Marketing ngân hàng là gì? 7P marketing ngân hàng Việt Nam
Marketing ngân hàng là gì? Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng tại Việt Nam? Các ngân hàng marketing như thế nào để tăng trưởng đột phá? Cùng CleverAds tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Marketing ngân hàng là gì?
Marketing ngân hàng là tiến trình chủ động nỗ lực để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đây là tổng hợp phương pháp quản trị và phục vụ khách hàng, đáp ứng môi trường kinh doanh. Chiến lược Marketing ngân hàng rất quan trọng với ngân hàng. Thường mang đặc trưng của mô hình Marketing dịch vụ.
2. Nội dung cơ bản của Marketing ngân hàng
2.1. Vai trò của Marketing ngân hàng:
- Tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng:
- Gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị trường
- Góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng
2.2. Tính chất của Marketing ngân hàng
- Tính vô hình: khó nhận biết, đánh giá chất lượng trước khi sử dụng
- Không tách rời: phải có mặt để hưởng thụ dịch vụ, ảnh hưởng bởi quá trình, thái độ và môi trường cung cấp.
- Không đồng nhất: không cung cấp hàng loạt
- Không lưu trữ được
3. Chiến lược 7P Marketing ngân hàng tại Việt Nam
Đọc thêm:
- 7P trong marketing – chiến lược hiệu quả nhất cho ngành dịch vụ
- Marketing mix là gì? So sánh sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P
- Marketing strategy là gì? 3 bài học cho chiến lược marketing thành công
3.1. Product
Sản phẩm xác định cốt lõi quy trình cung ứng của doanh nghiệp.
Kotler và Armstrong (2013) định nghĩa: sản phẩm là thứ hữu hình hoặc vô hình được cung cấp để thị trường chú ý và tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu mong muốn. Với ngân hàng, sản phẩm gồm: tài khoản vãng lai, tài khoản tiết kiệm, tư vấn đầu tư, cho vay và đại lý.
Tìm hiểu thêm:
- 5 cách marketing nhà hàng hiệu quả với chi phí chỉ từ 0đ
- Bí quyết thực hiện Marketing Bất động sản hiệu quả
- Marketing Nội Thất và Tất tần tật những điều bạn cần biết
3.2. Price – Giá cả
Trong 7P, chiến lược giá là trực tiếp vì mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng. Người làm marketing ngân hàng phải có nhiệm vụ lựa chọn một chiến lược giá để có thể cân bằng cả lợi ích ngân hàng và khách hàng. Giá của ngân hàng được cố định dưới dạng:
- Lãi suất
- Phí dịch vụ
- Các khoản phí khác
3.3. Place
Kotler (1976): phân phối gồm các quyết định về kênh phân phối, phạm vi phân phối, vị trí.
Việc phân phối của ngân hàng có thể chia thành: ngân hàng số, ứng dụng điện tử, nhân viên giao dịch, ATM. Các yếu tố phân phối ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Tại Việt Nam, ngân hàng đang tập trung phát triển ngân hàng số. Có thể kể đến: Cake, Timo, MyVIB,v.v. Tuy nhiên, kênh phân phối cần nhiều hoạt động truyền thông để quảng bá rộng rãi hơn.
3.4. Promotion
Truyền thông là gửi một thông điệp thuyết phục về một sản phẩm/dịch vụ cụ thể đến khách hàng.
Chiến lược truyền thông của ngân hàng bao gồm hệ thống các hoạt động thông tin, truyền tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng như quảng cáo, giao dịch cá nhân, xúc tiến bán, marketing trực tiếp, quan hệ công chúng,v.v.
Hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng đang chuyển dần sang ngân hàng số. Vì vậy, việc thu hút người dùng rất quan trọng. Ngân hàng có thể thực hiện hoạt động quảng cáo thuyết phục người dùng tải ứng dụng, đăng ký dịch vụ.
Đọc thêm: Cách xây dựng kế hoạch truyền thông marketing thu hút khách hàng
3.5. People
Con người, đề cập đến những người tham gia vào việc cung cấp dịch vụ. Trình độ đào tạo, hành vi giữa các cá nhân, sự quyết tâm trong việc cung cấp dịch vụ và ngoại hình của họ có ý nghĩa quyết định rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng. Tất cả nhân sự trong tổ chức, đặc biệt là những người có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng..
3.6. Processes
Quy trình hiển thị thủ tục của các dịch vụ. Các hệ thống và quy trình được xem như phương tiện để mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Tùy vào từng vùng địa lý, đặc điểm của khách hàng mục tiêu, các yếu tố quy trình để thỏa mãn khách hàng lại xếp loại khác nhau. Ở Tây Ban Nha, yếu tố quan trọng nhất trong dịch vụ e-banking là độ dễ sử dụng của website, ở nơi khác, chất lượng dịch vụ là yếu tố hàng đầu để thỏa mãn khách hàng.
Tại Việt Nam, ngân hàng offline vẫn chiếm đa số và đang chuyển dần sang ngân hàng điện tử, vậy nên yếu tố chất lượng dịch vụ tại ngân hàng và sự dễ sử dụng của ứng dụng cần được chú trọng.
3.7. Physical Evidence
Hiển thị dạng vật lý là sự tồn tại hữu hình của sản phẩm dịch vụ. Có thể là môi trường hoạt động kinh doanh: khu vực đỗ xe, màu sắc, hệ thống điều hòa,v.v. Một số ngân hàng đã sử dụng chúng như yếu tố thu hút khách hàng trẻ: số tài khoản ngắn, lựa chọn số tài khoản như ý, thẻ màu sắc (BIDV),v.v.
4. Case study Marketing ngân hàng Việt Nam
4.1. VPBank – Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp
Thành công chuyển đổi số và liên tục mở rộng quy mô khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp đã giúp VPBank đạt lợi nhuận quý I/2022 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ hướng tới khách hàng cá nhân với ngân hàng số, VPBank còn định vị là “đòn bẩy tài chính”.
Đọc thêm: Những ví dụ Marketing ngân hàng nổi tiếng trên thế giới
VPBank đã hợp tác với Clever Group trong chương trình: “Số hóa quy trình – Quản trị linh hoạt” hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số. Từ sự hợp tác này, các bên đã đưa ra hàng loạt xúc tiến bán qua giá trị, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp đăng ký chương trình. Chương trình thu hút nhiều doanh nghiệp tạo giá trị trong tối ưu hóa vận hành,
4.2. Clever Group – Đối tác Digital Marketing ngân hàng đáng tin cậy
Có cơ hội trở thành đối tác của doanh nghiệp như: Vietcombank, BIDV, Techcombank, VPBank, TPBank, MBBank, VIB,v.v. Tập đoàn Clever Group với các công ty con CleverAds, REVU, AGlobal tự tin hỗ trợ doanh nghiệp ngân hàng thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu.