Mobile Marketing: 07 hình thức phổ biến nhất
Mobile Marketing là gì? Ngày nay, thiết bị di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để bắt kịp xu hướng, doanh nghiệp không thể bỏ qua các kênh truyền thông kết nối qua mạng xã hội.
Mobile Marketing chính là chiến lược mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng để gắn kết thương hiệu với khách hàng.
Mobile Marketing là gì?
Mobile Marketing là một hình thức tiếp thị sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng để tiếp cận khách hàng. Đây là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.
Thống kê của Investopedia cho thấy:
89% nhà tiếp thị báo cáo doanh số bán hàng tăng sau khi sử dụng Mobile Marketing trong các chiến dịch quảng cáo.
Các chiến lược Mobile Marketing bao gồm nhiều phương tiện truyền thông và chiến dịch quảng cáo. Chúng có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau để kết nối với khách hàng như: SMS, PSMS, MSS…
Cách thức hoạt động của Mobile Marketing
Cách thức hoạt động của mobile marketing không quá phức tạp. Đơn giản là hiển thị các quảng cáo của doanh nghiệp trên các ứng dụng di động. Dựa vào nguyên lý này, trên từng thiết bị và đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ xuất hiện các mẫu quảng cáo phù hợp với sở thích của họ.
Do đó, mobile marketing bao gồm nhiều loại quảng cáo khác nhau. Mỗi loại được thiết kế để chạy phù hợp với từng thiết bị, nhu cầu và đối tượng khách hàng.
Điểm khác biệt giữa Mobile Marketing và Traditional Marketing
Mobile Marketing và Traditional Marketing là hai phương pháp tiếp thị khác nhau. Nó tập trung vào các kênh truyền thông và phương tiện khác nhau để tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng. Dưới đây là một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này:
Điểm khác biệt | Mobile Marketing | Traditional Marketing |
Phương tiện truyền thông | Điện thoại di động, máy tính bảng (SMS, Email di động…) | Truyền hình, radio, báo chí, quảng cáo ngoại trời, tờ rơi… |
Tính tương tác | Cao hơn | Ít tương tác |
Đo lường hiệu suất | Đo lường chính xác và theo dõi qua công cụ. | Khó đo lường, thường dựa vào doanh số bán hàng hoặc khảo sát. |
Phạm vi | Tùy chỉnh theo đối tượng, địa điểm, hành vi khách hàng. | Đối tượng chung chung. |
Chi phí | Linh hoạt, điều chỉnh theo ngân sách và thời gian quảng cáo. | Cao hơn, đặc biệt là quảng cáo trên tivi, radio. |
Tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng Mobile Marketing, Traditional Marketing hoặc kết hợp cả hai để đạt được chiến lược tiếp thị toàn diện.
07 hình thức Mobile Marketing phổ biến nhất
1. SMS Marketing
SMS Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng tin nhắn văn bản (SMS) để tiếp cận khách hàng. Đây là một hình thức tiếp thị phổ biến và hiệu quả.
Theo báo cáo của Statista, có hơn 7,9 tỷ người trên thế giới sử dụng điện thoại di động năm 2023. Trong đó, có hơn 4,6 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh. Điều này cho thấy điện thoại di động là thiết bị phổ biến và tiếp cận được với nhiều người.
SMS Marketing mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Bao gồm: Tăng nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số, xây dựng lòng trung thành của khách hàng…
2. Mobile Marketing – PSMS
PSMS (Push Service Message) là một loại tin nhắn được gửi từ ứng dụng di động đến điện thoại của người dùng mà không cần họ phải mở ứng dụng đó. PSMS thường được sử dụng để gửi thông báo, cập nhật, hoặc nội dung khuyến mại cho người dùng.
Theo Statista:
Chi tiêu cho PSMS toàn cầu dự kiến sẽ đạt 31,4 tỷ USD vào năm 2023. Điều này cho thấy PSMS là một hình thức tiếp thị có tiềm năng phát triển rất lớn.
3. Mobile Marketing – MSS
MSS là viết tắt của “Multimedia Messaging Service”. Có thể được hiểu là “nhắn tin đa phương tiện”.
Đây là một dịch vụ truyền thông cho phép doanh nghiệp gửi và nhận tin nhắn đa phương tiện. Bao gồm hình ảnh, video, âm thanh và văn bản qua mạng di động.
