: Với một kế hoạch chi tiết, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ biết chính xác những việc cần làm. Từ đó, dễ dàng triển khai các công việc theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra.
- Dự đoán rủi ro: việc dự báo trước tình hình hoạt động doanh nghiệp sẽ buộc các nhà quản lý chuyển từ việc phản ứng đối với tình huống và sự kiện sang việc dự đoán chúng .Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị các phương án đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có: Trong quá trình xây dựng ngân sách không chỉ là kế hoạch tương lai mà còn giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thực trạng hiện tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Thước đo hiệu quả: Ngoài việc quản trị các nguồn thu chi thì kế hoạch ngân sách cũng thường xuyên được dùng để làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị đánh giá kết quả thực tế so với kỳ vọng.
Các bước xây dựng ngân sách Marketing hiệu quả
-
Bước 1: Tìm hiểu về hành trình khách hàng
Bí quyết để doanh nghiệp có thể làm Marketing hiệu quả là phải hiểu rõ khách hàng. Hành trình khách hàng là quá trình khách hàng tương tác, trải nghiệm với thương hiệu, bao gồm tất cả các tương tác của khách hàng trên toàn bộ các kênh, thiết bị và điểm chạm từ online đến offline xuyên suốt mọi giai đoạn trong vòng đời khách hàng. Từ đó đặt ra câu hỏi để hiểu được một khách hàng đến với bạn sẽ đi qua những giai đoạn nào.
-
Bước 2: Xác định tổng ngân sách
Đội ngũ Marketing của doanh nghiệp sẽ nhận được mục tiêu chi tiêu của ban lãnh đạo theo quy trình từ trên xuống. Từ đó phòng ban của bạn sẽ bàn bạc cụ thể được ngân sách có bao nhiêu để chi cho năm tới và xác định rõ mục đích chi tiêu.
-
Bước 3: Liệt kê các hoạt động Marketing
Bước tiếp theo đội ngũ marketing cần liệt kê ra các hoạt động cần làm trong năm tới và tính toán cụ thể các chi phí dự tính là bao nhiêu.
Sau đó, xếp tất cả vào thành các nhóm. Đừng quên cân nhắc những hoạt động và cam kết marketing từ năm ngoái chưa hoàn thành. Sau đó dồn lại, và thêm những điểm này vào một phần ngân sách marketing của năm.
-
Bước 4: Lựa chọn danh sách hoạt động
Sau khi liệt kê các hoạt động Marketing, bạn cần tiến hành rút ngắn danh sách, để lại những hạng mục phù hợp với mục tiêu Marketing ban đầu. Sau đó, bắt đầu bổ sung thêm chi tiết với ngân sách của mình bằng bất kỳ hệ thống nào mà bạn đang sử dụng và bổ sung ngân sách một cách chi tiết, cụ thể với thông tin đầy đủ các đầu việc về đối tượng mục tiêu, sản phẩm, khu vực,…
-
Bước 5: Đánh giá ngân sách Marketing
Bạn cần đánh giá thêm một lần nữa trước khi triển khai các hoạt động nêu trong ngân sách đó. Đảm bảo rằng các đề xuất ngân sách phù hợp với mục tiêu Marketing, ngoài ra doanh nghiệp hoàn toàn có thể dùng thêm phần mềm để hỗ trợ. Từ đó có thể cân nhắc nên giữ lại phần ngân sách hiệu quả nhất, hạn chế những rủi ro về những phần không cần thiết gây ảnh hưởng đến hoạt động Marketing.
-
Bước 6: Chỉnh sửa nội bộ
Ở bước này đội ngũ Marketing cần họp nội bộ để chiều chỉnh ngân sách lần cuối trước khi báo cáo lên cấp trên. Mục đích của công việc này đó là nhận được sự thống nhất giữa các thành viên trong đội ngũ Marketing. Để có được một bản kế hoạch ngân sách hiệu quả và phù hợp có thể mất khá nhiều thời gian để chỉnh sửa hợp lí.
-
Bước 7: Lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá ngân sách
Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người cuối cùng đánh giá ngân sách tạo lập của phòng ban Marketing. Ngân sách cần đảm bảo:
- Tuân thủ: Các đội Marketing đã lên kế hoạch theo cách mà họ nên làm chưa? và họ có hoàn thành đúng hạn hay không? Ngân sách của họ có liên kết với mục tiêu đầu tư hay không?
- Hiệu suất: Lãnh đạo sẽ dành thời gian để phân tích ý định sử dụng quỹ của mỗi đội. Họ sẽ đặc biệt chú ý đến liệu những đầu tư Marketing được đề ra này có hỗ trợ mục tiêu kinh doanh chung một cách thỏa đáng không?
Nếu ban lãnh đạo phê duyệt, kế hoạch về ngân sách marketing mới bắt đầu được thực hiện.
Có thể bạn quan tâm: 5 bước quản lý chi phí marketing hiệu quả
Một số lưu ý khi xây dựng ngân sách Marketing
- Không nghiên cứu trước khi bắt đầu chiến dịch: Bạn cần thực hiện nghiên cứu chi tiết để đảm bảo về mọi chi phí có thể xảy ra đều có sự chuẩn bị trước thay vì chỉ dừng lại ở mức “đoán” hay “ ước lượng”
- Nắm bắt xu hướng thị trường: Khi làm việc trong Marketing, nắm bắt xu hướng là vô cùng quan trọng. Bởi trong một năm, sẽ có rất nhiều yếu tố thay đổi. Chính vì vậy, để chiến dịch Marketing của bạn diễn ra thành công cũng như ngân sách của bạn không bị lãng phí, bạn nên đánh giá ngân sách mỗi quý hoặc sáu tháng một lần để có thể điều chỉnh những thay đổi cho hợp lý.
- Xây dựng ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn chứ không phải đối thủ cạnh tranh:
Trên thực tế, khác nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đối thủ cạnh tranh của họ. Việc xem những gì đối thủ đang làm có thể giúp bạn hiểu những điều bạn cần làm, tuy nhiên việc đưa ra những quyết định dựa trên những gì người khác đang làm sẽ dẫn đến những kết quả không như mong muốn.
Mỗi doanh nghiệp đều có các yếu tố khác nhau, tất cả mọi thứ, từ lợi thế về ngân sách đến thế mạnh của tổ chức cho đến các yếu tố khác như nhân lực, điều kiện… và tất cả các yếu tố đó sẽ quyết định quảng cáo, ngân sách và tiêu chuẩn hiệu suất nào là phù hợp đối với doanh nghiệp của bạn.
- Xác định những gì cắt giảm và những gì cần nên giữ: Bạn chỉ cần thực hiện các thay đổi nhanh chóng trong việc phân loại quảng cáo thay vì đi dò xét lại toàn bộ ngân sách của mình.
- Tập trung tất cả vào một nền tảng: Không nên tập trung ngân sách vào một nền tảng duy nhất. Điều này gây ra rủi ro rất lớn bởi vì, chiến dịch của họ có thể thất bại hoàn toàn nếu như nền tảng họ chọn hoạt động không tốt.
Vì vậy hãy chia ngân sách của bạn thành nhiều nền tảng, giúp cho doanh nghiệp mở rộng kết nối với các đối tượng mục tiêu cũng như tăng khả năng thành công hơn.
File ví dụ về ngân sách Marketing
Tham khảo một vài mẫu ngân sách Marketing tại đây:
Kết luận
Một ngân sách Marketing phù hợp sẽ là lộ trình cho bạn hướng đến tương lai. Điều này rất quan trọng trong trong việc đóng góp vào thành công của công ty.Để xác định ngân sách Marketing hiệu quả và chính xác, bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Đọc thêm:Chiến lược Marketing là gì? Tổng hợp chi tiết cho doanh nghiệp SMEs
Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Digital Marketing, liên hệ với chúng tôi tại CleverAds.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.