Meme Marketing: Nghệ thuật lan tỏa thông điệp bằng tiếng cười
Meme Marketing đã trở thành một trong những xu hướng nổi bật khi các công ty đang tìm kiếm những cách tiếp cận sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng. Meme không chỉ dừng lại ở những hình ảnh giải trí mà còn có thể trở thành công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp một cách sáng tạo.
Vậy “nghệ thuật” lan tỏa thông điệp qua meme là gì, và vì sao nó lại được yêu thích đến vậy? Hãy cùng CleverAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Meme Marketing là gì?
Meme Marketing là chiến lược sử dụng các meme (hình ảnh, video, hoặc nội dung ngắn hài hước) để tiếp thị thương hiệu hoặc sản phẩm.
Bằng cách khai thác yếu tố hài hước và xu hướng hiện tại, công ty có thể kết nối với khán giả theo cách tự nhiên và thu hút sự chú ý một cách nhanh chóng. Meme Marketing thường có sức lan tỏa mạnh mẽ bởi nội dung hài hước, dễ tiếp cận và phù hợp với thói quen sử dụng mạng xã hội của đa số người dùng hiện nay.
Đọc thêm: Social Media: Những xu hướng nổi bật & đáng chú ý
1.1. Nguồn gốc thuật ngữ “meme”
Thuật ngữ “meme” xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách The Selfish Gên của nhà sinh vật học Richard Dawkins vào năm 1976.
Dawkins dùng “meme” để mô tả cách các ý tưởng, hành vi hoặc phong cách nhanh chóng lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa.
Các nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền học của ông cho thấy sự sống tồn tại nhờ vào quá trình tái bản và sao chép, từ các phân tử DNA đến những đoạn gen di truyền. Quá trình tái bản này không chỉ diễn ra trong sinh học mà còn được thể hiện trong văn hóa và xã hội, khi trí tưởng tượng được phát triển từ bộ não và truyền từ người này sang người khác.
Mặc dù nhiều ý tưởng có thể bị lãng quên theo thời gian,
Những ý tưởng thành công lại trở thành những chân lý và được cộng đồng chấp nhận rộng rãi. Chính vì vậy, ông đã gọi những yếu tố này là “meme”, một từ viết tắt của “mimeme” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cái được tái bản”.
Sau này, khi Internet bùng nổ vào những năm 2000,
Thuật ngữ “meme” bắt đầu được dùng để chỉ những hình ảnh hài hước được sáng tạo và chia sẻ lặp đi lặp lại. Trong một buổi diễn thuyết cùng với Saatchi & Saatchi agency, Dawkins giải thích rằng “Internet meme” (meme mà chúng ta sử dụng phổ biến ngày nay) thực ra không khác mấy so với định nghĩa ban đầu của ông.
Điểm khác biệt chính là thay vì sự biến đổi ngẫu nhiên và lan truyền chọn lọc thông qua bộ não, “Internet meme” hiện nay được thay đổi và sáng tạo chủ động bởi con người.
1.2. Tại sao Meme Marketing có sức hút?
Theo thống kê từ Statista:
Giới trẻ trung bình dành khoảng 200 phút mỗi ngày để lướt mạng xã hội. Đây là một khoảng thời gian lớn để các thương hiệu có thể tạo ra nội dung và tương tác trực tiếp với đối tượng khách hàng, đặc biệt là thế hệ Millennial và Gen Z.
Tuy nhiên, ít ai mong muốn những nội dung có quảng cáo xuất hiện và làm gián đoạn thời gian quý báu của họ. Chính vì vậy, khi áp dụng meme marketing, “bức tường” giữa thương hiệu và người tiêu dùng được phá vỡ nhờ vào sự sáng tạo và tính hài hước trong thông điệp.
Nghiên cứu từ Martech cũng chỉ ra rằng:
Hài hước là yếu tố được các thế hệ X, Y và Z đặc biệt ưa chuộng khi tiếp nhận quảng cáo. So với các nội dung quảng cáo đơn thuần, tiếp thị meme có sức hấp dẫn vượt trội, đặc biệt là với thế hệ Gen Z.
2. Lợi ích của việc sử dụng Meme Marketing
2.1. Meme Marketing tiết kiệm chi phí
Meme Marketing rất dễ tạo và không nhất thiết phải giữ nguyên bản gốc. Các nhà tiếp thị kỹ thuật số có thể tiết kiệm thời gian đáng kể và thu hút khách hàng hoặc người theo dõi tương tác với những nội dung sẵn có.
Những meme thịnh hành thường giống như các bộ phim truyền hình dài tập hoặc điện ảnh, mang lại khả năng lan truyền mạnh mẽ. Khi sử dụng Meme Marketing, doanh nghiệp không cần quá lo lắng về độ phân giải hay thiết kế, giúp tối ưu chi phí trong quá trình quảng bá.
Tìm hiểu thêm: Chi phí Marketing: Chi tiết quy trình tối ưu cho doanh nghiệp
2.2. Tăng mức độ tương tác
Meme Marketing thường dễ dàng thu hút sự chú ý và tăng mức độ tương tác từ người xem nhờ yếu tố hài hước và sự tương thích với văn hóa trực tuyến.
Theo thống kê từ Sprout Social:
Các bài đăng có nội dung hài hước có thể tăng mức độ tương tác lên tới 20-40% so với bài đăng thông thường. Đây là cách tiếp cận đơn giản mà hiệu quả để giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng Like, Share và Comment.
2.3. Tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu
Một trong những thành công lớn nhất của tiếp thị trực tuyến là khả năng tạo ra hiện tượng lan truyền.
Tuy nhiên, để đạt được điều này với một loạt bài đăng quảng cáo trên mạng xã hội là điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy, Meme Marketing mang lại cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp để biến giấc mơ này thành hiện thực.
Ví dụ điển hình: Chiến dịch “Người đàn ông thú vị nhất thế giới” – Dos Equis
Quảng cáo này, với hình ảnh một quý ông trưởng thành có râu cùng những câu nói đặc biệt, đã nhanh chóng được cộng đồng mạng đón nhận và trở thành một trong những meme nổi tiếng nhất.
Hình ảnh này không chỉ lan truyền mạnh mẽ mà còn trở thành biểu tượng mà người xem dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu bia Dos Equis.
2.4. Phạm vi tiếp cận cao
Một trong những lợi thế lớn của việc sử dụng meme trong marketing là khả năng mở rộng phạm vi tiếp cận mà doanh nghiệp có thể đạt được. Meme dễ dàng tiếp cận được đa dạng đối tượng và, khi kết hợp với các #hashtag phù hợp, chúng có thể lan tỏa rộng rãi đến đông đảo người dùng.
Điều quan trọng nhất là, nội dung meme thường dễ được chia sẻ hơn so với các quảng cáo truyền thống vì nó mang tính chất giải trí phù hợp với đa số mọi người, giúp tăng cường sự hiện diện và nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả.
3. Các thương hiệu thành công khi áp dụng Meme Marketing
3.1. Netflix: Biến các trích đoạn phim thành meme thu hút
Đây là một ví dụ điển hình của sự thành công với Meme Marketing.
Là một nền tảng phát trực tuyến với lượng phim và chương trình đồ sộ, Netflix hiểu rằng khán giả của họ yêu thích các meme liên quan đến những khoảnh khắc đáng nhớ từ phim ảnh.
Netflix tận dụng sức mạnh của meme
Bằng cách cắt ra những khoảnh khắc hài hước, xúc động hoặc “có tính viral” từ các bộ phim và series của họ, sau đó biến chúng thành meme với nội dung liên quan đến các sự kiện xã hội hoặc văn hóa hiện tại.
3.2. Burger King: Dùng meme để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ
Burger King đã sử dụng Meme Marketing để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng một cách hài hước và thân thiện, đồng thời có thể “đá xoáy” đối thủ cạnh tranh McDonald’s mà không cần đến các chiến dịch quảng cáo tốn kém.
Thương hiệu thường dùng những meme hài hước để nhấn mạnh sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của mình, đôi khi là những hình ảnh và thông điệp “đối đầu” trực tiếp với McDonald’s để gây chú ý.
4. Bài học từ các case study Meme Marketing thành công
Từ những thương hiệu hàng đầu như Netflix và Burger King, các công ty có thể rút ra nhiều bài học hữu ích áp dụng Meme Marketing.
Dưới đây là những chiến lược đã được chứng minh là thành công và có thể áp dụng để tạo ra hiệu quả lan tỏa mạnh mẽ.
4.1. Sử dụng các meme sẵn có
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả là sử dụng các meme đã có sẵn và điều chỉnh nội dung để truyền tải thông điệp riêng.
Các meme nổi tiếng thường đã được người xem quen thuộc, tạo sự gần gũi và dễ hiểu ngay lập tức, giúp công ty nhanh chóng truyền đạt thông điệp mà không cần giải thích thêm.
Ví dụ:
Netflix thường sử dụng các meme quen thuộc từ các bộ phim nổi tiếng của mình, kết hợp với các sự kiện hoặc chủ đề nóng trên mạng xã hội để tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và người xem.
Trong các mùa lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt, họ đăng tải meme liên quan đến các nhân vật trong series như: Stranger Things, The Witcher, hay Squid Game để tăng tính thời sự và thu hút người hâm mộ.
Việc sử dụng meme này không chỉ giúp Netflix tăng cường nhận diện mà còn duy trì sự tương tác liên tục với người xem
4.2. Tạo meme dành riêng cho thương hiệu
Gucci, một trong những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu, đã thành công trong việc áp dụng chiến lược meme marketing để tạo ra những cơn sốt trong ngành thời trang.
Vào năm 2017, hãng bắt đầu chiến dịch quảng bá cho mẫu đồng hồ mới của mình bằng cách sử dụng những hình ảnh meme lấy cảm hứng từ những tình huống đời thường.
Trong chiến dịch này, Gucci hợp tác với các nghệ sĩ và nhà thiết kế nổi tiếng trên Internet để tạo ra một loạt meme theo chủ đề “Feel That When”.
Những hình ảnh meme vừa hài hước vừa sang trọng nhanh chóng lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.
Chiến dịch này đã đạt được hơn 120 triệu lượt tiếp cận tính đến cuối năm 2017, và trở thành một trong những ví dụ điển hình về hiệu quả của meme marketing.
4.3. Bắt kịp xu hướng
Thời điểm chính là yếu tố then chốt trong các chiến dịch tiếp thị lan tỏa, đặc biệt là trong meme marketing.
Với tốc độ thay đổi nhanh chóng trên mạng xã hội, các thương hiệu cần thường xuyên theo dõi và cập nhật các xu hướng mới, đồng thời kết hợp chúng với cá tính thương hiệu và yếu tố hài hước để tạo ra những meme có khả năng lan truyền mạnh mẽ.
Ví dụ:
Một trong những thương hiệu nổi bật trong việc tận dụng meme marketing đúng thời điểm là Durex. Hãng luôn biết cách nắm bắt các sự kiện lớn trong năm để tạo ra các chiến dịch quảng cáo vừa tinh nghịch vừa hài hước.
Chẳng hạn, khi bộ phim Marvel “Avengers:
Endgame” (2019) gây bão, Durex Vietnam đã nhanh chóng tham gia vào xu hướng với một bài đăng hài hước: “Mãi ngẩng đầu vì cuộc đấu không hồi kết”, kết hợp hình ảnh các siêu anh hùng được ẩn sau những chiếc “áo mưa”.
Mặc dù việc tạo meme dựa trên các xu hướng thịnh hành có thể mang lại hiệu quả cao, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Câu nói “Vui thôi đừng vui quá” phản ánh chính xác mối nguy khi sử dụng hài hước trong tiếp thị.
Hài hước là yếu tố quan trọng giúp thông điệp thương hiệu dễ dàng tiếp cận với khách hàng, nhưng các nhãn hàng cần phải xác định đúng thời điểm và tình huống để tránh những phản ứng tiêu cực, có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.
Đọc thêm: Xu hướng thị trường mới nhất hiện nay
4.3. Tăng độ phủ sóng qua các cuộc thi
Các cuộc thi meme luôn mang lại cơ hội tiếp cận rộng rãi cho thương hiệu. Chỉ cần cung cấp những phần quà hấp dẫn, các nhãn hàng có thể tận dụng sự sáng tạo của hàng nghìn người tham gia và thu được “earned media” từ việc người dùng chia sẻ và lan tỏa các meme trên mạng.
Đây là cách hiệu quả để tạo ra sự tương tác mạnh mẽ và tăng cường sự hiện diện của thương hiệu mà không phải chi quá nhiều cho quảng cáo.
5. Meme Marketing – Lời kết
Mặc dù Meme Marketing là một công cụ rất hiệu quả, nhưng nó cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Nếu sử dụng meme không đúng cách hoặc không phù hợp với đối tượng mục tiêu, thương hiệu có thể đối mặt với phản ứng tiêu cực từ người xem, từ đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín mà thương hiệu đã xây dựng. Việc nắm bắt đúng thời điểm và tinh tế trong việc chọn lọc nội dung meme là điều cần thiết để tránh những tác động tiêu cực này.
Hãy để CleverAds giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh của Meme Marketing để tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Liên hệ với CleverAds ngay hôm nay để được tư vấn về các giải pháp Digital Marketing & Performance cho thương hiệu!