MSS cung cấp trải nghiệm tương tác linh hoạt hơn so với tin nhắn văn bản thông thường. Doanh nghiệp có thể sử dụng chia sẻ thông điệp của mình một cách đa dạng và sáng tạo hơn.
4. Mobile Marketing – WAP
“Wireless Application Protocol”, nghĩa tiếng Việt là “Giao thức ứng dụng không dây”.
WAP là một bộ giao thức được thiết kế để hỗ trợ việc truy cập thông tin và dịch vụ trên internet thông qua thiết bị di động như điện thoại di động hoặc máy tính bảng.
Hình thức này cho phép doanh nghiệp: duyệt web, truy cập email, và sử dụng các ứng dụng khác thông qua kết nối không dây. Bằng ngôn ngữ đánh dấu WML (Wireless Markup Language), nó tạo ra website tối ưu hiển thị cho thiết bị di động và kết nối không dây.
5. Mobile App-based Marketing
Mobile Marketing ứng dụng trở nên phổ biến trong mở rộng chiến lược tiếp thị. Lượt tải ứng dụng càng nhiều, khả năng chạy quảng cáo càng cao. Độ nhận diện thương hiệu cũng từ đó tăng lên.
Khi doanh nghiệp hợp tác với công ty ứng dụng, phát triển phần mềm để hiển thị hình ảnh, clip quảng cáo thì khách hàng sẽ tiếp cận được với sản phẩm dễ dàng. Họ sẽ ghi nhớ tên thương hiệu lâu hơn sau mỗi lần truy cập vào ứng dụng.
6. QR Code
QR Code là một phương pháp hiệu quả giúp khách hàng tiếp cận thông tin và dịch vụ doanh nghiệp một cách chính xác. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ, mã QR Code được áp dụng rất phổ biến.
Mã QR có thể được sử dụng để chuyển hướng khách hàng trực tiếp đến trang web của doanh nghiệp hoặc để liên kết đến sản phẩm cụ thể cần quảng cáo. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đồng thời mang lại trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng.
7. Mobile Search Ads
Quảng cáo tìm kiếm di động là một hình thức quảng cáo trực tuyến xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm của Google trên thiết bị di động.
Quảng cáo này được nhắm mục tiêu dựa trên các truy vấn tìm kiếm của người dùng. Vì vậy, chúng mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận những người đang quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ về Mobile Marketing
1. Starbucks
Starbucks app ra mắt vào năm 2011 với những tính năng cơ bản như: thông báo cửa hàng gần nhất, hiển thị thực đơn và thanh toán. Người dùng chỉ cần đến cửa hàng để lấy đồ.
Trong những năm qua, app đã phát triển thêm nhiều tính năng. Bao gồm: cá nhân hóa, khảo sát/phản hồi, chương trình khách hàng thân thiết, phát nhạc tại cửa hàng,v.v.
Những tính năng này giúp Starbucks đạt được thành công vang dội, với 7 triệu lượt tải xuống và lợi nhuận tăng 22%. Starbucks cũng được coi là người tiên phong trong lĩnh vực giao đồ ăn qua app.
2. Domino’s
Trong Super Bowl 2023, Pizza Hut là nhà tài trợ chính thức, nhưng Domino’s đã tìm ra cách để cạnh tranh bằng cách tung ra chương trình Phần thưởng Piece of the Pie.
Chương trình cho phép khách hàng đăng ký và tích luỹ điểm thưởng khi sử dụng sản phẩm. Khi tích lũy được 60 điểm, người tham gia sẽ nhận được một bánh pizza miễn phí từ Domino’s.
Đây là một chương trình đơn giản và dễ tham gia, chỉ yêu cầu người dùng quét bánh pizza bằng ứng dụng di động của Domino’s. Điều này đã dẫn đến một lượng lớn nội dung được tạo ra, giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Mobile Marketing – Lời kết
Trên đây, CleverAds đã bật mí cho doanh nghiệp 7 hình thức Mobile Marketing phổ biến nhất.
Mobile Marketing là cách thức hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trên thiết bị di động. Nắm được những thông tin trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu tiếp thị khi ứng dụng mobile marketing.
Doanh nghiệp quan tâm các giải pháp Digital Marketing, vui lòng liên hệ tới CleverAds tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất.