Mục tiêu Marketing Ngân hàng: Các phương pháp xác định
Mục tiêu marketing ngân hàng là gì? Cách xác định mục tiêu marketing ngân hàng? Cùng CleverAds tìm hiểu các khái niệm trên nhé!
1. Mục tiêu marketing ngân hàng là gì?
Marketing ngân hàng gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, quảng cáo và tiếp thị, để đảm bảo rằng ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thu hút được các khách hàng tiềm năng.
Marketing ngân hàng còn giúp ngân hàng tạo niềm tin và sự tin tưởng từ phía khách hàng, từ đó, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và giúp ngân hàng phát triển bền vững trong tương lai.
Đọc thêm: Marketing ngân hàng là gì? 7P marketing ngân hàng Việt Nam
Mục tiêu marketing ngân hàng gắn liền với số liệu thông minh và rõ ràng.
Phải cân nhắc đến những điều kiện và tình huống cụ thể như tình hình kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường, các xu hướng thị trường, và đánh giá khả năng để đạt được mục tiêu của ngân hàng.
2. Phân loại các mục tiêu marketing ngân hàng
2.1. Thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp
Một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy sẽ giúp ngân hàng trở nên nổi bật và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Để xây dựng hình ảnh này, ngân hàng cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của mình và đảm bảo rằng mọi hoạt động và chiến lược của họ đều phù hợp với ý tưởng này.
Ngoài ra cần quảng bá thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Đó có thể là các chiến dịch trực tuyến, offline, truyền hình, tạp chí,…
Điểm mấu chốt là tạo sự khác biệt, xây dựng hình ảnh ngân hàng, tạo sự tiên tiến hơn với các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Tạo vị thế cạnh tranh
Xây dựng những điểm lợi thế để thu hút khách hàng.
Ví dụ: Mục tiêu Marketing ngân hàng TPBank – Chiến dịch “ Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay” (Nguồn: Brandsvietnam)
TPBank triển khai nhằm truyền thông cho công nghệ Định danh khách hàng trực tuyến (eKYC).
Để chứng minh sự dễ dàng trong việc sử dụng ứng dụng của mình ở lĩnh vực ngân hàng trực tuyến, TPBank đã hợp tác cùng Google nhằm tìm ra xu hướng hành vi của nhóm người tiêu dùng trẻ và sẵn sàng về tài chính – khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đang nhắm đến.
Thông qua các dữ liệu thu thập được, TPBank đã quyết định chọn ca sĩ Sơn Tùng M-TP trở thành gương mặt đại diện, triển khai chiến lược truyền thông Blast đa kênh, tập trung vào sáng tạo video truyền thông với sự góp mặt của nam nghệ sĩ này.
40% người dùng ứng dụng mới có độ tuổi từ 18 đến 24.
Sau chiến dịch “Định danh 5 giây, có tài khoản dùng ngay”, lượng giao dịch qua ứng dụng của TPBank tăng trưởng gấp 1,5 lần, đưa TPBank trở thành ứng dụng tài chính đứng đầu trên Google Play và App Store xuyên suốt thời gian chiến dịch diễn ra.
2.3. Mục tiêu Marketing ngân hàng – Nhận định nhu cầu thị trường
Ngân hàng cần phải xác định được nhu cầu thị trường là gì, đối tượng khách hàng là ai. Ngoài ra cần phải xác định xu hướng của từng thời điểm thị trường để đưa ra những chiến lược hợp lý ở từng thời điểm
Ví dụ : Marketing đánh vào sĩ diện: Chiến thuật thu hút khách hàng bằng tâm lý hiệu quả của MB Bank
Hiểu được tâm lý Ai cũng thích được khen ngợi, thích được coi trọng và là VIP. MBBank làm thẻ VIP rất thú vị. Thẻ nhìn rất “xịn”, 4 số cuối đều là 8888 hoặc 9999 hay 6789, còn lại số thứ tự thật thì ở giữa. Khi đã VIP thì thấy được coi trọng và thích cái thẻ đó, thích quay lại đó mua sắm, sử dụng dịch vụ, thích được khoe với bạn bè trên mạng xã hội. Đây cũng chính là một chiến lược hay mà MBBank sử dụng rất thành công để thu hút khách hàng.
Đọc thêm: Những ví dụ Marketing ngân hàng nổi tiếng trên thế giới
2.4. Thu hút và tăng lượng khách hàng tiềm năng, chất lượng “Mục tiêu Marketing ngân hàng”
Khi đã xác định được khách hàng là ai, họ cần gì thì cần phải mở rộng các khách hàng tiềm năng, giữ chân các khách hàng cũ chất lượng và tạo cho khách hàng sự trung thành với ngân hàng của mình
3. Cách xác định mục tiêu marketing ngân hàng
Có nhiều cách để xác định được mục tiêu của ngân hàng. CleverAds đưa ra hai biểu đồ để xác định được chi tiết và chính xác những mục tiêu cần đạt được là : Khung mục tiêu Smart và Bản đồ thấu cảm người dùng.
3.1. Khung mục tiêu SMART (THE SMART Goals Framework)
Khung mục tiêu SMART (THE SMART Goals Framework) là một công cụ sử dụng để thiết lập mục tiêu rõ ràng, đo lường được, và xác định được những điểm cần cải thiện
Việc đặt mục tiêu theo khung mục tiêu SMART giúp cho người đặt ra mục tiêu có thể kiểm soát tiến độ, tối ưu hóa các nỗ lực, và đánh giá kết quả. Điều này giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu sớm hơn, tăng năng suất và đóng góp vào thành công của tổ chức.
3.2. Empathy Map Design Thingking Process (Bản đồ thấu cảm người dùng) “Mục tiêu Marketing ngân hàng”
Empathy Map là một công cụ thiết kế được sử dụng để thảo luận, hiểu và đưa ra những giả định về nhu cầu và hành vi của khách hàng. Việc sử dụng bản đồ thấu cảm của khách hàng giúp thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng, đồng thời giúp định hướng nghiên cứu và quản lý quá trình phát triển
Clever Group – Đối tác Digital Marketing đáng tin cậy của các ngân hàng
Có cơ hội trở thành đối tác của những ngân hàng lớn nhỏ như Vietcombank, BIDV, Techcombank, VPBank, TPBank, MBBank, VIB,…, tập đoàn Clever Group với các công ty con là CleverAds, REVU,… tự tin trong việc giúp các ngân hàng sử dụng Digital Marketing để thu hút người dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu,…